Học sinh cá biệt là gì? Nguyên nhân và cách cải thiện
Trong công tác giáo dục ngày nay, thầy cô giáo viên không chỉ dạy học mà còn giáo dục học sinh trở thành những người vừa có đức vừa có tài. Tuy nhiên, tính cách đặc điểm mỗi học sinh là khác nhau. Chúng ta thường nghe đến cụm từ “Học sinh cá biệt” vậy học sinh cá biệt là gì? Phương pháp để giáo dục học sinh cá biệt? Bài viết này sẽ cung cấp đến người đọc rõ hơn về thông tin này.
1. Học sinh cá biệt là gì?
– Học sinh cá biệt là một thuật ngữ thường được dùng để chỉ những em học sinh nghịch ngợm, quậy phá, hay đánh nhau, thường xuyên mất trật tự trong lớp học.
– Những em học sinh này thường không tuân thủ theo nội quy trường lớp mà đa phần các em thường tự làm theo ý muốn của bản thân mình. Các em này thường không hợp tác với giáo viên, luôn có tính hiếu động, thích tìm tòi và gây sự chú ý của người khác.
– Các em này thường nhanh nhẹn, hoạt bát tuy nhiên đi cùng là sự nghịch ngợm. Việc học tập có thể ở mức trung bình hoặc yếu nguyên nhân là do các em không chú ý, hợp tác trong việc học cùng các thầy cô.
– Những em học sinh này thường hiếu động, thuộc kiểu thần kinh không may mắn được bình thường, cân bằng và linh hoạt. Các em ham hoạt động, hm hiểu biết nhưng cảm xúc bất ổn những điều gì hấp dẫn thú vị sẽ làm các em tập trung, chú ý ngay lập tức. Ngược lại những điều không hứng thú thì các em sẽ thấy chán nản, không tập trung.
Xem thêm: có nên tìm gia sư giỏi cho học sinh cá biệt?
-
2. Nguyên nhân dẫn đến việc có học sinh cá biệt
– Từ phía gia đình các em ít nhận được sự quan tâm của gia đình hoặc một số gia đình quá chiều chuộng theo ý muốn, sở thích các em. Một số khác bị ảnh hưởng từ những tác động tiêu cực trong cuộc sống gia đình ảnh hưởng đến tâm lí chán nản, buồn chán trong học tập của các em.
– Từ phía xã hội các em bị tác động bởi những cám dỗ, ảnh hưởng tiêu cực của xã hội. Các tệ nạn xã hội ít nhiều cũng đã tiêu cực đến suy nghĩ, thái độ và hành vi của các em học sinh.
– Từ phía nhà trường nhà trường chư có những biện pháp phù hợp trong việc quản lý và giáo dục học sinh, thầy cô chưa quan tâm đến những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt. Môi trường học tập khiến các em thấy áp lực, chán nả và mệt mỏi. Các em luôn muốn tự thay đổi, làm mới môi trường xung quanh mình, khi thầy cô giáo viên chủ nhiệm chưa trở thành chỗ dựa cho các em nơi nhà trường thì các em có thể phát sinh những hành vi lệch lạc, thiếu suy nghĩ.
– Từ phía chính bản thân các em đã có những sự biến đổi về tâm lý, luôn muốn khằng định mình bằng những sự hiểu biết chưa hoàn thiện. Luôn muốn chứng tỏ năng lực bản thân với mọi người xung quanh, nhất là trong lứa tuổi thiếu niên.
-
3. Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt
– Giáo dục học sinh bao giờ cũng đòi hỏi sự kết hợp giữa ba lực lượng giáo dục đó là gia đình, nhà trường và xã hội. Có như vậy, học sinh mới có thể nhận được sự giáo dục toàn diện.
– Đối với gia đình chính là môi trường giáo dục có ảnh hưởng trực tiếp đến học sinh đặc biệt là ba mẹ, những người cùng chung sống trong nhà với học sinh. Phụ huynh cần thường xuyên trao đổi thông tin với học sinh về các vấn đề học tập, xã hội xoay quanh cuộc sống hằng ngày của trẻ.
Có như vậy, học sinh cảm thấy mình được quan tâm, chia sẻ, được ba mẹ lắng nghe đồng thờ ba mẹ có thể thấy được những khó khăn, những gút mắc mà con đang gặp phải để kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ con được tốt nhất. Đồng thời thấy được suy nghĩ, thái độ hành vi của học sinh để kịp thời điều chỉnh cho đúng với chuẩn mực đạo đức, xã hội.
– Đối với nhà trường luôn theo dõi xuyên suốt các em học sinh này. Thường xuyên động viên khen thưởng khích lệ các em bằng những sự tiến bộ nhỏ nhất của học sinh thông qua từng ngày giúp các em có thể tự tin hơn. Điều chỉnh những hành vi sai lệch của các em trong nhà trường cũng là một việc cần thiết.
Những đối tượng học sinh này cần nhận được sự quan tâm, giảng lại bài của thầy cô giáo để giúp các em hiểu bài hơn, nắm rõ bài hơn. Từ đó các em có thể cải thiện được điểm số, kết quả học tập của bản thân mình, không còn tâm lí chán nản, thua kém bạn bè.
Xem thêm: gia sư dạy kèm tại nhà có dịch vụ GD đặc biệt không?
Thầy cô không nên phân biệt các em học sinh này với các bạn còn lại. Điều này vô tình làm các em trở nên khó giáo dục hơn. Thầy cô nên xem các em như các bạn bình thường trong lớp, thay vì tách biệt, thầy cô cần tạo mối quan hệ thân thuộc để các em dễ dàng lắng nghe và khuyên dạy những điều bổ ích. Khi học sinh cảm thấy được sự quan tâm, tôn trọng từ thay cô chắc chắn các em sẽ có những sự thay đổi tích cực. Thầy cô nên đặt mình vào các em để phần nào hiểu được hoàn cảnh, tâm lý lứa tuổi các em từ đó có được những biện pháp cụ thể hữu dụng nhất.
Trung tâm gia sư uy tín Thành Tài xin gửi bạn đọc!