Học business analyst ở đâu để vững chuyên môn, thạo thực hành?
Thời đại số, thời đại của những con số và dữ liệu chính là chính là trục quay của sự vận hành trong bối cảnh mới. Vai trò của business analyst cũng trở nên quan trọng khi chính là những người nắm giữ trục quay này. Nhưng thế nào mới là một business analyst thực thụ? Và học business analyst ở đâu, trường nào? Học gì để có thể đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của một thị trường nhiều biến động như hiện nay? Cùng trường quản lý SOM khám phá thông qua bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Cần Học gì để làm business analyst chuyên nghiệp?
Một business analyst “lành nghề” là phải đa nhiệm
Để trở thành Business analyst – chuyên viên phân tích kinh doanh, bạn cần đồng thời hiểu rõ những nguyên lý của dữ liệu và sở hữu cả tư duy kinh doanh để ‘biến những con số tầm thường’ thành đòn bẩy tăng trưởng cho các hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, business analyst “lành nghề” phải cùng một lúc đảm nhận 2 trách nhiệm: phân tích dữ liệu và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh dựa trên nguồn lực dữ liệu đó.
Về mặt chuyên môn, business analyst cần có sự hiểu biết cặn kẽ về các loại dữ liệu phân tích như Dữ liệu lớn (big data), đặc điểm của dữ liệu lớn, các mẫu và luồng phân tích dữ liệu lớn, trực quan hóa dữ liệu…Để từ đó bóc tách và diễn phải từng phân mảnh của ma trận dữ liệu khổng lồ thành các thông tin có ý nghĩa và dự đoán kịp thời.
Về góc độ kinh doanh, các business analyst cần đối chiếu ý nghĩa dữ liệu đã được diễn giải với thực trạng bối cảnh doanh nghiệp để tìm ra đường hướng phù hợp nhất. Những vấn đề khác nhau trong doanh nghiệp đòi hỏi business analyst không chỉ trở thành nhà kinh doanh đơn thuần mà cần cả sự trải nghề nhất định để tìm ra giải pháp bứt tốc doanh số, đi trước thị trường trong khi vẫn tối ưu được chi phí cho doanh nghiệp.
Một business analyst đạt đến độ thấm nghề nhất định chính là khi sở hữu kỹ năng phân tích điều hướng như một nhà kinh doanh. Một bộ kỹ năng để đảm đương cho tính đa nhiệm của vị trí này cần một thời gian nhất định để có thể hoàn thiện tất cả.
→ Xem thêm về kỹ năng cần có của business analyst tại: Business analytics là gì?
Business analyst không đào sâu dữ liệu như data analytics hay data science mà chú trọng vào phân tích đánh giá dựa trên các kết quả dữ liệu lớn dưới góc nhìn kinh doanh, quản trị từ đó đưa ra các dự đoán kinh doanh hiệu quả, không yêu cầu kiến thức về lập trình, thống kê phức tạp.
→ Xem thêm tại: Phân biệt data science và data analytics.
Business analyst ở tập đoàn càng lớn hay cấp độ càng cao càng đòi hỏi bề rộng về chuyên môn, kỹ thuật phân tích và hệ tư duy chiến lược. Các học viên thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, IT, khoa học sẽ có lợi thế về việc xử lý số liệu nhưng để mở đường và tiến xa hơn trong lĩnh vực phân tích kinh doanh, cần phải học cách nhìn thế giới ‘vượt qua sự giới hạn của con số’.
Vậy nên học Business analyst ở đâu?
Nên học business analyst ở trường nào tốt? Đâu là tiêu chí lựa chọn?
3 tiêu chí nên ưu tiên khi chọn trường học business analyst:
- Chương trình chú trọng tư duy kinh doanh: Để trở thành business analyst nên ưu tiên việc xây dựng tư duy kinh doanh vì đây là điều cốt lõi, cần định hướng ban đầu để biết cách vận dụng dữ liệu cho vấn đề của doanh nghiệp. Sau đó thực hành nhiều hơn kỹ thuật phân tích vì nó sẽ dựa trên hệ thống gồm công cụ và nguyên lý vận hành có sẵn, trải nghiệm nhiều sẽ dễ thuần thục hơn.
- Chương trình được cập nhật trong bối cảnh mới: khoa học dữ liệu là một trong những lĩnh vực tiên phong đổi mới và cập nhật liên tục, thế nên chương trình học cần thích ứng tương đồng. Để sau khi kết thúc chương trình học có thể tận dụng mà bắt nhịp được ngay thời cuộc hiện tại.
- Cơ hội va chạm thực tế: các chương trình học tạo điều kiện trải nghiệm thực tế sẽ nhanh chóng giúp các business analyst tương lai nhanh chóng nâng cao khả năng hơn là chỉ tập trung nhuẫn nhuyễn các nguyên lý. Các buổi chia sẻ, tập huấn với những người chuyên gia nên được lưu tâm vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc gắn kết chương trình học với thực tiễn.
BADT – chương trình đào tạo thạc sĩ phân tích kinh doanh tại SOM:
Chương trình Thạc sĩ chuyên nghiệp về Phân tích kinh doanh và Chuyển đổi số – PM BADT được xây dựng để trang bị cho business analyst hệ thống kiến thức cơ sở, kỹ năng phân tích số liệu và khả năng đưa ra các quyết định chuẩn xác trong kinh doanh.
Ở chương trình này, SOM chú trọng tạo dựng cách điều hướng tư duy ở góc độ kinh doanh và cũng thiết kế các chương trình chia sẻ với chuyên gia, quản lý cấp cao trong ngành để hoàn thiện kỹ năng và khả năng trở thành business analyst. Đồng thời thực hành phân tích thực tiễn qua nhiều workshop hướng dẫn bởi các chuyên gia đầu ngành.
Khóa học có sự kết hợp đồng thời với các học phần về chuyển đổi số bởi cách mạng công nghệ 4.0 đang mang tới những sự thay đổi to lớn trong khai thác dữ liệu, biến dữ liệu thành ‘tài sản vô giá’ cho doanh nghiệp tổ chức. Việc nắm bắt các xu thế, hiểu các công cụ hỗ trợ, phát triển hệ thống dữ liệu sẽ giúp doanh nghiệp đặt nền tảng vững chắc cho tương lai – khi các cách thức lưu trữ, xử lý, phân tích cũ trở nên lỗi thời!
Chương trình học tại SOM:
Tổng thời gian để hoàn thành chương trình học PM BADT chỉ mất 1 năm. Trong đó, chương trình học có tổng cộng 4 kỳ học và các nội dung được phân bổ từ kiến thức cơ sở, áp dụng cho các ngành và chức năng cho đến ứng dụng vào tổ chức.
Học phí học thạc sĩ tại SOM:
Tại SOM có 2 mức học phí được chia theo 2 hình thức học khác nhau:
- Học tại Việt Nam: $13,000
- Học tại Thái Lan: $15,5000 (chưa bao gồm chi phí sinh hoạt)
Để tìm hiểu thêm về điều kiện tuyển sinh, nội dung môn học và các lợi ích đạt được sau khi hoàn thành chương trình Thạc sĩ chuyên nghiệp về Phân tích kinh doanh và Chuyển đổi số tại SOM, tham khảo thêm tại:
→ Thạc sĩ chuyên nghiệp về Phân tích kinh doanh và Chuyển đổi số