Học Gì Từ Chiến Lược Marketing Mix Của Coca Cola?

Việc tiếp cận và tìm hiểu các chiến lược marketing từ các thương hiệu lớn trên toàn cầu là một cách học hỏi tư duy và triển khai marketing hiệu quả mà các bạn sinh viên hay người làm marketing nên thực hiện. Trong bài viết này, Glints sẽ chia sẻ đến bạn các thông tin về chiến lược marketing mix của Coca Cola với hy vọng sẽ cung cấp đến bạn nhiều kiến thức giá trị.

Tổng quan về Coca Cola

Nếu nhắc đến Coca Cola chắc hẳn ai trong chúng ta cũng hình dung đến một loại nước giải khát thơm ngon và cực kỳ phổ biến. 

Coca Cola là một thương hiệu nước giải khát đến từ Mỹ. Cho đến nay, các sản phẩm của công ty đang được phân phối rộng rãi trên thị trường, và là một trong những thương hiệu nước giải khát dẫn đầu trên thế giới. 

4p marketing coca cola
4p marketing coca cola
Điều gì đã dẫn đến sự thành công của Coca Cola?

Để có được sự thành công này, bên cạnh sở hữu công thức bí mật mà chỉ một vài nhân viên giấu tên được biết, thì các chiến lược marketing mix cũng được xem là một yếu tố quan trọng đóng góp vào sự thành công của thương hiệu. 

Vậy chiến lược marketing 4P của Coca Cola có gì đặc biệt? Cùng Glints tìm hiểu ngay trong phần dưới đây nhé.

Chiến lược marketing mix của Coca Cola

Dưới đây là chia sẻ về chiến lược marketing mix của Coca Cola đã được áp dụng thành công.

Product

Coca Cola sở hữu danh sách số lượng sản phẩm đa dạng với 500 thương hiệu đồ uống có ga và đồ uống có cồn. 

Một trong những sản phẩm và nổi bật nhất của Coca Cola tại Việt Nam có thể kể đến như: Coke ít ga, Fanta, Coke, Sprite, v.v.

Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Việt, Coca Cola đã nỗ lực trong việc nghiên cứu và phát triển thêm các dòng nước giải khát mới như: nước tăng lực Samurai, bột trái cây Sunfill, v.v. Bên cạnh đó, thương hiệu cũng không quên bổ sung các hương vị truyền thống của người Việt như Fanta Dâu, Fanta Chanh, v.v.

Đi cùng với sự phát triển của xu hướng ăn uống lành mạnh, Coca Cola đã cho ra mắt các sản phẩm Coca Cola Zero; Coca Cola Light.

chiến lược marketing của coca-cola tại việt nam
chiến lược marketing của coca-cola tại việt nam
Chiến lược Sản phẩm của Coca-Cola

Kiểu dáng và bao bì sản phẩm cũng là một yếu tố đóng góp vào sự thành công của thương hiệu. Coca Cola không ngừng thay đổi và thiết kế bao bì trở nên bắt mắt, tiện lợi và phù hợp với nhu cầu của từng người dùng hơn. Chẳng hạn như, người tiêu dùng có thể chọn mua 1 lốc 6 lon 330ml với mức giá tốt hơn khi mua 6 lon lẻ. 

Qua đây có thể thấy, Coca Cola rất quan tâm đến nhu cầu thực sự của người dùng tại từng khu vực mà họ đặt chân đến. Bên cạnh đó cũng không quên cập nhật các sản phẩm mới để đáp ứng xu hướng tiêu dùng mới của khách hàng. 

Đọc thêm: Product trong Marketing Mix: Định nghĩa, đặc điểm và vai trò

Price

Khi mới bắt đầu thâm nhập thị trường, Coca Cola định giá theo đối thủ cạnh tranh để đẩy mạnh thị trường. Một trong những đối thủ trực tiếp nhất của Coca Cola là Pepsico, thương hiệu luôn giữ mức giá của mình không vượt quá hoặc thấp hơn quá nhiều. Bởi nếu giá sản phẩm của họ quá cao, khách hàng sẽ chuyển sang mua của Pepsi, và nếu bán giá quá thấp người tiêu dùng sẽ nghi ngờ về vấn đề chất lượng của sản phẩm.

Các chiến lược giá mà Coca Cola đã áp dụng để trở thành một trong những thương hiệu nước giải khát có ga hàng đầu thế giới bao gồm: 

  • Định giá theo tâm lý: Vào năm 2009, thay vì để giá một chai Coca Cola 2 lít là 2.5 đô, họ đã đặt mức giá 2.49 đô. Dù không chênh lệch quá nhiều nhưng khách hàng cảm thấy mức giá này rẻ và họ có lợi hơn.
  • Định giá khuyến mãi: Coca Cola triển khai các chiến dịch khuyến mãi vào các dịp đặc biệt để kích thích nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng.
  • Định giá theo từng phân khúc: Bao bì sản phẩm của Coca Cola bao gồm nhiều loại chất liệu khác nhau như: chai nhựa, chai thủy tinh, lon nhôm, v.v. Do đó, tùy vào dòng sản phẩm sẽ có một mức giá phù hợp.
  • Định giá theo kênh phân phối: Ví dụ, khi mua cùng một sản phẩm tại siêu thị và nhà bán lẻ mức giá có thể có sự chênh lệch nhưng không quá lớn.

