Hỏi – Đáp: Tráp cưới gồm những gì và có ý nghĩa ra sao?

Tráp cưới bao gồm tráp dạm ngõ, tráp ăn hỏi và tráp xin dâu luôn được các gia đình chuẩn bị một cách tươm tất và cẩn thận cho từng lễ nghi cưới hỏi truyền thống ở nước ta. Đây là điều hoàn toàn dễ hiểu, bởi cưới xin là chuyện quan trọng của một đời người và liên quan đến cả gia đình hai bên. Theo đó việc chuẩn bị tráp cưới có đúng không, đầy đủ không cũng thể hiện cho sự coi trọng của nhà trai đối với nhà gái. Tuy nhiên, tráp cưới gồm những gì và có ý nghĩa ra sao vẫn là điều khiến nhiều người đau đầu. Nếu trong gia đình không có ngươi cao tuổi, nhiều kinh nghiệm chắc chắn các cặp đôi sẽ gặp rất nhiều khó khắn để chuẩn bị cho từng tráp cưới của mình.

Ý nghĩa của tráp cưới trong phong tục truyền thống Việt Nam

Tráp cưới trong phong tục truyền thống Việt Nam luôn có một ý nghĩa rất lớn cũng như vai trò đặc biệt quan trọng. Chúng là một phần không thể thiếu trong phong tục cưới hỏi ở nước ta và thông qua đó mọi người xung quanh cũng sẽ đánh giá về độ coi trọng, sự chuẩn bị của nhà trai. Ý nghĩa của tráp cưới theo đó được thể hiện theo từng loại tráp như sau.

 
Ý nghĩa của tráp cưới trong phong tục truyền thống Việt Nam

+ Ý nghĩa của tráp dạm ngõ: Lễ dạm ngõ hay còn gọi là lễ chạm ngõ (tùy theo địa phương) sẽ là nghi lễ diễn ra đầu tiên. Đây là nghi lễ đặc biệt quan trọng và không thể bỏ qua trong đám cưới truyền thống. Trong nghi lễ này sẽ có tráp dạm ngõ được nhà trai chuẩn bị để mang sang nhà gái thưa chuyện và xin phép gia đình nhà gái, để chú rể có thể chính thức qua lại với cô dâu. Vì thế mà tráp dạm ngõ có ý nghĩa như một thông báo, lời chào hỏi chính thức giữa hai gia đình.

+ Ý nghĩa của tráp ăn hỏi: Trong tất cả các nghi lễ thì ăn hỏi cần phải chuẩn bị số lượng tráp cưới là nhiều nhất. Lễ ăn hỏi được ví như một lời thông báo chính thức của 2 bên gia đình về việc hứa gả con cái. Như vậy nên ý nghĩa của tráp ăn hỏi rất quan trọng và đồng thời còn là lời chúc phúc đến đôi uyên ương. Mong họ luôn có cuộc sống giàu sang sung túc, con cháu đề huề.

+ Ý nghĩa của tráp xin dâu: Trước đó, trong lễ ăn hỏi nhà trai đã thông báo ngày tháng, tháng tốt, giờ đẹp để sang xin dâu mà 2 bên gia đình đã lựa chọn và thống nhất trước đó. Khi ngày lành, tháng tốt đến nhà trai sẽ mang tráp xin dâu sang nhà gái để đón cô dâu chính thức về nhà mình. Thời xưa, ý nghĩa của tráp xin dâu là việc nhà trai đóng góp vật chất cho nhà gái nhằm giảm bớt chi phí hôn sự. Nhưng ngày nay lại mang ý nghĩa là thể hiện lòng biết ơn của gia đình chú rể với công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ cô dâu và thể hiện sự tôn trọng, sự yêu thương của nhà trai.

Tráp cưới gồm những gì?

