Học sinh cần làm gì để giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Văn mẫu lớp 9: Trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay được VnDoc tổng hợp và đăng tải. Đất nước chúng ta luôn tự hào có một Việt Nam bề dày truyền thống văn hóa đậm sắc được hình thành và lưu giữ qua nhiều thế hệ. Để lưu giữ và kế thừa, chỉ có lòng tự hào thôi chưa đủ mà mỗi người công dân Việt Nam cần có ý thức giữ gìn, bảo vệ bản sắc dân tộc, đặc biệt là những thế hệ trẻ ngày ngày nay, chúng ta cần phải nâng cao ý thức và phát huy truyền thống của ông cha ta. Dưới đây là một số bài văn mẫu mà VnDoc chia sẻ các em tham khảo nhé
Nội dung chính
- Trình bày suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
- I. Dàn ý suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc dân tộc của giới trẻ
- Dàn ý Trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay mẫu 1
- Dàn ý suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc dân tộc của giới trẻ mẫu 2
- Dàn ý Trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay mẫu 3
- II. Văn mẫu Trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay
- Trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay mẫu 1
- Trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay mẫu 2
- Trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay mẫu 3
- Trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay mẫu 4
- Trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay mẫu 5
- Trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay mẫu 6
- Trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay mẫu 7
- Video liên quan
Mục Lục
Trình bày suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
- I. Dàn ý suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc dân tộc của giới trẻ
- Dàn ý Trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay mẫu 1
- Dàn ý suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc dân tộc của giới trẻ mẫu 2
- Dàn ý Trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay mẫu 3
- II. Văn mẫu Trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay
- Trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay mẫu 1
- Trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay mẫu 2
- Trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay mẫu 3
- Trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay mẫu 4
- Trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay mẫu 5
- Trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay mẫu 6
- Trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay mẫu 7
I. Dàn ý suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc dân tộc của giới trẻ
Dàn ý Trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay mẫu 1
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của giới trẻ hiện nay.
Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.
2. Thân bài
a. Thực trạng
Xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới.
Nhiều bản sắc văn hóa của dân tộc đang ngày bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
b. Hậu quả
Những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi, giới trẻ bị thu hẹp tầm hiểu biết về những truyền thống tất yếu của dân tộc mình.
Con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.
c. Giải pháp
Mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu.
Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc.
Học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu.
Tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.
3. Kết bài
Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận: việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của giới trẻ hiện nay; đồng thời rút ra bài học cho bản thân, cho các bạn trẻ.
Dàn ý suy nghĩ về việc giữ gìn bản sắc dân tộc của giới trẻ mẫu 2
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc của giới trẻ.
2. Thân bài
a. Giải thích khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc
– Bản sắc văn hóa dân tộc là gì?
– Biểu hiện, đặc trưng bản sắc của dân tộc Việt Nam.
b. Vai trò, ý nghĩa của bản sắc văn hóa dân tộc
– Bản sắc chính là cái gốc, cái hồn cốt lõi khẳng định sự tồn tại của mỗi một quốc gia, dân tộc.
– Bản sắc còn là cái nôi nuôi dưỡng ý thức về quyền độc lập và ý thức gìn giữ non sông, đất nước đối với mỗi một con người.
– Bản sắc chính là một trong những yếu tố làm nên nét đặc trưng riêng, không thể hòa lẫn, hợp nhất giữa các đất nước.
c. Bàn luận về vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc của giới trẻ
– Về mặt tích cực: Thế hệ thanh thiếu niên học sinh Việt Nam đã và đang phát huy bản sắc dân tộc bằng những việc làm tích cực.
– Về mặt tiêu cực: Những thanh niên với lối sống xa rời bản sắc dân tộc. Họ thờ ơ với những giá trị truyền thống ở cả lĩnh vực vật chất và tinh thần; và đề cao những giá trị văn hóa du nhập ở nước ngoài qua việc thần tượng, sính ngoại vượt ngưỡng cho phép.
d. Bài học nhận thức và hành động
– Thế hệ trẻ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa của bản sắc dân tộc.
