Hoạt động hệ thống Bảo Hiểm Xã Hội
Ông Điều Bá Được- Trưởng ban, Ban Thực hiện chính sách BHXH, BHXH Việt Nam.
– PV: Thưa ông, những quy định mới về chế độ hưu trí từ ngày 01/01/2018 trở đi theo Luật BHXH năm 2014 có thay đổi, ông có thể cho biết công thức tính lương hưu có thay đổi không? Công thức đó như thế nào? Ngoài lương hưu hàng tháng khi nghỉ hưu NLĐ có còn được nhận khoản trợ cấp nào khác không?
+ Trưởng ban Thực hiện chính sách BHXH Điều Bá Được: Về chế độ hưu trí Luật BHXH năm 2014 có một số thay đổi nhưng công thức tính lương hưu hàng tháng thì không thay đổi, công thức đó như sau:
Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu X Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH (hoặc thu nhập tháng đóng BHXH đối với BHXH tự nguyện).
Ngoài lương hưu hàng tháng, NLĐ còn được nhận trợ cấp một lần khi nghỉ hưu: trợ cấp một lần khi nghỉ hưu là khoản trợ cấp trả cho thời gian đóng BHXH cao hơn số năm đóng BHXH tương ứng để đạt tỷ lệ hưởng lương hưu mức tối đa (75%).
– Xin ông cho biết cụ thể cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu từ ngày 01/01/2018 trở đi theo Luật BHXH năm 2014?
+ Tỷ lệ hưởng lương hưu phụ thuộc vào các yếu tố: giới tính, độ tuổi khi nghỉ hưu, chức danh nghề hoặc công việc, nơi làm việc, thời gian đã đóng BHXH. Trong đó, thời gian đã đóng BHXH có vai trò quyết định đến tỷ lệ hưởng lương hưu đối với người nghỉ hưu.
Cụ thể, cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu theo số năm đã đóng BHXH kể từ ngày 01/01/2018 như sau:
Quy định số năm đóng BHXH tương ứng với tỷ lệ 45% đối với lao động nữ là đủ 15 năm; đối với lao động nam thì thời gian đóng BHXH tương ứng với tỷ lệ 45% quy định có lộ trình cụ thể năm 2018 đủ 16 năm, năm 2019 đủ 17 năm, năm 2020 đủ 18, năm 2021 đủ 19 năm, năm 2022 đủ 22 năm mới tương ứng với tỷ lệ 45%. Sau đó, đối với cả nam và nữ cứ mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 2%, tối đa bằng 75%.
Theo quy định nêu trên, giả định lao động nữ có đủ 25 năm đóng BHXH tính đến thời điểm đủ điều kiện về tuổi quy định để được hưởng lương hưu trong năm 2017 thì tỷ lệ % hưởng lương hưu được tính như sau:15 năm đầu tính bằng 45% + 10 năm tiếp theo mỗi năm tính thêm 3% bằng 30% tổng bằng 75%; với trường hợp lao động nữ có đủ 25 năm đóng BHXH tính đến thời điểm đủ điều kiện về tuổi quy định để được hưởng lương hưu năm 2018 thì cách tính tỷ lệ % hưởng lương như sau: 15 năm đầu tính bằng 45% + 10 năm tiếp theo mỗi năm tính thêm 2% bằng 20% tổng bằng 65%. Như vậy, từ năm 2018 trở đi, để đạt được tỷ lệ % hưởng lương hưu ở mức tối đa là 75% thì lao động nữ phải có thời gian đóng BHXH thấp nhất là đủ 30 năm.
Tương tự với lao động nam có đủ 30 năm đóng BHXH tính đến thời điểm đủ điều kiện về tuổi quy định nếu nghỉ hưu trong năm 2017 thì tỷ lệ % hưởng lương hưu là 75% (15 năm đầu tính bằng 45% + 15 năm tiếp theo mỗi năm tính thêm 2% bằng 30%); nếu lao động nam này nghỉ hưu trong năm 2018 thì tỷ lệ % hưởng lương hưu là 73% (16 năm đầu bằng 45% + 14 năm tiếp theo mỗi năm tính thêm 2% bằng 28%).
Như vậy, đối với lao động nam, từ năm 2018, quy định số năm đóng BHXH để đạt tỷ lệ 45% sẽ tăng theo lộ trình từ đủ 16 năm cho đến đủ 20 năm đóng BHXH vào năm 2022. Như vậy, kể từ năm 2022 trở đi, để đạt được tỷ lệ % hưởng lương hưu ở mức tối đa là 75% thì lao động nam phải có thời gian đóng BHXH thấp nhất là đủ 35 năm.
