Hoạt động hợp tác quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp

Trong bối cảnh toàn cầu hoá, hiện đại hoá ngày nay, nhu cầu hợp tác quốc tế về mọi lĩnh vực trong đó có hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng là một điều tất yếu để mang những kiến thức tiến bộ, tinh hoa và hiện đại của thế giới vào Việt Nam, giúp người học không bị lạc hậu

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Đầu tư của Công ty luật Minh Khuê

>> Luật sư tư vấn pháp luật Đầu tư, gọi:  1900 6162

tiếp cận được với nhiều nguồn hỗ trợ trong và ngoài nước cho việc học tập.

1. Khái quát về hợp tác quốc tế

Hợp tác được hiểu là cùng nhau góp công sức, góp tài sản để thực hiện một công việc, mục đích chung và vì lợi ích chung. Hợp tác quốc tế là sự liên kết của nhiều chủ thể có sự khác nhau về quốc tịch, cùng hướng tới một mục tiêu, không chống phá, chiến tranh với nhau.

Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục là hoạt động liên kết, phối hợp đào tạo, giáo dục giữa nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ trên thế giới để thúc đẩy sự phát triển về chất và lượng của giáo dục. Hoạt động đào tạo hợp tác quốc tế đang diễn ra mạnh và trong lĩnh vực đào tạo đại học và sau đại học.

Hiện nay, trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, hoạt động đào tạo quốc tế cũng diễn ra rất sôi nổi và dần mang sự quan trọng nhất định đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại Việt Nam. Tầm quan trong của việc hợp tác quốc tế thể hiện ở các khía cạnh sau đây:

– Hợp tác quốc tế thúc đẩy sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam, buộc giáo dục Việt nam phải cải tiến, nâng cao, hiện đại hoá, cập nhật tri thức mới, cộng nghệ mới để phù hợp với tình hình hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục nhưng vẫn phải giữ vững bản sắc, văn hoá đặc trưng của dân tộc và khẳng định được chủ quyền của quốc gia.

– Hợp tác quốc tế, đặc biệt là với các cơ sở giáo dục quốc tế uy tín là cơ hội để cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh với các hình thức giáo dục khác, thu hút nhiều nhân tài hơn nữa. Giúp xây dựng cho thị trường lao động Việt Nam nguồn lao động dồi dào về số lượng và đảm bảo về chất lượng.

2. Định hướng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục

Để tiến hành hội nhập, hợp tác quốc tế, Nhà nước ta đã đưa ra nhiều phương hướng hợp tác chiến lược sau:

– Đa dạng hoá hình thức hợp tác, tăng cường hoạt động hợp tác trong khu vực và quốc tế (trong đó, chú trọng hợp tác với các quốc gia có thể mạnh về giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp,…).

– Tăng cường, mở rộng các hoạt động hợp tác trao đổi giảng viên và học sinh, sinh viên với các cơ sở giáo dục trên thế giới, có thể cùng liên kết với các cơ sở giáo dục liên quan trong và ngoài nước để triển khai hoạt động trao đổi du học sinh, giảng viên,…

– Phát triển các hoạt động liên doanh, liên kết đào tạo, tuyển sinh, trao đổi với nhiều nước trên thế giới.

– Khuyến khích, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

– Khuyến khích các giảng viên, các nhà khoa học làm công tác hợp tác quốc tế nhằm tạo ra mạng lưới cộng tác viên trong hợp tác quốc tế về giáo dục với các chính sách động viên, khen thưởng kịp thời; đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách.

– Thực hiện các chính sách đối với cán bộ, giảng viên đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đóng góp ể tài trợ cho nghiên cứu khoa học, cử cán bộ- giảng viên có trình cao đi giao lưu khoa học với nước ngoài, tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên xuất sắc có hoàn cảnh đặc biệt.

3. Mục tiêu và hình thức hợp tác quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp.

Theo quy định tại Điều 46 Luật Giáo dục Nghề nghiệp, hoạt động hợp tác quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp có những mục tiêu sau đây:

1. Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo hướng hiện đại, tiếp cận nền giáo dục nghề nghiệp tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

2. Tạo điều kiện để cơ sở giáo dục nghề nghiệp phát triển bền vững, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Các hình thức hợp tác quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Điều 47 Luật Giáo dục nghề nghiệp bao gồm:

– Hình thức liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục trong và ngoài nước. 

– Thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.

– Hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học.

– Tiến hành bồi dưỡng, trao đổi nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp và người học.