– Cần rèn luyện lối sống, những hành động tích cực, bảo lưu, phát huy những giá trị đậm đà bản sắc dân tộc.
– Cần lên án, phê phán những hành vi làm mai một bản sắc dân tộc.
3. Kết bài
Liên hệ trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc.
Dàn ý Trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay mẫu 3
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của giới trẻ.
2. Thân bài
a. Thực trạng
- Xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập.
- Nhiều bản sắc bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
b. Hậu quả
- Những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi.
- Con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.
c. Giải pháp
- Mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu.
- Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc.
- Học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu.
- Tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.
3. Kết bài
Khẳng định lại tầm quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời rút ra bài học cho bản thân, cho các bạn trẻ.
II. Văn mẫu Trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay
Trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay mẫu 1
Mỗi dân tộc đều có những bản sắc riêng, đó có thể là văn hóa, lối sống, cách hành xử hay chỉ đơn thuần là những lời ăn tiếng nói, trang phục mình mặc và nhen nhóm cả trong suy nghĩ đến hành động. Tất cả đều tạo nên tâm hồn, phong thái Việt Nam rất riêng biệt.
Mỗi dân tộc đều tự hào về những bản sắc, những phong tục của riêng mình. Nếu như Trung Quốc hãnh diện vì nền văn hóa mấy ngàn năm đồ sộ, người Nhật lại khiêm tốn, đoàn kết trong khó khăn thì Việt Nam hoàn toàn có quyền tự hào về lịch sử hào hùng của cha ông mà ít dân tộc nào có được. Chúng ta có tinh thần dân tộc, đoàn kết một lòng, gan góc, dũng cảm chống lại kẻ thù xâm lược. Điều đó đã được Hồ chủ tịch khẳng định: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
Đến nay, tinh thần ấy vẫn luôn hiện hữu trong sâu thẳm tâm hồn người Việt Nam. Đó còn là sự đoàn kết, sẻ chia, tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách. Thế nhưng, hơi thở của cuộc sống hiện đại dường như đang ảnh hưởng không ít đến bản sắc văn hóa dân tộc. Thế hệ trẻ bây giờ nhanh nhạy hơn, năng động hơn, hiện đại hơn. Nhưng trong cái năng động, hiện đại đó còn có rất nhiều điều đáng suy ngẫm. Đầu tiên là từ những cái dễ thấy nhất như đi đứng, nói năng, ăn mặc, phục trang. Xu hướng chung của giới trẻ là bắt chước, học theo phim nước ngoài, theo các diễn viên, ca sĩ nổi tiếng. Những mái tóc nhuộm nhiều màu, những bộ quần áo cộc cỡn, những cử chỉ đầy kiểu cách, những câu nói lẫn lộn Anh – Việt đó là biểu hiện của một thứ văn hóa đua đòi phù phiếm. Sự chân phương, giản dị mà lịch lãm, trang nhã vốn là biểu hiện truyền thống của người Việt Nam đã không được nhiều bạn trẻ quan tâm, để ý. Chạy theo những hình thức như vậy cũng là biểu hiện của việc quay lưng lại với bản sắc văn hóa dân tộc, ở một chiều sâu khó thấy hơn là quan niệm, cách nghĩ, lối sống. Điều đó thật đáng buồn và đáng lên án.
Để bản sắc dân tộc không bị mai một và thái hóa, trước hết phải từ sự tự ý thức của mỗi người, phải thực sự thấy được giá trị của văn hóa dân tộc – đã và đang ăn sâu vào máu thịt của mỗi người dân máu đỏ da vàng. Gia đình, cộng đồng cũng phải chung sức, chung lòng để tô đậm thêm nữa những giá trị văn hóa đó trong sự trà trộn của những luồng văn hóa khác. Nhưng giữ gìn ở đây không đồng nghĩa với ôm khư khư lấy những cái cổ hủ, lạc hậu. Phải biết chắt lọc, kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp nhất, hãy bắt đầu ngay từ việc điều chỉnh hành vi, ý thức của bản thân mình.
Trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay mẫu 2
Ngày nay, khi giới trẻ được làm quen và tiếp cận với những nền văn minh mới hiện đại và tiên tiến hơn thì vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trở nên cần thiết và cấp bách hơn bất cứ khi nào hết.