Tỷ lệ hưởng lương hưu còn phụ thuộc vào độ tuổi khi nghỉ hưu. (Nguồn: Internet)
Cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu theo độ tuổi nghỉ hưu như sau:
Tỷ lệ hưởng lương hưu còn phụ thuộc vào độ tuổi khi nghỉ hưu: Tuổi quy định được hưởng lương hưu lại phụ thuộc điều kiện làm việc, chức danh nghề, công việc nơi làm việc, cụ thể như sau:
NLĐ làm việc trong điều kiện bình thường được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 54 của Luật BHXH năm 2014 thì tuổi quy định là đủ 60 tuổi đối với nam và đủ 55 tuổi đối với nữ.
NLĐ làm nghề hoặc công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì tuổi quy định là đủ 55 tuổi đối với nam và đủ 50 tuổi đối với nữ.
NLĐ làm công việc khai thác than trong hầm lò thì tuổi quy định được hưởng lương hưu là đủ 50 tuổi.
Ngoài ra, theo quy định của Chính phủ, một số trường hợp được kéo dài thời gian làm việc không quá 5 năm tương ứng sẽ nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn 60 tuổi đối với nam, cao hơn 55 tuổi đối với nữ.
Cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu đối với người về hưu trước độ tuổi nghỉ hưu theo quy định:
Đối với người nghỉ hưu trước tuổi quy định, cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu như sau: tính tỷ lệ hưởng theo số năm đã đóng BHXH theo thời gian đã đóng BHXH theo cách tính trên, sau đó, tính tỷ lệ phải giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi quy định (trước độ tuổi nghỉ hưu theo quy định nêu trên); cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2% (cả nam và nữ); khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu đối với trường hợp tuổi nghỉ hưu có tháng lẻ đến đủ 6 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 6 tháng thì không giảm tỷ lệ %.Tính tỷ lệ hưởng lương hưu đối với trường hợp thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm; từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.Trường hợp hồ sơ của NLĐ không xác định được ngày, tháng sinh thì lấy ngày 01/01 của năm sinh để tính tuổi làm cơ sở tính số năm nghỉ hưu trước tuổi.
– Thưa ông, xin ông cho biết cách tính mức bình quân tiền lương hoặc thu nhập tháng đóng BHXH làm căn cứ giải quyết hưởng chế độ hưu trí?
+ Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH phụ thuộc vào NLĐ đóng BHXH theo chế độ tiền lương nào, theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hay theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định; hoặc vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đối với NLĐ có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
Tham gia BHXH trước năm 2016: Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của số năm đóng BHXH trước khi nghỉ hưu (bằng hệ số tiền lương nhân với mức lương tối thiểu chung nay là mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng lương hưu).
Số năm đóng BHXH trước khi nghỉ hưu làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của NLĐ có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia BHXH; cụ thể theo Bảng sau:
Thời gian bắt đầu tham gia BHXH
Số năm đóng BHXH trước khi nghỉ hưu để tínhmức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
Trước ngày 01/01/1995
05 năm cuối trước khi nghỉ hưu
Từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12/2000
06 năm cuối trước khi nghỉ hưu
Từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/12/2006
08 năm cuối trước khi nghỉ hưu
Từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/12/2015
10 năm cuối trước khi nghỉ hưu
Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2019
15 năm cuối trước khi nghỉ hưu
Từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024
20 năm cuối trước khi nghỉ hưu
Từ ngày 01/01/2025 trở đi
Của toàn bộ thời gian
Tham gia BHXH từ 01/01/2016 trở đi: Người bắt đầu tham gia đóng BHXH từ ngày 01/01/2016 trở đi theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì cách tính mức bình quân tiền lương đóng BHXH trên cơ sở các mức tiền lương đã đóng BHXH, được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ (cách tính như điểm ii nêu dưới đây).
Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đối với NLĐ có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng BHXH; mức tiền lương đã đóng BHXH được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH phụ thuộc vào NLĐ đóng BHXH theo chế độ tiền lương nào. (Nguồn: Internet)
Ví dụ, nghỉ hưu trong năm 2017 thì chỉ số giá tiêu dùng được điều chỉnh theo Bảng 1 dưới đây:
Bảng 1(Áp dụng đối với BHXH bắt buộc)
Năm
Trước
1995
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Mức điều chỉnh
4,40
3,74
3,53
3,42
3,18
3,04
3,09
3,10
2,99
2,89
2,69
2,48
Năm
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
Mức điều chỉnh
2,31
2,13
1,73
1,62
1,48
1,25
1,15
1,08
1,03
1,03
1,00
1,00
Ví dụ minh họa: Bà Lê Thị M sinh ngày 27/4/1962; có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định từ tháng 01/1994 đến tháng 4/2017 bằng 23 năm 4 tháng (280 tháng), nghỉ hưu từ 01/ 5/2017 khi đủ 55 tuổi. Diễn biến tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của bà M như sau:
Từ 01/1994 đến 12/2000: 2.000.000 đồng
Từ 01/2001 đến 12/2006: 3.000.000 đồng
Từ 01/2007 đến 12/2013: 4.000.000 đồng
Từ 01/2014 đến 04/2017: 5.000.000 đồng
Mức tiền lương tháng đã đóng BHXH được điều chỉnh tại thời điểm nghỉ hưu tháng 5 năm 2017 của Bà M theo Bảng sau:
Năm
Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tại thời điểm đóng (đồng)
Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH đã được điều chỉnh tại thời điểm nghỉ hưu (đồng)
Tổng tiền lương làm căn cứ đóng BHXH (tính theo năm) đã được điều chỉnh tại thời điểm nghỉ hưu (đồng)
1994
2.000.000
2.000.000 x 4,40 = 8.800.000
8.800.000 x 12 = 105.600.000
1995
2.000.000
2.000.000 x 3,74 = 7.480.000
7.480.000 x 12 = 89.760.000
1996
2.000.000
2.000.000 x 3,53 = 7.060..000
7.060.000 x 12 = 84.720.000
1997
2.000.000
2.000.000 x 3,42 = 6.840.000
6.840.000 x 12 = 82.080.000
1998
2.000.000
2.000.000 x 3,18 = 6.360.000
6.360.000 x 12 = 76.320.000
1999
2.000.000
2.000.000 x 3,04 = 6.080.000
6.080.000 x 12 = 72.960.000
2000
2.000.000
2.000.000 x 3,09 = 6.180.000
6.180.000 x 12 = 74.160.000
2001
3.000.000
3.000.000 x 3,10 = 9.300.000
9.300.000 x 12 = 111.600.000
2002
3.000.000
3.000.000 x 2,99 = 8.970.000
8.970.000 x 12 = 107.640.000
2003
3.000.000
3.000.000 x 2,89 = 8.670.000
8.670.000 x 12 = 104.040.000
2004
3.000.000
3.000.000 x 2,69 = 8.070.000
8.070.000 x 12 = 96.840.000
2005
3.000.000
3.000.000 x 2,48 = 7.440.000
7.440.000 x 12 = 89.280.000
2006
3.000.000
3.000.000 x 2,31 = 6.930.000
6.930.000 x 12 = 83.160.000
2007
4.000.000
4.000.000 x 2,13 = 8.520.000
8.520.000 x 12 = 102.240.000
2008
4.000.000
4.000.000 x 1,73 = 6.920.000
6.920.000 x 12 = 83.040.000
2009
4.000.000
4.000.000 x 1,62 = 6.480.000
6.480.000 x 12 = 77.760.000
2010
4.000.000
4.000.000 x 1,48 = 5.920.000
5.920.000 x 12 = 71.040.000
2011
4.000.000
4.000.000 x 1,25 = 5.000.000
5.000.000 x 12 = 60.000.000
2012
4.000.000
4.000.000 x 1,15 = 4.600.000
4.600.000 x 12 = 55.200.000
2013
4.000.000
4.000.000 x 1,08 = 4.320.000
4.320.000 x 12 = 51.840.000
2014
5.000.000
5.000.000 x 1,03 = 5.150.000
5.150.000 x 12 = 61.800.000
2015
5.000.000
5.000.000 x 1,03 = 5.150.000
5.150.000 x 12 = 61.800.000
2016
5.000.000
5.000.000 x 1,00 = 5.000.000
5.000.000 x 12 = 60.000.000
2017
(4tháng)
5.000.000
5.000.000 x 1,00 = 5.000.000
5.000.000 x 04 = 20.000.000
Tổng tiền lương làm căn cứ đóng BHXH sau khi điều chỉnh
1.882.880.000
Mức bình quân tiền lương làm căn cứ tính lương hưu của bà M là:
1.882.880.000 đồng : 280 tháng = 6.724.571 đồng
Tỷ lệ % hưởng lương hưu của bà M là 70,5% (bà M nghỉ hưu trong năm 2017 nên 15 năm đầu tính bằng 45%, 8 năm tiếp theo mỗi năm tính thêm 3% bằng 24%, 04 tháng lẻ được tính là nửa năm bằng 1,5%).
Mức lương hưu của bà M là: 6.724.571 x 70,5% = 4.740.822(đồng)
NLĐ vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH chung của các thời gian như trên.
