Hoạt động ngân hàng là gì? Khái niệm, đặc điểm của hoạt động ngân hàng

Hoạt động ngân hàng là gì? Khái niệm, đặc điểm của hoạt động ngân hàng

Hoat-dong-ngan-hang

Khái niệm hoạt động ngân hàng là gì?

Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ như nhận tiền gửi, cấp tín dụng hay cung ứng dích vụ thanh toán qua tài khoản. Như vậy, ta có thể thấy ngoài nội dung liên quan đến hoạt động về tiền tệ và tài chính thì hoạt động ngân hàng còn có các nghiệp vụ khác liên quan như nhận tiền gửi của khách hàng, từ số tiền gửi đó thực hiện chung chuyển đến hoạt động cho vay có kì hạn. Bên cạnh đó còn các hoạt động chính như cung cấp tới khách hàng các dịch vụ liên quan đến tín dụng, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng và thực hiện dịch vụ thanh toán tiền thông qua hình thức chuyển khoản trong ngân hàng và các ngân hàng khác.

Đối tượng kinh doanh của hoạt động ngân hàng

Ngân hàng lấy tiền tệ làm đối tượng kinh doanh trực tiếp, hoạt động ngân hàng chỉ do các tổ chức tín dụng thực hiện, chủ thể quản lý ngân hàng là ngân hàng nhà nước, được điều chỉnh bởi luật Ngân hàng.

Đối với đối tượng kinh doanh là tiền tệ, đây là đối tượng kinh doanh trực tiếp đối với hoạt động ngân hàng.

Đặc điểm của hoạt động ngân hàng

Chịu sự điều chỉnh trực tiếp của ngân hàng nhà nước Việt Nam

Yếu tố chủ thể: Chủ thể thực hiện hoạt động ngân hàng: TCTD, chi nhánh của ngân hàng nước ngoài và một số chủ thể được cấp phép và Phải được ngân hàng nhà nước Việt Nam  cấp phép hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.
à. Mỗi loại hình tổ chức tín dụng có phạm vi hoạt động khác nhau. TCTD chỉ được tiến hành các hoạt động được ghi nhận rõ trong giấy phép do NHNN cấp.

Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện

Hoạt động ngân hàng mang đặc điểm cạnh tranh song hành với hợp tác

Các đặc thù của hoạt động ngân hàng

Hoạt động ngân hàng mang tính rủi ro cao:

– Đối tượng kinh doanh của ngân hàng là tiền, tiền là một thứ rất khó kiểm soát, rất khó quản lý.

– Mang tính kéo dài quan hệ kinh doanh, quan hệ  mua bán trao đổi vì mỗi một cá nhân, tổ chức vay tiền để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh, hay hoạt động cá nhân của họ thì tối thiểu là 3 tháng, có thể kéo dài 1 năm, 5 năm, thậm chỉ 10 đến 20 năm-> thể hiện độ rủi ro cao, càng để lâu rất khó đảm bảo trả.

– Ngân hàng phải gánh chịu hầu hết rủi ro trong nền kinh tế. Ví dụ: Doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để kinh doanh bị cháy, doanh nghiệp đó lâm vào tình trạng khó khăn, khó có khả năng có tiền để thanh toán trả Ngân hàng.

Phản ứng dây chuyền 

– Khi cho các tổ chức, cá nhân vay một số tiền lớn, tổ chức cá nhân đó không có khả năng trả ngân hàng, điều này dẫn đến ngân hàng không có tiền cho người dân hay tổ chức khác vay nữa. Như vậy, hoạt động đó ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng, thay đổi sự quản lý, thậm chí có thể thay đổi cả hệ thống chính quyền.

– Khi ngân hàng bị thiệt hại, khủng hoảng, dẫn đến tình trạng phá sản, như vậy, người dân, nguồn để thu hút tiền tệ lưu thông mất niềm tin, sẽ không gửi vào ngân hàng nữa-> người dẫn sẽ tích tiền ở nhà, việc lưu thông tiền hạn chế, nhà nước in thêm tiền sẽ nảy sinh lạm phát.

Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn hiểu quy định của pháp luật về khái niệm, đặc điểm của hoạt động ngân hàng. Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi  Luật sư Hà, Luật sư Trung và các luật sư chuyên môn khác.

Điện thoại: 1900.633.246

Gmail: [email protected]