Học Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử ra trường làm gì ?

Xã hội ngày càng phát triển thì Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử càng cho thấy sự quan trọng trong đời sống và sản xuất, nhưng với nhiều phụ huynh và thí sinh, thi ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử vẫn còn nhiều băn khoăn. Những mối băn khoăn chủ yếu của người học đó là: Ngành đó học như thế nào, cơ hội nghề nghiệp và thu nhập ra sao? Trong bài viết này, Khoa Điện tử – Trường Cao đẳng Bách Khoa sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm về ngành này để có thể ra quyết định cho tương lai nghề nghiệp của mình.

Học Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện - Điện tử ra trường làm gì ?

1. Nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử tăng cao trong tương lai

Dù đã xuất hiện một thời gian, nhưng do xu hướng công nghệ luôn phát triển cộng với đòi hỏi từ thực tế nên hiện nhu cầu nhân lực của ngành Điện – Điện tử vẫn không ngừng tăng cao.

Tại Mỹ, nghề kỹ sư điện hiện xếp ở vị trí thứ 8 trong danh sách 10 công việc có mức lương khởi điểm cao với mức lương trung bình hàng năm là 54.400 USD (tương đương 1,15 tỷ VND/năm) – theo số liệu của US News năm 2013.

Tại Úc, kỹ sư điện là một trong những nghề có mức tăng trưởng cao nhất trong những năm qua với tỷ lệ tăng trưởng lên đến 47,4% so với mức 7,8% chung của tất cả các ngành. Theo số liệu thống kê tháng 11/2012, có khoảng 25.100 lao động hiệnđang làm việc trong ngành này và dự kiến sẽ tăng thêm khoảng 10.001 – 25.000 lao động cho tới tháng 11/2017. Kỹ sư điện tại Úc chủ yếu làm những công việc toàn thời gian (chiếm 95,5%) với thời gian làm việc trung bình là 41,7giờ/tuần và thu nhập trước thuế là 1.841AUD/tuần (tương đương 40,5 triệu VND/tuần). (Nguồn: Joboutlook.gov.au)

Tại Việt Nam, theo thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, hiện nay hàng loạt các ngành về cơ khí – kỹ thuật như: Điện tử viễn thông, Cơ Điện tử, Luyện kim, Ôtô, Chế tạo máy… đang rất thiếu nhân lực. Tuy vậy, nguồn nhân lực có thể đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp kinh doanh nhóm ngành này hiện chỉ đạt mức 54,87%. Vì vậy, cơ hội việc làm cho những sinh viên theo học những nhóm ngành nói trên là rất cao.

2. Học Ngành Điện – Điện tử ra trường làm gì ?

Xã hội phát triển, việc hiện đại hoá sản xuất để nâng cao năng suất lao động là nhu cầu rất cần thiết. Hiện nay, các nhà máy đều đang hướng đến tự động hóa điều khiển máy móc thông qua các hệ thống điều khiển. Công việc thiết lập nên các hệ thống điều khiển tự động này chính là công việc của ngành Điện – Điện tử.

Tuy vậy, vì được học nhiều kiến thức liên quan đến điện và điện tử nên bên cạnh công việc nói trên, kỹ sư ngành Điện – Điện tử có thể làm được rất nhiều công việc. Chẳng hạn, họ có thể làm việc tại công ty điện lực; các nhà máy sản xuất, phân phối và tiêu thụ điện; các phòng thí nghiệm, các cơ sở kinh doanh, nghiên cứu về qui hoạch mạng lưới điện. Kỹ sư Điện – Điện tử còn có thể tham gia công tác trực tiếp hoặc tư vấn thiết kế, vận hành mạng lưới điện tại tất cả công ty, nhà máy sản xuất trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, các đơn vị sản xuất công nghiệp tự động hóa và điện tử hóa cao.

Ngoài ra, kỹ sư Điện – Điện tử còn có thể làm việc trong ngành bưu chính viễn thông, Tổng cục Điện tử Việt Nam và các công ty trực thuộc…

Với vai trò quan trọng và cơ hội nghề nghiệp đa dạng, sinh viên ngành Điện – Điện tử có thể tự tin về một việc làm phù hợp với mức thu nhập ổn định sau khi ra trường.

3. Địa điểm nộp hồ sơ học Cao đẳng Điện – Điện tử tại Hà Nội

Trường Cao đẳng Bách Khoa

Trụ sở chính: Tân Lập – Đan Phượng – Hà Nội

Văn phòng Tuyển sinh và Đào tạo: Tầng 1 Kí túc xá, Khu Văn hóa Nghệ thuật, Đường Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội (Đối diện ĐH Thương Mại) (google map)

Điện thoại: 024 668 39 668 -*- 0868 56 11 56

✎ Website chính thức: https://caodangbachkhoa.com.vn

✎ Fanpage chính thức: https://www.facebook.com/cdbachkhoa/