– Quốc tế hoá việc trao đổi thông tin phục vụ hoạt động đào tạo; cung ứng chương trình đào tạo; trao đổi các ấn phẩm, tài liệu và kết quả hoạt động đào tạo.

– Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia các tổ chức giáo dục, hội nghề nghiệp khu vực và quốc tế.

-Mở các văn phòng đại diện cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam ở nước ngoài.

– Và các hình thức hợp tác khác theo quy định của pháp luật.

4. Nội dung hình thức Liên kết đào tạo

Khái niệm hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Giáo dục Nghề nghiệp, liên kết đào tạo với nước ngoài là việc xây dựng và thực hiện chương trình hợp tác đào tạo giữa cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam với cơ sở giáo dục, đào tạo nước ngoài nhưng không hình thành pháp nhân mới nhằm thực hiện chương trình đào tạo để cấp văn bằng, chứng chỉ đào tạo nghề nghiệp.

Đặc điểm về chương trình đào tạo:

Chương trình đào tạo được sử dụng trong hoạt dộng liên kết, hợp tác đào tạo mang một số đặc điểm sau:

– Thứ nhất, chương trình này do các bên hợp tác cùng nhau thảo luận, xây dựng.

– Thứ hai, chương trình có thể được sử dụng toàn bộ hoặc một phàn tại Việt Nam hoặc nước ngoài.

– Thứ ba, chương trình đào tạo được sử dụng xuyên suốt trong hoạt động liên kết đào tạo do người đứng đầu cơ sở giáo dụng nghề nghiệp phê duyệt.

Điều kiện đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên kết đào tạo với nước ngoài:

Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong nước:

– Phải có GCN đăng ký hoạt động liên kết đào tạo.

– Phải có đội ngũ nhà giáo, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, chương trình, nội dung đào tạo đảm bảo điều kiện.

Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài:

– Phải có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp do cơ quan kiểm định chất lượng nước ngoài cấp hoặc được công nhận theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.

*** Nếu chương trình liên kết đào tạo bị đình chỉ tuyển sinh hoặc chấm dứt hoạt động do không đủ điều kiện, Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp phải:

– Bồi hoàn kinh phí đào tạo cho người học,

– Thanh toán các khoản thù lao giảng dạy, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp khác của người học, của nhà giáo, viên chức, người lao động theo hợp đồng lao động đã ký kết hoặc thỏa ước lao động tập thể;

– Thanh toán các khoản nợ thuế và các khoản nợ khác (nếu có).

5. Nội dung hình thức Thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài

Văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài có chức năng đại diện cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài. Hình thức hợp tác đào tạo này được quy định tại Điều 49 Luật Giáo dục nghề nghiệp như sau:

Điều kiện cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam với cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài:

– Cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài có tư cách pháp nhân;

– Có tôn chỉ, mục đích hoạt động riêng;

– Cơ sở giáo dục đã có thời gian hoạt động giáo dục nghề nghiệp ít nhất là 05 năm ở nước sở tại;

– Có quy chế tổ chức, hoạt động của văn phòng đại diện dự kiến thành lập tại Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.

Thẩm quyền cho phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam:

– Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.

Nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt nam:

– Các văn phòng đại diện có nhiệm vụ thúc đẩy việc hợp tác với cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam thông qua việc xúc tiến xây dựng các chương trình, dự án hợp tác trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp;

– Triển khai tổ chức các hoạt động giao lưu, tư vấn, trao đổi thông tin, hội thảo và triển lãm trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp nhằm giới thiệu về tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài;

– Đôn đốc, giám sát việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác giáo dục nghề nghiệp đã ký kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam;

– Lưu ý: Các văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài không được thực hiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam và không được phép thành lập chi nhánh trực thuộc văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.

6. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp

Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp:

– Nhà nước ban hành các chính sách nhằm mở rộng, phát triển hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền quốc gia và các bên cùng có lợi và các chính sách nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài có điều kiện tham gia và quá trình hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

– Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.

– Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trong đó có hoạt động quản lý, tổ chức công tác hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp.

Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục trong hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp:

– Cơ sở giáo dục có trách nhiệm nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo đáp ứng tiêu chuẩn hợp tác quốc tế.

– Hội đồng nhà trường/ Hội đồng quản trị có trách nhiệm ban hành nghị quyết, phương hướng hoạt động đào tạo, hợp tác quốc tế.

– Giám đốc các trung tâm giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo, hợp tác quốc tế, kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp, phối hợp với doanh nghiệp trong tổ chức đào tạo nghề nghiệp; tổ chức hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900 6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đầu tư – Công ty luật Minh Khuê