Ví dụ minh họa: Ông Nguyễn Văn X nghỉ hưu tháng 8/2017 khi đủ 60 tuổi. Ông X có thời gian tham gia BHXH từ tháng 01/1990 đến 7/2017 (27 năm 7 tháng); trong đó:
– Thời gian từ tháng 01/1990 đến 12/2009 (20 năm) là công chức, đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với diễn biến tiền lương 5 năm cuối như sau:
+ Từ 01/2005 đến 12/2006 bằng 24 tháng hưởng lương hệ số 4,4.
+ Từ 01/2007 đến 12/2009 bằng 36 tháng hưởng lương hệ số 4,74.
– Thời gian từ 01/2010 đến 7/2017 (7 năm 7 tháng) đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định với diễn biến tiền lương như sau:
+ Từ 01/2010 đến 12/2013: 9.000.000 đồng
+ Từ 01/2014 đến 04/2017: 10.000.000 đồng
Mức bình quân tiền lương làm căn cứ tính lương hưu đối với ông X, bằng tổng tiền lương theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và tiền lương theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định (sau khi đã điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng) chia cho tổng số tháng đóng BHXH. Trong đó:
Tính tổng tiền lương theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, bằng bình quân 5 năm cuối trước khi chuyển sang khu vực ngoài Nhà nước nhân với tổng số tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định. Cụ thể:
Mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
{(4,4 x 1.210.000 x 24) + (4,74 x 36 x 1.210.000)} : 60 tháng
= (127.776.000 + 206.474.400) : 60 tháng = 5.570.840 đồng
Tổng số tiền lương làm căn cứ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định tại thời điểm hưởng lương hưu bằng:
5.570.840 x 240 tháng (20 năm) = 1.337.001.600 đồng.
Tổng tiền lương làm căn cứ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng tại thời điểm hưởng lương hưu như sau:
Năm
Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tại thời điểm đóng (đồng)
Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH đã được điều chỉnh tại thời điểm nghỉ hưu (đồng)
Tổng tiền lương làm căn cứ đóng BHXH (tính theo năm) đã được điều chỉnh tại thời điểm nghỉ hưu (đồng)
2010
9.000.000
9.000.000 x 1,48 = 13.320.000
13.320.000 x 12 = 159.840.000
2011
9.000.000
9.000.000 x 1,25 = 11.250.000
11.250.000 x 12 = 135.000.000
2012
9.000.000
9.000.000 x 1,15 = 10.350.000
10.350.000 x 12 = 124.200.000
2013
9.000.000
9.000.000 x 1,08 = 9.720.000
9.720.000 x 12 = 116.640.000
2014
10.000.000
10.000.000 x 1,03 = 10.300.000
10.300.000 x 12 = 123.600.000
2015
10.000.000
10.000.000 x 1,03 = 10.300.000
10.300.000 x 12 = 123.600.000
2016
10.000.000
10.000.000 x 1,00 = 10.000.000
10.000.000 x 12 = 120.000.000
2017
(7tháng)
10.000.000
10.000.000 x 1,00 = 10.000.000
10.000.000 x 07 = 70.000.000
Tổng tiền lương làm căn cứ đóng BHXH đã được điều chỉnh tại thời điểm nghỉ hưu (đồng)
972.880.000
Tổng tiền lương làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của ông X, bằng tổng tiền lương làm căn cứ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định + tổng tiền lương làm căn cứ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định: 1.337.001.600 + 972.880.000 = 2.309.881.600 đồng.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH làm căn cứ tính lương hưu của ông X bằng:
2.309.881.600 : 331(27 năm 7 tháng) = 6.978.494,260 đồng
Ông X có 27 năm 7 tháng đóng BHXH. Tỷ lệ hưởng lương hưu của ông X là 71% (ông X nghỉ hưu trong năm 2017 nên 15 năm đầu tính bằng 45%, 12 năm tiếp theo tính thêm mỗi năm 2% bằng 24% , 07 tháng được tính tròn bằng 01 năm và bằng 2%).
Mức lương hưu hàng tháng của ông X là: 6.978.494,260 x 71% = 4.954.730,900 đồng.
– Thưa ông, xin ông cho biết công thức tính lương hưu và cách tính mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH đối với người tham gia BHXH tự nguyên như thế nào?
+ Công thức tính lương hưu, cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH tự nguyện áp dụng công thức, cách tính như đối với chế độ BHXH bắt buộc, chỉ có khác là BHXH tự nguyện không quy định nghỉ hưu trước tuổi quy định.