Xã hội hiện nay đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập. Nhiều bản sắc bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Thay vào đó, giới trẻ có xu hướng theo đuổi những và ưa chuộng những văn hóa của các nước khác.
Hậu quả của việc chạy theo những nền văn hóa khác nhau là những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi. Nhiều đứa trẻ hiện nay không hiểu nền văn hóa truyền thống của đất nước mình bằng sự tân tiến của thế giới. Những điều này sớm muộn gì cũng khiến cho con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.
Để khắc phục tình trạng trên, trước hết mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu và tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.
Mỗi con người một hành động nhỏ sẽ đem lại những giá trị to lớn cho đất nước. Chính vì thế chúng ta cần có ý thức đúng đắn và bắt tay vào hành động để giữ gìn những truyền thống văn hóa đẹp đẽ của đất nước Việt Nam này, khiến đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.
Trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay mẫu 3
Trong thời gian qua, thanh niên chúng ta đã phát huy được vai trò của mình trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tích cực, chủ động làm tốt công tác tuyên truyền, vận động mọi quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc biệt, ở những vùng sâu, vùng xa, những nơi khó khăn còn tồn tại nhiều phong tục, tập quán, hủ tục lạc hậu thì thanh niên, sinh viên tình nguyện là những người đã bám sát địa bàn, đi vào tận nhà dân để phân tích, chứng minh, giải thích cho bà con hiểu rõ hơn về giá trị của những lễ hội truyền thống, về phong tục, lối sống, cốt cách của con người Việt Nam, từ đó bà con hiểu rõ hơn, nghiêm chỉnh chấp hành và tích cực thực hiện. Không chỉ có vậy, thanh niên còn phát huy được vai trò của mình trên mặt trận văn hóa, thực sự trở thành chiến sĩ văn hóa trong cuộc đấu tranh chống lại các sản phẩm xấu độc, lai căng làm phương hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Và chính họ đã cùng nhân dân làm cho âm mưu diễn biến hòa bình của chủ nghĩa đế quốc bị thất bại, góp phần quan trọng làm rạng rỡ nền văn hóa Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, khiến nó đã thực sự trở thành mục tiêu, động lực quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên, trước bối cảnh hội nhập quốc tế, tác động của mặt trái cơ chế thị trường, văn hóa phương Tây và văn hóa phương Đông du nhập vào nước ta một cách tràn lan, bên cạnh văn hóa trong sạch, lành mạnh thì sản phẩm xấu độc cũng nhanh chóng thâm nhập, len lỏi vào mọi ngõ ngách, tâm hồn, đời sống của con người Việt Nam trong đó có thanh niên. Thanh niên là đối tượng tiếp thu và đón nhận văn hóa đó một cách nồng nhiệt và nhanh chóng nhất. Hiện tượng thanh niên ăn mặc theo phong cách Hàn Quốc, Nhật Bản xuất hiện rất nhanh, với những chiếc quần xước nửa tây, nửa ta, tóc thì nhuộm cho giống với phong cách thần tượng của mình. Có một bộ phận không nhỏ thanh niên đi tham gia vào những lễ hội truyền thống chỉ với mục đích đi giải trí là chính, họ đến với lễ hội truyền thống không phải với thái độ thành tâm hướng về cội nguồn, hiện tượng đùa cợt trong lễ hội, xem bói, xem quẻ xuất hiện ngày càng trở nên phổ biến Đây là những hiện tượng cần được chú ý trong quá trình giáo dục thanh niên hiện nay.
Trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay mẫu 4
Trong thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay. Học sinh chúng ta có nhiều cơ hội hơn để được trau dồi, tiếp thu kiến thức, mở mang tầm hiểu biết và hội nhập với thế giới. Tuy nhiên, để hoàn thiện bản thân mình hơn trong cách sống cũng như tâm hồn, chúng ta cần phải tích cực tìm hiểu, bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Một thực trạng mà ai cũng nhận thấy đó là xã hội đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập, cởi mở hơn với những nền văn hóa mới của nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, đôi lúc chúng ta lại quên đi, bỏ bê nét đẹp, truyền thống văn hóa của chính đất nước mà chúng ta sinh ra, lớn lên. Nhiều bản sắc đã bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống, bản sắc đó.