Tráp cưới gồm những gì? là điều khiến rất nhiều cặp đôi băn khoăn khi chuẩn bị lễ cưới của mình. Bởi lúc này khi chưa có kinh nghiệm và cũng chưa tìm hiểu kỹ lưỡng thì những lễ nghi về mặt truyền thống này rất ít bạn trẻ có thể am hiểu một cách đầy đủ. Như phần tìm hiểu ở trên để có thể trả lời chính xác cho tráp lễ cưới gồm những gì của bạn thì cần phải phân tách theo từng loại tráp như sau:

Đối với tráp dạm ngõ

Đối với tráp dạm ngõ

Tráp dẫn cưới gồm những gì? hay tráp dạm ngõ gồm những gì? sẽ là điều đầu tiên cần phải tìm hiểu cũng như chuẩn bị. Về cơ bản thì lễ vật cần chuẩn bị cho tráp dạm ngõ không quá nhiều và cũng không đòi hỏi quá cầu kỳ. Tuy nhiên dù ở vùng miền nào thì vẫn sẽ có hai lễ vật chính không thể thiếu trong tráp dạm ngõ là trầu và cau, bởi “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Ngoài ra còn có thêm chè, thuốc lá và rượu cần chuẩn bị cho tráp dạm ngõ.

Đối với tráp ăn hỏi

Đối với tráp ăn hỏi

Tráp ăn hỏi bao gồm những gì? tráp xin cưới gồm những gì? với việc phải chuẩn bị nhiều tráp hơn với số lượng lớn hơn thì chắc chắn đây sẽ là khâu khiến nhà trai phải vất vả hơn đôi chút. Tuy nhiên, tráp ăn hỏi vì không quy định số lượng tráp nhất định nên với câu hỏi này sẽ có sự thay đổi nhất định theo. Điển hình như lễ ăn hỏi 7 tráp gồm những gì? Lễ ăn hỏi 9 tráp gồm những gì? Lễ ăn hỏi 11 tráp gồm những gì? Đối với những gia đình có điều kiện kinh tế hoặc theo yêu cầu của nhà gái thì số lượng tráp sẽ nhiều nhưng phải là số lẻ. Còn với những nhà có kinh tế eo hẹp thì đôi khi sẽ chỉ là 5 tráp vì giá lễ ăn hỏi 5 tráp thường không quá đắt đỏ.

+ Lễ ăn hỏi 5 tráp thường có: mâm trầu cau, mâm chè, mâm hạt sen, mâm rượu và thuốc lá, mâm bánh cốm.

+ Lễ ăn hỏi 7 tráp thường có: mâm trầu cau, mâm chè, mâm bánh cốm, mâm rượu và thuốc lá, mâm hạt sen, mâm bánh phu thê, mâm bánh đậu xanh.

+ Lễ ăn hỏi 9 tráp thường có: mâm trầu cau, mâm chè, mâm bánh cốm, mâm rượu và thuốc lá, mâm hạt sen, mâm bánh phu thê, mâm bánh đậu xanh, lẵng hoa quả kết rồng phụng, mâm lợn sữa quay.

+ Lễ ăn hỏi 11 tráp: không có nhiều gia đình lựa chọn, nếu có thì ngoài 9 tráp như trên sẽ có thêm những vật lễ khác, chẳng hạn như: tháp bia lon, mâm bánh nướng bánh dẻo, mâm xôi gấc trang trí đậu xanh,…

Đối với tráp xin dâu

Đối với tráp xin dâu

Cuối cùng là tráp xin dâu gồm những gì, đây là nghi lễ quan trọng bậc nhất khi nhà trai sang nhà gái để chính thức đón cô dâu về trở thành con dâu trong gia đình mình. Tráp xin dâu là tráp lễ vật nhỏ nhưng lại rất quan trọng và nhất định phải có những lễ vật chính: 9 quả cau, 9 lá trầu được têm cánh phượng cùng 9 tờ tiền cùng mệnh giá. Ngoài ra, để đầy đặt thì một số gia đình có sử dụng thêm chè và thuốc lá.

Sự khác nhau trong tráp cưới giữa ba miền

+ Tráp cưới ở miền Bắc: Trong tất cả ba miền thì phong tục cưới hỏi miền Bắc có sự trang nghiêm nhất. Đặc biệt về tráp cưới sẽ luôn đòi hỏi tráp cưới phải là số lẻ, tiền xin dâu để trong tráp phải là con số may mắn hay các lễ phẩm dạm ngõ, ăn hỏi, xin dâu trong tráp phải là số chẵn, số có ý nghĩa tốt.