Qua đây có thể thấy, Coca Cola đang thực hiện nhiều chiến lược giá khác nhau nhằm tối ưu doanh thu, trong khi chi phí sản xuất không có nhiều sự thay đổi.

Place

Hiện tại, các sản phẩm của Coca Cola đã và đang có mặt tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo đó, doanh nghiệp đã thực hiện chiến lược nội địa hóa để đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng.

Các sản phẩm của Coca có mặt ở hầu hết các cửa hàng từ quán tạp hóa nhỏ đến các siêu thị lớn. Bên cạnh đó, thương hiệu còn hợp tác với các nhà hàng, quán ăn, rạp chiếu phim, v.v để đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng cuối cùng.

Tại Việt Nam, Coca Cola đang có 3 nhà máy sản xuất đặt tại thành phố Đà Nẵng, Hà Nội và Hồ Chí Minh có khả năng cung cấp đầy đủ sản phẩm cho hệ thống kênh phân phối rộng khắp. Hiện thương hiệu vẫn đang không ngừng đẩy mạnh việc phát triển thị trường bằng việc tuyển thêm các đại lý và nhà phân phối mới.

Để thu hút các nhà phân phối, Coca Cola triển khai nhiều chính sách hấp dẫn khi nhập sản phẩm của thương hiệu như: hỗ trợ tài chính, tặng quà, hỗ trợ setup cửa hàng, thời gian hoàn tiền hàng hợp lý, v.v.

Đọc thêm: Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết Về Place Trong Marketing Mix

Promotion

Các chiến dịch truyền thông, marketing của thương hiệu được đầu tư chỉn chu và có sức ảnh hưởng lớn trên toàn cầu. 

Tùy vào thị trường mà thương hiệu hoạt động,  các chiến lược marketing của Coca Cola sẽ được phát triển dựa trên đặc điểm then chốt của công chúng mục tiêu. 

chiến lược marketing của coca cola
chiến lược marketing của coca cola
Chiến lược Promotion của Coca-Cola gây ra sức ảnh hưởng mạnh mẽ trên toàn cầu nhờ đâu?

Các hoạt động truyền thông được thực hiện trên nhiều kênh khác nhau bao gồm các kênh truyền thống và hiện đại. Bên cạnh đó, doanh nghiệp không quên tích hợp với các công cụ khác như Quảng cáo, Xúc tiến bán, Bán hàng cá nhân, PR, Marketing tương tác nhằm tiếp cận đối đa công chúng và hiệu quả chung của toàn chiến dịch. 

Các chiến dịch quảng cáo của Coca Cola  nổi bật của Coca Cola có thể kể đến như: 

  • “Hilltop – I’d Like to Teach the World to Sing” vào năm 1971
  • “Holidays are coming” được triển khai từ năm 1995 cho đến nay
  • “The Polar Bowl” được triển khai vào năm 2012
  • “Happiness Factory” được triển khai vào năm 2006

Có thể thấy, qua từng chiến dịch thương hiệu luôn biết cách làm mới mình, mỗi chiến dịch mang một màu sắc và ý nghĩa truyền tải riêng biệt. Đồng thời thể hiện sự sáng tạo “thinking out of the box” qua từng campaign.

Theo quan điểm của tác giả, một vài điểm dẫn đến sự thành công trong các chiến dịch truyền thông của thương hiệu như:

  • Nội dung truyền thông đánh trúng insight của công chúng mục tiêu
  • Cách triển khai nội dung sáng tạo và đa dạng hình thức (bằng video, hình ảnh, âm thanh, v.v.)
  • Nội dung truyền thông mới mẻ, không đi theo số đông
  • Thời điểm triển khai chiến dịch phù hợp 
  • Kết hợp các công cụ truyền thông một cách hợp lý và hiệu quả

Đọc thêm: Chiến lược Marketing của Shopee – Điều gì giúp Shopee thống trị thị trường Việt Nam?  

Tạm kết

Trên đây là một vài chia sẻ về chiến lược marketing mix của Coca Cola – điều khiến cho doanh nghiệp này trở thành một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất hành tinh. Hy vọng bài viết này có thể cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào về chủ đề này, đừng ngần ngại để lại bình luận để Glints và mọi người cùng biết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 1

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Tác Giả