Từ sự vô tâm, vô tư đó mà những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi. Những lễ hội, nhưng cuộc thi dân gian không còn nhận được nhiều sự quan tâm của con người hoặc chỉ mang dáng dấp hình thức. Đối với những bạn trẻ hiện nay, họ không quá mặn mà với những truyền thống, bản sắc đó mà họ hướng đến những thứ hướng ngoại hơn, hiện đại hơn. Chính những điều này đã làm con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.
Để giải quyết thực trạng trên, mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Học sinh chúng ta cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu, tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà. Có như vậy, những bản sắc văn hóa dân tộc mới được giữ gìn và duy trì tốt đẹp.
Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm chung của tất cả những con người Việt Nam mang dòng máu đỏ da vàng chúng ta. Chính vì thế, ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy những truyền thống đó để nó ngày càng đẹp đẽ và phát triển rộng rãi hơn.
Trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay mẫu 5
Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc.
Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó đó là nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc, sự du nhập của lối sống tư sản, suy giảm thuần phong mĩ tục, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Thanh niên là lực lượng xung kích, sáng tạo có vai trò quan trọng to lớn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, họ là lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ, giữ gìn, bổ sung, phát triển và quảng bá những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc thực hiện nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để phát huy vai trò của thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay chúng ta phải thực hiện có hiệu quả một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:
Những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được xây dựng và ghi nhận bởi những chiến công hi sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Nó là kết tinh những gì là tinh túy nhất của dân tộc để rồi chính những giá trị đó lại lung linh tỏa sáng, soi sáng con đường chúng ta đi. Không chỉ bây giờ mà mãi mãi về sau những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc sẽ là hành trang, động lực để cho thanh niên Việt Nam chúng ta tiến vào kỷ nguyên mới tô thắm nên truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc.
Trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay mẫu 6
Quá trình hội nhập quốc tế đã có những tác động nhất định, làm thay đổi phương thức tư duy, lối sống của sinh viên theo hướng hiện đại và tích cực, chủ động hơn. Sinh viên nước ta biết thêm nhiều hơn về phong tục, tập quán, văn hóa và con người của các quốc gia trên thế giới. Có điều kiện khám phá thế giới, tiếp thu và làm chủ các tiến bộ khoa học – kỹ thuật hiện đại, tri thức mới…
Bên cạnh đó, cũng có những hạn chế cần được nhìn nhận và điều chỉnh kịp thời, như: Một bộ phận sinh viên xa rời truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc. Không ít người có thái độ ứng xử, biểu hiện tình cảm thái quá trong các hoạt động giải trí, văn hóa, nghệ thuật; lãng quên, thờ ơ đối với dòng nhạc dân ca, dòng nhạc cách mạng, truyền thống. Bên cạnh đó, chúng ta thấy một hiện tượng đáng báo động của giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng trong việc hội nhập, tiếp thu văn hóa thế giới, du nhập những hoạt động văn hóa tiêu cực, không phù hợp thuần phong, mĩ tục của dân tộc. Không ít sinh viên đang ngày đêm cuốn vào các trò chơi điện tử, online mang nặng tính bạo lực, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thời gian học tập. Có những người say mê với các ấn phẩm, văn hóa phẩm không lành mạnh, độc hại, dẫn đến những hành động suy đồi đạo đức, vi phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, những biểu hiện sai lệch của những người mà giới trẻ coi là thần tượng như ca sĩ, diễn viên điện ảnh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống của một số sinh viên hiện nay. Ngoài ra, ngôn ngữ dùng trong những cuộc trò chuyện trên các trang mạng xã hội hay tin nhắn cũng bị một bộ phận học sinh, sinh viên “biến tấu” với những từ ngữ khó hiểu, thậm chí dung tục và sử dụng một cách tràn lan, khó chấp nhận, không còn giữ được sự trong sáng của tiếng Việt.
Những thực trạng nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và những nguyên nhân chủ quan. Trước hết, cần phải khẳng định, bản thân mỗi học sinh, sinh viên chưa thật sự xây dựng cho mình ý thức tự rèn luyện, nâng cao trình độ, học hỏi kỹ năng.
