Học tập và làm theo lời Bác, lòng ta càng sáng trong! | VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Tư tưởng và đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hoá của nhân loại, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta; là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam học tập và noi theo.

 “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được lãnh đạo Viện và Đảng ủy Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang luôn luôn quan tâm và thực sự chú trọng; nhằm làm cho mỗi người chúng ta nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tạo sự chuyển biển mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng, xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ và văn minh.

Thực hiện lời Bác Hồ dạy, 55 năm qua các thế hệ cán bộ, Kiểm sát viên ngành Kiểm sát đã không ngừng học tập, nâng cao trình độ, rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, thử thách, hoàn thành trọng trách mà Ðảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Nhiều tập thể và cá nhân được nêu gương điển hình tiên tiến, vinh dự được Ðảng và Nhà nước tặng thưởng Bằng khen và Huân chương cao quý. Nhiều cán bộ, Kiểm sát viên đã trở thành tấm gương sáng cho các thế hệ mai sau học tập, cả về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.

Thực hiện công cuộc cải cách tư pháp do Ðảng ta khởi xướng và lãnh đạo; hơn lúc nào hết, mỗi cán bộ, Kiểm sát viên phải quyết tâm phấn đấu, rèn luyện thực hiện theo lời Bác dạy: ” Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn” là cán bộ, Kiểm sát viên ngành Kiểm sát, ai cũng thuộc lòng mười chữ vàng mà Bác Hồ đã dạy. Lời dạy đó còn là “kim chỉ nam”, là mục đích mà người cán bộ Kiểm sát phải tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu trong suốt cuộc đời. Làm được điều này chính là góp phần thực hiện mục tiêu quan trọng của cải cách tư pháp là “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa…”(Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020).

55năm qua, những tư tưởng sâu sắc về ngành Kiểm sát nhân dân và lời dạy quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là bài học quý giá để mỗi cán bộ, Kiểm sát viên quyết tâm xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, góp phần bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật.

Nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập ngành Kiểm sát nhân dân (26/7/1960- 26/7/2015), cũng là dịp bản thân tôi nói riêng và mỗi cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân nói chung ôn lại truyền thống vẻ vang của ngành Kiểm sát, để ra sức tu dưỡng rèn luyện phẩm chất, đạo đức, học tập và làm theo lời dạy của Bác Hồ đối với cán bộ tư pháp phải: “Phụng công thủ pháp, chí công, vô tư”, với cán bộ, Kiểm sát viên phải: “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”. Có như thế, ngành Kiểm sát nhân dân mới xây dựng được đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên: “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm”. Từ đó, tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ và trật tự nội vụ trong ngành Kiểm sát nhân dân để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ chính trị, nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Hiến pháp đã quy định: “Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”.

“Học tập và làm theo”chính là hành động của mỗi người khi thực hiện một công việ; dù đó là từ việc nhỏ cho đến việc lớn, là hoạt động thực tiễn tổ chức thực hiện, đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Đối với cán bộ, Kiểm sát viên đó là sự khẳng định trách nhiệm của mình trong từng công việc như trật tự nội vụ, xây dựng cơ quan văn hóa, tham gia tuyên truyền, tư vấn phấp luật, trong tiếp dân, trong kiểm sát chặt chẽ các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, trong kiểm sát thi hành án dân sự…. Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên “Nói ít, bắt đầu bằng hành động”; “tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước”. Cán bộ, đảng viên “cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh… phải thật thà nhúng tay vào việc”.

Xuất phát từ tính chất của công tác kiểm sát là công tác phát hiện vi phạm, tội phạm, đụng chạm đến sinh mệnh chính trị, tự do, danh dự và nhân phẩm của con người. Do vậy, đòi hỏi cán bộ Kiểm sát phải có cái tâm trong sáng, nhìn nhận, đánh giá sự việc một cách chính xác, công bằng, tôn trọng sự thật, phải tạo lập cho mình bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn đứng về lẽ phải và kiên quyết bảo vệ lẽ phải, như Bác đã từng nói “Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy lực không thể khuất phục”. Về tác phong và phương pháp làm việc, Bác yêu cầu cán bộ Kiểm sát phải khách quan, thận trọng, phải xuất phát từ thực tế, dựa trên những căn cứ khoa học để phân tích kỹ lưỡng, toàn diện sự việc trước khi đưa ra các quyết định, tránh sai sót.

