Học cơ khí_Bài 1: Quá trình sản xuất cơ khí – Trung tâm CAD/CAM
Để hiểu được quá trình chế tạo một sản phẩm cơ khí chúng ta hãy nghiên cứu sơ đồ hình 1.1.
Hình 1.1. Sơ đổ quá trình sản xuất cơ khí
– Bắt đầu từ quặng thông qua công nghiệp luyện kim sẽ tạo ra những vật liệu chung phục vụ cho tất cả các ngành công nghiệp. Đó là kim loại đen và kim loại màu. Kim loại đen là kim loại có màu đen (gang, thép), về phương diện vật lý đó là những kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao. Ngoài
màu đen, những kim loại còn lại thuộc họ kim loại màu, đó là mhững kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn, ví dụ như nhôm, đồng, chì,… và hợp kim của chúng.
– Bằng công nghệ đúc, hàn, gia công áp lực hoặc kết hợp giữa chúng người ta biến những vật liêu chung từ ngành luyện kim thành phôi liệu phù hợp với yêu cầu sản xuất của từng ngành công nghiệp. Phôi liệu này sẽ phục vụ cho những công nghệ tiếp theo.
Để nâng cao độ bóng, độ chính xác của sản phẩm ta tiến hành gia công cắt gọt, nghĩa là cắt bỏ đi một phần kim loại của phôi để nhận được sản phẩm có hình dạng, kích thước, dộ bóng, độ chính xác,… đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đã đề ra.
Để bảo vệ lớp bề mặt và nâng cao tuổi thọ của chi tiết người ta tiến hành xử lý bề mặt như nhiệt luyện, hóa nhiệt luyện, mạ, phun phủ,…
1.1. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA
1.2.1. Quá trình thiết kế
Quá trình thiết kế là quá trình con người sử dụng thành tựu khoa học mới nhất thông qua tích luỹ và bằng sự sáng tạo để thể hiện tư duy của mình vể một sản phẩm hay một vấn dề được đặt ra trên các bản vẽ và thuyết minh tính toán.
1.2.2. Quá trình sản xuất
Quá trình sản xuất là quá trình con người thông qua các công cụ sản xuất tác động lên đối tượng để biến đổi nó thành những vật phẩm có ích cho xã hội. Quá trình sản xuất thực hiện được dựa trên các bản vẽ thiết kế.
1.2.3. Quá trình công nghê
Quá trình công nghệ là một phần của quá trình sản xuất nhằm làm thay đổi trạng thái của dối tượng sản xuất theo một thứ tự nhất định và bằng một công nghệ nhất định.
Một quá trình công nghệ có thể được chia thành nhiều công đoạn khác nhau được gọi là nguyên công.
Nguyên công là một phần của quá trình công nghệ do một nhóm công nhân thực hiện liên tục tại một chỗ làm việc để gia công một hay nhiều nhóm chi tiết. Một nguyên công có thể chia thành các bưóc hay các thao tác.
Bước là một phần của nguyên công để làm thay đổi trạng thái hình dáng kỹ thuật của bề mặt chi tiết máy bằng một hay một tập hợp dụng cụ với chế độ làm việc không đổi của dụng cụ. Khi thay bề mật gia công cơ khí hay dụng cụ, chế độ làm việc của dụng cụ, chúng ta đã có một bước mới.
1.2.4. Phôi
Đó là một danh từ kỹ thuật có tính chất quy ước dể chỉ một đối tượng dược đưa vào một quá trình sản xuất nào đó để tạo thành sản phẩm.
1.2.5. Sản phâ’m
Sản phẩm là một danh từ quy ước để chỉ một vật phẩm được tạo ra ở giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất hay một cơ sở sản xuất. Sản phẩm có thể là một chi tiết (viên bi, nan hoa), một cơ cấu, một bộ phận máy (một cơ cấu truyền động, một hộp sô’,…) hay một thiết bị hoàn chình (ví dụ như một chiếc mô tô, máy bay,…). Sản phẩm của quá trình này có thể là phôi của quá trình khác.
1.2.6. Chi tiết máy
Đây là phần nhỏ nhất, hoàn chỉnh nhất và không thể tách rời được nữa ưong một cơ cấu hay một bộ phận máy (ví dụ như bánh răng, trục xe đạp,…).
1.2.7. Bô phận máy
Đây là một phần của máy, gồm hai hay nhiều chi tiết máy được liên kết với nhau theo những nguyên lý nhất định (liên kết động hay liên kết cố định); ví dụ như may ơ trước, may ơ sau của xe đạp, hộp tốc độ,… Tuy nhiên bất kỳ máy nào cũng đều cấu tạo bởi nhiều bộ phận máy, ví dụ: hộp tốc độ, bàn dao, mâm cặp, đầu phân độ,…
1.2.8. Cơ cấu máy
Đây là một phần của máy hoặc bộ phận máy gồm nhiều chi tiết liên kết vói nhau theo nguyên lý nào đó để thực hiộn nhiệm vụ nhất định trong máy. Ví dụ: Cơ cấu truyền động xích, dây đai, bánh răng – thanh răng,… Một cơ cấu máy có thể là một bộ phận máy.
1.2.9. Dạng sản xuất
Trong sản xuất cơ khí căn cứ vào quy mô sản xuất và những đặc trưng về tổ chức, công nghệ, sô’ lượng sản phẩm, tần suất lặp lại mà người ta chia sản xuất thành các dạng sau:
Sản xuất đơn chiếc: là dạng sản xuất mà sô’ lượng sản phẩm ít, quy mô nhỏ, không lặp lại hoặc lặp lại với thời gian không xác định. Đặc điểm của hình thức sản xuất này là máy móc trong xưởng xếp đặt theo từng nhóm cùng loại, ví dụ, nhóm máy phay, nhóm máy tiện,… vấn đề cơ khí hoá và tự động hoá trong dạng sản xuất này có nhiều khó khãn và phí tổn cao, thường không đặt ra.
Sàn xuất hàng loạt: là dạng sản xuất trong dó việc chế tạo vật phẩm theo từng loại hay từng lô được lặp lại thường xuyên sau một khoảng thời gian nhất định với sô’ lượng nhiều. Tuỳ theo sô’ lượng sản phấm trong mỗi loạt, mức độ phức tạp và độ chính xác yêu cầu của sản phẩm mà người ta chia ra sản xuất hàng loạt nhỏ, sản xuất hàng loạt vừa và sản xuất hàng loạt lớn.
Sản xuất hàng khối: là dạng sản xuất trong đó vật phẩm được chế tạo với một sô’ lượng rất lớn và liên tục trong một khoảng thời gian dài. sỏ’ mặt hàng có thể ít nhưng sản lượng từng mặt hàng rất lớn. Việc cơ khí hoá và tự động hoá trong dạng sản xuất này có điều kiện phát triển thuận lợi và bắt buộc phải đặt ra.