Hoạt động thương mại điện tử là gì ? Đặc điểm, phân loại hoạt động thương mại điện tử
Thế kỷ 21 là thế kỷ của thương mại điện tử, thế kỷ này được mệnh danh là thế kỷ của kỷ nguyên số. Vậy, hoạt động thương mại điện tử dưới góc nhìn pháp lý được quy định như thế nào ? Đặc điểm mang tính chất đặc thù của hoạt động thương mại điện tử là gì ? Bài viết phân tích cụ thể:
Mục Lục
1. Khái niệm về hoạt động thương mại điện tử
Hoạt động thương mại điện tử là hoạt động thương mại được thực hiện thông qua phương tiện điện tử. Khác với thương mại truyền thống là thương mại được thực hiện dựa trên các tài liệu bằng giấy (hợp đồng bằng văn bản giấy, chứng cứ bằng văn bản giấy), thương mại điện tử sử dụng các phương tiện điện tử để giao dịch và lưu trữ thông tin.
Hoạt động thương mại điện tử trước tiên là hoạt động thương mại. Thuật ngữ “thương mại” hiện nay được hiểu theo nghĩa rộng, là các hoạt động phát sinh lợi nhuận từ khâu sản xuất đến tiêu dùng. Hoạt động thương mại không chỉ dừng lại ở việc mua bán, trao đổi hàng hoá đơn thuần mà còn bao trùm các hoạt động liên quan như quảng cáo, chào hàng, đặt hàng, giao kết hợp đồng, phân phôi, giao nhận sản phẩm, thanh toán … Đối tượng của thương mại không chỉ bó hẹp ở lĩnh vực hàng hoá mà còn mở rộng sang các lĩnh vực khác như dịch vụ, vốn (đầu tư), tài chính.
Lâ hoạt động thương mại, thương mại điện tử hội tụ các đặc điểm cấu thành của thương mại truyền thống. Giống như thương mại truyền thống, thương mại điện tử được tạo nên bởi ba dòng chảy: dòng thông tin (người sản xuất và người tiêu dùng ưao đổi thông tin cho nhau để biết nhà cung cấp đang bán gì, người tiêu dùng muốn mua cái gì), dòng hàng hoá (sau khi trao đổi thông tin nhà cung cấp sẽ sử dụng nhiều phương thức khảc nhau để giao hàng đã được yêu cầu cho khách hàng, từ đó tạo nên dòng hàng hoá) và dòng tiền tệ (sau khi đã nhận được sản phẩm mong muốn, khách hàng sẽ trả tiền).
Khác với thương mại truyền thống, ba dòng chảy này trong thương mại điện tử có những đặc trưng riêng. Các dòng chảy này được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử.
Ví dụ, đối với dòng thông tin, thông qua việc sử dụng internet, các doanh nghiệp có thể kết nối với khách hàng ở khắp nơi, vào bất cứ lúc nào mà không cần phải tiến hành gặp gỡ trực tiếp. Với dòng tiền tệ, khách hàng có thể sử dụng séc điện tử, thẻ tài chính điện tử để trả tiền cho người bán, cho nhà sản xuất. Dòng hàng hoá cũng có thể được giao nhận thông qua phương tiện điện tử như việc số hoá các bài hát, các quyển sách.
Thương mại điện tử không đòi hỏi cả ba dòng chảy này đều phải được thực hiện thông qua phương tiện điện tử. Mỗi giai đoạn cấu thành giao dịch thương mại điện tử đều có thể thực hiện bằng phương tiện điện tử hoặc không.
Ví dụ, việc chào hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán tiền hàng có thể được thực hiện bằng phương tiện điện tử, còn việc giao nhận hàng có thể được thực hiện theo hình thức thương mại truyền thống: giao nhận hàng hữu hình.
Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về thương mại điện tử được đưa ra bởi nhiều thiết chế quốc tế về thương mại như Tổ chức thương mại thế giới WTO, ủy ban về Luật thương mại của Liên hợp quốc UNCITRAL, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế OECD. Tuy nhiên, các cách hiểu đều thống nhất ở một điểm chung, theo đó, thương mại điện tử là việc thực hiện các giao dịch thương mại thông qua các phương tiện điện tử.
Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kĩ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự (Điều 4 Luật Giao dịch điện tử năm 2005). Các phương tiện điện tử được sử dụng trong thương mại điện tử rất đa dạng. Một số loại phương tiện điện tử được sử dụng phổ biến là:
– Các loại phương tiện viễn thông như điện thoại, telex, fax;
– Phát thanh, truyền hình;
– Thiết bị kĩ thuật thanh toán điện tử;
– Hệ thống trao đổi dữ liệu và internet.
Tuy nhiên, với sự phát triển và phổ cập của internet hiện nay, thương mại điện tử dường như được hiểu là việc thực hiện các giao dịch thương mại thông qua internet. Chính vì vậy, mà thuật ngữ “thương mại điện tử” thường được thể hiện theo ngôn ngữ thông dụng của thế giới là “e-commerce” với “e” là biểu tượng của internet. Trên thực tế, chính các hoạt động thương mại thông qua mạng internet đã làm phát sinh thuật ngữ “thương mại điện tử”. Theo một số các chuyên gia, thương mại điện tử được hiểu theo nghĩa hẹp chỉ gồm các hoạt động thương mại được tiến hành trên mạng máy tính mở như internet.
Theo pháp luật Việt Nam, hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nổi với mạng internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.
2. Đặc điểm của hoạt động thương mại điện tử
Từ khái niệm trên đây, hoạt động thương mại điện tử có các đặc điểm sau:
– Về hình thức thực hiện: Các hoạt động thương mại điện tử được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử có kết nối mạng viễn thông. Trong hoạt động thương mại truyền thống, các giao dịch được tiến hành chủ yếu thông qua việc các bên gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành đàm phán, giao dịch và đi đến ký kết hợp đồng trên văn bản, giấy tờ …
– Về phạm vi hoạt động: Thông qua các phương tiện điện tử, hoạt động thương mại được thực hiện không phụ thuộc vào vị trí địa lý, thời gian. Các chủ thể có thể tiến hành các hoạt động thương mại điện tử ở bất cứ nơi nào, tại bất kì thời điểm nào.
– Về chủ thể tham gia: Nếu như trong thương mại truyền thống, một giao dịch phải có ít nhất hai chủ thể tham gia bao gồm người mua và người bán, người cung cấp dịch vụ và người nhận dịch vụ. Theo quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động thương mại điện tử, các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử bao gồm:
+ Các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập website thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng).
+ Các thương nhân, tổ chức thiết lập website thương mại điện tử để cung cấp môi trường cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ (thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử).
+ Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng website của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người bán).
+ Các thương nhân, tổ chức, cá nhân mua hàng hoá hoặc dịch vụ trên website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (khách hàng).
+ Các thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng kĩ thuật cho người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng và cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện từ (thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng).
+ Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị điện tử có nối mạng khác để tiến hành hoạt động thương mại.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, các giao dịch thương mại điện tử còn cần có thêm cả cơ quan, tổ chức hoặc thương nhân chứng thực. Bởi các giao dịch thương mại điện tử thường phải đối mặt với các vấn đề an ninh, bảo mật. Do vậy, các giao dịch thương mại điện tử cần phải có sự trợ giúp của các chủ thể có khả năng và thẩm quyền xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch thương mại điện tử.
– Về thời gian thực hiện giao dịch: Nhờ việc sử dụng các phương tiện điện tử với công nghệ hiện đại và công nghệ truyền dẫn không dây, các giao dịch thương mại điện tử được thực hiện không phụ thuộc vào thời gian. Đây là một lợi thế quan trọng của hoạt động thương mại điện tử. Lợi thế này giúp người tham gia giao dịch tiến hành tự động hóa một số bước trong giao dịch thương mại điện tử (như mua hàng trực tuyến qua website) và loại bỏ sự chênh lệch về thời gian giữa các quốc gia. Do đó, dù ở bất cứ nơi đâu, vào bất cứ thời điểm nào các cá nhân, doanh nghiệp cũng có thể tiến hành được các giao dịch thương mại điện tử.
3. Phân loại hoạt động thương mại điện tử
Các hoạt động thương mại điện tử có thể được thực hiện thông qua nhiều phương tiện điện tử. Dựa vào loại phương tiện điện tử được thực hiện, có thể phân hoạt động thương mại điện tử thành hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng internet, hoạt động thương mại điện tử có kết nối với mạng viễn thông di động, hoạt động thương mại điện tử có kết nối với các mạng mở khác.
Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của các trang mạng trên internet, đa phần các hoạt động thương mại được thực hiện thông qua các hang mạng được thiết lập dưới các hình thức sau:
– Website thương mại điện tử (dưới đây gọi tắt là website): Đây là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hoá hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.
– Sàn giao dịch thương mại điện tử: Đây là một dạng website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hoá, dịch vụ trên đó.
– Website khuyến mại trực tuyến: Đây cũng là một dạng website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để thực hiện khuyến mại cho hàng hoá, dịch vụ của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác theo các điều khoản của hợp đồng dịch vụ khuyến mại.
– Website đấu giá trực tuyến: Đây là xvebsite thương mại điện tử cung cấp giải pháp cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tổ chức đấu giá cho hàng hoá của mình trên đó.
Với các hình thức trên, về cơ bản, có thể phân hoạt động thương mại điện tử thành hoạt động thương mại được thực hiện trên website thương mại điện tử, hoạt động thương mại được thực hiện trên sàn giao dịch thương mại điện tử, hoạt động thương mại được thực hiện trên website khuyến mại trực tuyến, hoạt động thương mại được thực hiện trên website đâu giá trực tuyến.
Việc phân loại các hoạt động thương mại điện tử như trên có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trảch nhiệm của các chủ thể khi tham gia vào từng loại hoạt động thương mại điện tử. Mỗi loại hoạt động thương mại điện tử này có những đặc điểm riêng về chủ thể tham gia hoạt động và về loại hoạt động thương mại được thực hiện.
Ví dụ, đối với hoạt động thương mại điện tử trên website thương mại điện tử, chủ thể thực hiện hoạt động thương mại cũng là chủ thể thiết lập website thương mại điện tử. Còn đối với hoạt động thương mại trên sàn giao dịch thương mại điện tử, thì chủ thể thiết lập sàn giao dịch không phải là chủ thể trực tiếp tham gia và thực hiện giao dịch. Đối với hoạt động trên website khuyến mại trực tuyến, hoạt động được thực hiện là hoạt động khuyến mại hàng hoá, dịch vụ cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân có nhu cầu trên cơ sở của hợp đồng dịch vụ khuyến mại giữa các chủ thể này với thương nhân, tổ chức thiết lập website. Còn đối với hoạt động trên website đấu giá trực tuyến thì hoạt động được thực hiện ở trên thông tin này là hoạt động đấu giá.
4. Pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử
Thương mại điện tử phát triển và làm thay đổi cách thức kinh doanh, giao dịch truyền thống đồng thời đem lại những lợi ích to lớn cho xã hội. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh và mạnh của thương mại điện tử cũng kéo theo nhu cầu cấp thiết phải có một khung pháp lý cho các hoạt động giao dịch bằng phương tiện điện tử này. Để thương mại điện tử thực sự là công cụ kinh doanh hiệu quả và an toàn, cần phải có các giải pháp không chỉ về mặt kĩ thuật, mà còn cần có một cơ sở pháp lý đầy đủ của quốc gia cũng như quốc tế.
4.1 Pháp luật quốc tế
Hiểu được tầm quan trọng của thương mại điện tử, cũng như những tác động to lớn của nó đối với nền kinh tế thế giới và sự phát triển thương mại của mỗi quốc gia, ngay từ những năm 90 của thế kỉ XX, các thiết chế quốc tế về thương mại đã quan tâm và soạn thảo khung pháp lý cho các giao dịch thương mại điện tử. Ở phạm vi toàn cầu, ủy ban Luật thương mại của Liên hợp quốc (UNCITRAL) đã ban hành Đạo luật mẫu về thương mại điện tử nhằm xây dựng khung pháp lý thống nhất điều chỉnh nhũng vấn đề phát sinh từ thương mại điện tử. Đây cũng là nỗ lực nhằm hài hoà pháp luật về thương mại điện tử của các quốc gia trên thế giới, đồng thời hướng dẫn các nước đưa ra được những đạo luật phù hợp với khả năng và thực tế kinh doanh của nước mình. UNCITRAL đã ban hành và cho công bố Công ước của Liên hợp quốc về việc sử dụng giao dịch điện tử trong hợp đồng quốc tế (UN Convention on the use of electronic communication in intemational contracts – Công ước này đã được ký kết chính thức vào ngày 06/7/2006 tại trụ sở của Liên hợp quốc với đại diện của 60 nước. Việt Nam đã tham gia với tư cách quan sát viên). Việc ban hành Công ước này một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của thương mại điện tử trong thương mại quốc tế, đặc biệt là trong việc ký kết các hợp đồng quốc tể. Bên cạnh đó, UNCITRAL cũng cho ra đời một loạt các văn bản cốt lõi của hệ thống luật quốc tế về thương mại điện tử, trong đó có Luật mẫu về chữ ký điện tử năm 2001. Những văn bản này đã đặt nền tảng chuyên môn cho việc xây dựng một hệ thống pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam và giúp Việt Nam hoà nhập và theo kịp các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.