 “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”để khẳng định vị thế của ngành Kiểm sát nhân dân; mỗi cán bộ, Kiểm sát viên cần nêu cao tinh thần trách nhiện, nỗ lực phấn đấu từng ngày, trong từng việc làm, trong mỗi lời nói và hành vi ứng xử khi giải quyết công việc đều phải thể hiện đức tính trung thực và trách nhiệm. Đó phải là người giỏi về nghiệp vụ, có kiến thức sâu về pháp luật và xã hội, tư duy phải có tính lôgic, chặt chẽ, có đạo đức nghề nghiệp. Đồng thời phải luôn luôn trau dồi, học hỏi, biết rút ra được những kinh nghiệm từ những vụ án cụ thể, việc làm cụ thể; phải luôn tìm tòi, tư duy nhanh nhậy khi làm nhiệm vụ. Tích cực học tập nâng cao trình độ, nghiên cứu sâu các văn bản pháp luật để vận dụng giải quyết án và công việc được giao phá. Đó còn phải là người không chỉ giỏi về trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao, có tâm huyết với nghề nghiệp để đấu tranh với các hành vi vi phạm trong xã hội, bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ sự ổn định, bình yên cho nhân dân, đảm bảo quyền con người, kiên trung chủ quyền của đất nước.

“Công minh” đòi hỏi người cán bộ Kiểm sát phải công bằng, sáng suốt trong thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Khi giải quyết công việc, cán bộ Kiểm sát phải công bằng, rõ ràng, không thiên vị, mờ ám; không vì yêu, ghét, vì tình riêng làm ảnh hưởng đến công việc, đến lợi ích chung; phải sáng suốt để phân biệt rõ đúng sai, mọi quyết định được đưa ra đều phải trên cơ sở thực tiễn và các quy định của pháp luật.

“Chính trực”, là thật thà, ngay thẳng, không thiên vị. Là người thay mặt quyền lực Nhà nước, chính trực là đức tính không thể thiếu được của người cán bộ, Kiểm sát viên, người cán bộ Kiểm sát là người bảo vệ công lý, nếu thiếu thật thà, không ngay thẳng, mà lại thiên vị thì không hoàn thành được trọng trách mà Đảng và Nhà nước giao cho.

Đức tính “Chính trực” hoàn toàn xa lạ với cá nhân chủ nghĩa, ích kỷ, cục bộ. Chúng ta kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, vì nó là vật cản trở chúng ta hoàn thành nhiệm vụ vì lợi ích và sự nghiệp chung; không vì nể nang, cảm tình riêng tư hoặc vì tư lợi mà làm trái pháp luật. Chỉ có ngay thẳng, trung thực chúng ta mới thực hiện đúng đường lối, chủ trương, của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, mới củng cố và giữ gìn sự đoàn kết nhất trí, mới hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, mới đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân, mới tuyệt đối trung thành với Đảng, với tổ chức, không xuyên tạc sự thật và cũng không dung túng cho ai giấu giếm, xuyên tạc sự thật. Đó cũng chính là biểu hiện ý thức tổ chức kỷ luật của người cán bộ Kiểm sát.

“Khách quan”, là hiện thực tồn tại không phụ thuộc vào ý nghĩ chủ quan hoặc suy diễn cá nhân, nó hoàn toàn độc lập ngoài ý muốn chủ quan của con người. Chúng ta thường nói phải tôn trọng sự thật khách quan, bởi nó có ý nghĩa thật sự khách quan như thế nào, thì ta phải hiểu đúng và nói đúng như vậy.