+ Tráp cưới ở miền Trung: Phong tục cưới hỏi miền Trung thường diễn ra giản đơn, không phô trương nhưng ở mỗi phần cụ thể khá cầu kỳ với quan niệm “trọng lễ nghi khi (khinh) tài vật”. Tráp cưới không nhất thiết phải là “mâm cao cỗ đầy” nhưng cách hành xử lại tuyệt nhiên phải đầu đuôi, quy cách.

+ Tráp cưới ở miền Nam: So với miền Bắc hay miền Trung thì tráp cưới của miền Nam luôn đặc biệt nhất. Bởi số đông sẽ gộp lễ dạm ngõ và lễ ăn hỏi lại là một, như vậy sẽ không có tráp dạm ngõ như trên nữa. Ngoài ra, trong lễ phẩm mang trong tráp xin dâu bao giờ cũng sẽ có 2 ngọn nến để tiến hành nghi lễ lên đèn vừa là để xin phép vừa là cầu mong về một hôn nhân viên mãn và dài lâu.

Mong rằng, thông qua bài viết này các bạn sẽ có được phải giải đáp thỏa đáng nhất cho câu hỏi tráp cưới gồm những gì của mình ngay lúc này. Cưới hỏi vốn là chuyện hệ trọng, vì vậy hãy chuẩn bị một cách kỹ lưỡng trước khi tiến hành mọi nghi lễ. Hãy nhờ đến sự tư vấn của người lớn trong gia đình hoặc những người có kinh nghiệm về chuyện cưới hỏi để có một sự chuẩn bị tốt nhất nhé.

Tham khảo thêm : 

Phong tục cưới hỏi của người miền Bắc gồm những gì?

Không phải ngẫu nhiên khi đặt ra câu hỏi mọi người luôn hỏi rõ tráp cưới miền Nam gồm những gì hay tương tự với miền Bắc và miền Trung cũng vậy. Ngoài những lễ vật giống nhau nhất định như trầu, cau, thuốc, chè, rượu ra thì tùy theo quan niệm và văn hóa từng miền trong tráp cưới sẽ có sự khác nhau nhất định.Trong tất cả ba miền thì phong tục cưới hỏi miền Bắc có sự trang nghiêm nhất. Đặc biệt về tráp cưới sẽ luôn đòi hỏi tráp cưới phải là số lẻ, tiền xin dâu để trong tráp phải là con số may mắn hay các lễ phẩm dạm ngõ, ăn hỏi, xin dâu trong tráp phải là số chẵn, số có ý nghĩa tốt.Phong tục cưới hỏi miền Trung thường diễn ra giản đơn, không phô trương nhưng ở mỗi phần cụ thể khá cầu kỳ với quan niệm “trọng lễ nghi khi (khinh) tài vật”. Tráp cưới không nhất thiết phải là “mâm cao cỗ đầy” nhưng cách hành xử lại tuyệt nhiên phải đầu đuôi, quy cách.So với miền Bắc hay miền Trung thì tráp cưới của miền Nam luôn đặc biệt nhất. Bởi số đông sẽ gộp lễ dạm ngõ và lễ ăn hỏi lại là một, như vậy sẽ không có tráp dạm ngõ như trên nữa. Ngoài ra, trong lễ phẩm mang trong tráp xin dâu bao giờ cũng sẽ có 2 ngọn nến để tiến hành nghi lễ lên đèn vừa là để xin phép vừa là cầu mong về một hôn nhân viên mãn và dài lâu.Mong rằng, thông qua bài viết này các bạn sẽ có được phải giải đáp thỏa đáng nhất cho câu hỏi tráp cưới gồm những gì của mình ngay lúc này. Cưới hỏi vốn là chuyện hệ trọng, vì vậy hãy chuẩn bị một cách kỹ lưỡng trước khi tiến hành mọi nghi lễ. Hãy nhờ đến sự tư vấn của người lớn trong gia đình hoặc những người có kinh nghiệm về chuyện cưới hỏi để có một sự chuẩn bị tốt nhất nhé.