4.2 Pháp luật quốc gia
Hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động thương mại điện tử của Việt Nam bao gồm: Luật Giao dịch điện tử năm 2005, quy định một cách khái quát các hoạt động giao dịch điện tử; Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về thương mại điện tử (sau đây viết tắt là Nghị định số 52/2013/NĐ-CP); Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 sửa đổi, bổ sung một số nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương; Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số (sau đây viết tắt là Nghị định số 130/2018/NĐ-CP)…
Nhìn chung, Việt Nam đã ban hành tương đối đầy đủ các quy định liên quan đến giao dịch điện tử. Đối với những lĩnh vực chuyên ngành, có Nghị định số 165/2018/NĐ-CP ngày 24/12/2018 về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính; Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 08/3/2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng. Ngoài ra còn phải kể đến các văn bản của các Bộ, ngành về áp dụng thương mại điện tử trong các hoạt động chuyên ngành khác.
Luật Giao dịch điện tử năm 2005, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP và các văn bản pháp luật được ban hành kèm theo, cùng với Luật Thương mại năm 2005, Bộ luật dân sự năm 2015 đã tạo nến một hệ thống các văn bản pháp luật về thương mại điện tử có ý nghĩa quan trọng trong việc chính thức công nhận về mặt pháp lý hoạt động thương mại điện từ, khuyến khích thương mại điện tử phát triển, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử ở Việt Nam.
Nội dung chủ yếu của các văn bản pháp luật về thương mại điện tử của Việt Nam ghi nhận giá trị pháp lý của các hình thức thông tin điện tử, vấn đề pháp lý trong đảm bảo an toàn và độ tin cậy cho các giao dịch thương mại điện tử, cơ chế xử lý vi phạm, tranh chấp trong thương mại điện tử. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, có rất nhiều giao dịch thương mại phải được thực hiện dưới hình thức văn bản, đặc biệt là đối với các hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Hiện nay, chúng ta chưa có một khái niệm cụ thể, rõ ràng về văn bản. Theo cách hiểu truyền thống, văn bản được đồng nghĩa với giấy tờ (dưới hình thức viết). Trong khi đó, thương mại điện tử có đặc trưng là thương mại không giấy tờ. Nếu các hình thức thông tin điện tử không được ghi nhận về mặt pháp lý như là một hình thức của văn bản, hoặc có giá trị tương đương như văn bản, các giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử, chủ yếu là các hợp đồng giao kết trên mạng internet, sẽ vô hiệu vì không đáp ứng được yêu cầu về mặt hình thức của hợp đồng. Ngoài ra, việc ký kết hợp đồng thương mại bằng phương tiện điện tử cũng dẫn đến việc phải thừa nhận một hình thức thay thế cho chữ ký tay trong hợp đồng thương mại truyền thống.
Chính vì vậy, để thương mại điện tử được thừa nhận hợp pháp ở nước ta, phải công nhận giá trị pháp lý của các thông tin điện tử cũng như các giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử. Các giao dịch này thường được thực hiện thông qua hình thức thư điện tử (email) hoặc bằng việc trao đổi dữ liệu điện tử (electronic data interchange – EDI). Các thông tin điện tử trong giao dịch thương mại điện tử có thể được thể hiện dưới hình thức như: Thông điệp dữ liệu; chữ ký số và giao dịch điện tử. Do vậy, đây là những nội dung pháp lý cơ bản của pháp luật về thương mại điện tử.
Luật MInh Khuê (sưu tầm & biên tập từ các nguồn trên internet)