Bản lĩnh, ý thức tìm hiểu còn hạn chế của sinh viên trước những loại hình hoạt động văn hóa, nghệ thuật khác nhau cũng là một trong những nguyên nhân đáng chú ý dẫn đến những hạn chế, yếu kém của một bộ phận bạn trẻ trong việc tham gia gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Trong thực tế cuộc sống, một số hoạt động văn hóa, nghệ thuật không còn phù hợp với sở thích của tuổi trẻ, cho nên giới trẻ và sinh viên phải tìm đến với những loại hình nghệ thuật du nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên, các loại hình này lại chưa được chọn lọc trước khi tràn lan trong xã hội. Công tác quản lý của các ban, ngành chức năng chưa thật sự có hiệu quả trong việc khắc phục thực trạng này.
Trước những thách thức và khó khăn mà đất nước đang phải đối mặt, sinh viên phải tự đặt ra cho bản thân mình câu hỏi: Là những trí thức tương lai của đất nước, mình đã, đang và sẽ làm gì để góp phần đưa đất nước phát triển, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc?
Để trả lời được câu hỏi nêu trên, mỗi sinh viên phải tự mình phấn đấu, rèn luyện, tự trau dồi cho bản thân những kỹ năng cần thiết, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nỗ lực rèn luyện vì lợi ích chung của cộng đồng và vì chính sự phát triển của cá nhân. Quan trọng hơn, các bạn trẻ cần xây dựng bản lĩnh văn hóa, sẵn sàng đấu tranh với những hoạt động, sản phẩm văn hóa không lành mạnh.
Với trách nhiệm của mình, Hội Sinh viên Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong sống trong sinh viên và coi đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, cần thường xuyên thực hiện tốt. Đẩy mạnh tổ chức các cuộc thi tìm hiểu liên quan lịch sử hào hùng, truyền thống văn hóa của đất nước, của quê hương. Hơn nữa, phải chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong tổ chức các hoạt động định hướng cho sinh viên tiếp thu những mặt tích cực, tiên tiến của văn hóa hiện đại; đồng thời khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Kiên quyết đấu tranh đối với những biểu hiện vô cảm; khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái trong tuổi trẻ.
Trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay mẫu 7
Để đứng vững và phát triển xuyên suốt quá trình dựng nước và giữ nước, bên cạnh việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, mỗi một quốc gia đều phải coi trọng việc gìn giữ bản sắc văn hóa. Vai trò, ý nghĩa to lớn của bản sắc văn hóa đối với sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của mỗi một dân tộc đã đặt ra vấn đề về vai trò của giới trẻ – những chủ nhân tương lai của đất nước đối với việc gìn giữ bản sắc văn hóa.
Như chúng ta đã biết, bản sắc văn hóa là điều cốt lõi mang tính đặc trưng, màu sắc riêng của mỗi một quốc gia, dân tộc; được hình thành và được vun đắp song song với quá trình dựng nước và giữ nước theo cả chiều đồng đại và lịch đại. Đó có thể là những giá trị về vật chất, cũng có thể là những giá trị văn hóa về tinh thần như phong tục tập quán, truyền thống văn hóa,… Đối với dân tộc Việt Nam, những giá trị đó luôn bền vững, trường tồn theo thời gian như nền văn minh lúa nước, trống đồng Đông Sơn, tinh thần yêu nước mạnh mẽ, bền bỉ như sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dân tộc, tinh thần “tương thân tương ái” giàu giá trị nhân văn, hay truyền thống đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, “ân nghĩa thủy chung”,….