Đức tính khách quan được thể hiện trong tất cả các khâu công tác kiểm sát. Cụ thể khi thu thập tài liệu, chứng cứ phải sưu tầm đầy đủ tình tiết, cả những chứng cứ buộc tội và chứng cứ gở tội. Khi ghi lời khai của bị can, của người làm chứng phải trung thực, không thể ghi theo ý mình, lược bớt đi hoặc ghi theo tinh thần đại ý câu nói làm cho lượng thông tin không được phản ánh đầy đủ, dẫn đến hiểu sai sự thật và dẫn đến xử lí không chính xác.

Bởi vậy, khi xem xét một sự việc, một con người có hành vi vi phạm pháp luật, chúng ta phải thật sự khách quan, không được suy diễn chủ quan, phản ánh đúng và đầy đủ trong hồ sơ, tài liệu, không được và không cho phép hiểu và làm sai sự thật; sự thật là chân lí. Vì vậy, trong công tác kiểm sát “Khách quan” là tư tưởng chủ đạo, chúng ta phải vươn lên về mọi mặt nhằm đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ ngày càng cao của ngành Kiểm sát.

“Thận trọng” là một đức tính không thể thiếu trong mọi hành động và lời nói khi giải quyết công việc. Người cán bộ Kiểm sát khi xem xét một vấn đề nào đó phải xem xét, cân nhắc ở nhiều khía cạnh và nhiều mặt khác nhau, phải đặt trong những hoàn cảnh cụ thể để giải quyết. Việc giải quyết, xử lý công việc của người cán bộ Kiểm sát thường liên quan đến tội phạm, hình phạt, đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ của công dân, thậm chí là tính mạng của con người, do đó “Thận trọng” là vô cùng cần thiết. Ngoài ra, thận trọng còn thể hiện lương tâm, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ Kiểm sát đối với công việc được giao phó.

“Khiêm tốn” là đức tính mà Bác Hồ yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ Kiểm sát phải rèn luyện. Khiêm tốn đòi hỏi phải đánh giá đúng về bản thân mình, không kiêu căng, tự mãn, luôn cầu thị học hỏi để ngày càng thêm tiến bộ. Có khiêm tốn mới có đủ tỉnh táo để nhận thức chân lý một cách đúng đắn, khách quan, đồng thời mới có được sự ủng hộ của nhân dân.

Thực hiện lời dạy của Bác Hồ về 5 đức tính của người cán bộ ngành Kiểm sát “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng và khiêm tốn”. Thời gian qua, mỗi cán bộ, Kiểm sát viên ngành Kiểm sátBắc Giang đã có những chuyển biến tích cực về nhận thức, về tư tưởngvà hành động,trong việchọc tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị,tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức,tác phong và lối sống, trongthực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu n­ước do các cấp, ngành Kiểm sátvà địa ph­ương phát động.  

Với phương châm thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” phải kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn,giữa công tác giáo dục, tuyên truyền với hiệu quả và chất lượng công tác;thời gian qua, đơn vị đã thông qua các hình thức tuyên truyền như: Học tập, nghiên cứu và xây dựng chương trình hành động cụ thể để thực hiện các bước tiếp theo của Cuộc vận động; tổ chức duy trì sinh hoạt theo chuyên đề, việc giáo dục truyền thống đối với cán bộ, đảng viên và quần chúng… gắn với việc hàng năm cán bộ đảng viên và quần chúng đăng kýphấn đấu, rèn luyện của bản thân phù hợp với nhiệm vụ công tác cụ thể của mỗi cá nhân; kết hợp việc thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với các phong trào thi đua, gắn với cuộc vận động xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên: “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm”của ngành phát động, nhằm thực hiện tốt lời dạy của BácHồđối với cán bộ ngành Kiểm sát.    

Thiết thực lập thành tích chào mừng 55 năm ngày thành lập ngành Kiểm sát nhân dân và thời kỳ phát triển mới của đất nước, của dân tộc, mỗi người trong chúng ta hãy tự mình học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, học tập và làm theo lời Bác cho “lòng ta càng sáng trong”./.

 Hoàng Đức Trình