Bản sắc văn hóa có ý nghĩa vô cùng sâu sắc đối với mỗi một quốc gia, dân tộc. Trước hết, bản sắc chính là cái gốc, cái hồn cốt lõi khẳng định sự tồn tại của mỗi một quốc gia, dân tộc. Điều này đã được Nguyễn Trãi – tác giả của áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” sớm khẳng định trong giai đoạn lịch sử trung đại. Trong tác phẩm của mình, để nêu ra một khái niệm hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc, Nguyễn Trãi đã nêu ra năm yếu tố, trong đó có hai yếu tố về nền văn hiến và phong tục tập quán, thể hiện rõ sự ý thức sâu sắc về vai trò của bản sắc văn hóa. Không chỉ dừng lại ở đó, bản sắc còn là cái nôi nuôi dưỡng ý thức về quyền độc lập và ý thức gìn giữ non sông, đất nước đối với mỗi một con người. Trong vô vàn những quốc gia tồn tại bình đẳng với bức tranh đa dạng và muôn màu sắc, bản sắc chính là một trong những yếu tố làm nên đặc trưng riêng, không thể hòa lẫn, hợp nhất giữa các đất nước.
Trong bối cảnh hòa nhập vào nền kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập quốc tế hiện nay, vai trò vị trí của bản sắc văn hóa dân tộc càng được khẳng định hơn nữa và gắn bó mật thiết với trách nhiệm của thế hệ trẻ. Là những chủ nhân tương lai của đất nước, thế hệ thanh thiếu niên học sinh Việt Nam đã và đang phát huy bản sắc dân tộc bằng những việc làm tích cực. Mặc dù có sự du nhập và tác động từ văn hóa nước ngoài nhưng không ít bạn trẻ vẫn tìm về với những giá trị truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc như những trò chơi dân gian, những loại hình văn hóa dân gian như ca trù, nhã nhạc cung đình,…, đặc biệt là không ngần ngại quảng bá hình ảnh của Việt Nam ra thế giới. Trong phần thi về Trang phục dân tộc, Hoa hậu H’Hen Niê đã tỏa sáng với bộ quốc phục được lấy cảm hứng từ những chiếc bánh mì, mang theo niềm tự hào về thành tựu nông nghiệp của nước ta trên đấu trường nhan sắc quốc tế.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong xã hội hiện nay, chúng ta vẫn dễ dàng bắt gặp những thanh niên với lối sống xa rời bản sắc dân tộc. Họ thờ ơ với những giá trị truyền thống ở cả vật chất cũng như tinh thần; và đề cao những giá trị văn hóa du nhập ở nước ngoài qua sự thần tượng, sính ngoại vượt ngưỡng cho phép. Chẳng hạn như việc các bạn trẻ vô tư sử dụng những ngôn từ nước ngoài xen kẽ vào tiếng Việt, tạo nên những cách diễn đạt khó hiểu và ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt. Những hành động đó đã vô tình tác động xấu đến việc duy trì, phát huy nền văn hóa dân tộc.
Thế hệ trẻ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa của bản sắc dân tộc để nâng cao tinh thần gìn giữ những giá trị tốt đẹp này. Đồng thời, cần rèn luyện lối sống, những hành động tích cực phù hợp với những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, bảo lưu, phát huy những giá trị riêng đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta còn cần lên án, phê phán những hành vi làm mai một bản sắc dân tộc, và có thái độ đấu tranh mạnh mẽ để bài trừ và tẩy chay những hoạt động văn hóa không lành mạnh đang lan truyền với tốc độ chóng mặt trong xã hội hiện nay.
Như vậy, thế hệ trẻ là tầng lớp có vai trò, ý nghĩa to lớn trong việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Là những học sinh được sinh ra và lớn lên trong cái nôi của bản sắc dân tộc, chúng ta cần nỗ lực, cố gắng trong học tập, lao động để trở thành những công dân tốt, góp phần xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
Trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay đã được VnDoc chia sẻ trên đây. Gồm 7 bài văn mẫu sẽ là tài liệu hữu ích cho các em tham khảo, tích lũy thêm nhiều vốn từ, từ đó hoàn thiện bài văn của mình hay hơn, sâu sắc hơn. Chúc các em hoàn thành tốt bài văn mà giáo viên giao cho
Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 9: Trình bày suy nghĩ của em về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ ngày nay. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 9 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 9 đều có tại tài liệu học tập lớp 9
- Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: “Có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”
- Từ nhân vật Rô – bin – xơn, hãy viết một bài văn nêu suy nghĩ của em về ý chí và nghị lực trong cuộc sống
- Trình bày suy nghĩ của em về giá trị tinh thần của bữa cơm gia đình