Cách tính mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH: Thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH đối với người tham gia BHXH tự nguyện được điều chỉnh tại thời điểm hưởng BHXH theo quy định của Chính phủ.
Công thức tính lương hưu, cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH tự nguyện áp dụng như đối với chế độ BHXH bắt buộc.
Hưởng BHXH tự nguyện trong năm 2017 thì thu nhập làm căn cứ đóng BHXH được điều chỉnh theo Bảng 2 dưới đây:
Bảng 2 (Áp dụng đối với BHXH tự nguyện):
Năm
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
Mức điều chỉnh
1,73
1,62
1,48
1,25
1,15
1,08
1,03
1,03
1,00
1,00
Ví dụ: Ông Trần Văn Y tham gia BHXH với diễn biến quá trình đóng BHXH tự nguyện như sau:
– Từ 01/2008 đến 12/2010: Thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện là 2.000.000,00 đồng;
– Từ 01/2011 đến 12/2015: Thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện là 3.000.000,00 đồng;
– Từ 01/2016 đến 12/2016: Thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện là 3.500.000,00 đồng;
– Từ 01/2017 đến 11/2017: Thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện là 2.000.000,00 đồng;
Tính mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH để làm căn cứ tính hưởng BHXH của Ông Y tại thời điểm tháng 12/2017 như sau:
Năm
Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tại thời điểm đóng (đồng)
Thu nhập làm căn cứ đóng BHXH đã được điều chỉnh tại thời điểm hưởng BHXH (đồng)
Tổng nhập (tính theo năm) làm căn cứ đóng BHXH đã được điều chỉnh tại thời điểm hưởng BHXH (đồng)
2008
2.000.000
2.000.000 x 1,73 = 3.460.000
3.460.000 x 12 = 41.520.000
2009
2.000.000
2.000.000 x 1,62 = 3.240.000
3.240.000 x 12 = 38.880.000
2010
2.000.000
2.000.000 x 1,48 = 2.960.000
2.960.000 x 12 = 35.520.000
2011
3.000.000
3.000.000 x 1,25 =3.750.000
3.750.000 x 12 = 45.000.000
2012
3.000.000
3.000.000 x 1,15 = 3.450.000
3.450.000 x 12 = 41.400.000
2013
3.000.000
3.000.000 x 1,08 = 3.240.000
3.240.000 x 12 = 38.880.000
2014
3.000.000
3.000.000x 1.03 = 3.090.000
3.090.000 x12 = 37.080.000
2015
3.000.000
3.000.000x 1,03 = 3090.000
3.090.000 x 12 = 37.080.000
2016
3.500.000
3.500.000x 1,00 =3.500.000
3.500.000 x 12 = 42.000.000
2017 (11 tháng)
2.000.000
2.000.000 x 1,00 = 2.000.000
2.000.000 x 11 = 22.000.000
Tổng thu nhập làm căn cứ đóng BHXH đã điều chỉnh tại thời điểm hưởng BHXH ( đồng)
379.360.000
Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH là: 379.360.000/119 tháng = 3.187.899 (đồng).
– Thưa ông, khi nghỉ hưu ngoài mức lương hưu hàng tháng NLĐ còn được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu. Xin ông cho biết cách tính khoản trợ cấp này?
+ Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu là khoản trợ cấp trả cho số năm đóng BHXH cao hơn số năm đóng BHXH quy định tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa 75%.
Cách tính, cứ mỗi năm đóng BHXH cao hơn số năm đóng BHXH quy định tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa 75% được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương hoặc thu nhập đóng BHXH.
Theo đó, trước ngày 01/01/2018 thì lao động nữ có thời gian đóng BHXH từ năm thứ 26 trở đi; lao động nam có thời gian đóng BHXH từ năm thứ 31 trở đi được hưởng khoản trợ cấp này.
Từ ngày 01/01/2018 trở đi có sự thay đổi cụ thể quy định về thời gian đóng BHXH để đạt tỷ lệ tối đa 75%, đối với lao động nữ là đủ 30 năm đóng BHXH, đối với lao động nam thì quy định có lộ trình tăng dần số năm đóng BHXH để đạt tỷ lệ tối đa 75%: từ 2018 trở đi, mỗi năm tăng thêm 01năm cho đến năm 2022 lao động nam phải có đủ 35 năm đóng BHXH mới được hưởng tỷ lệ tối đa 75% ( lộ trình cụ thể như sau: năm 2018=31 năm; 2019=32 năm; 2020=33 năm; 2021=34 năm 2022=35 năm).
Như vậy, từ năm 2018 lao động nữ phải có thời gian đóng BHXH từ năm thứ 31 trở đi, lao động nam nghỉ hưu trong năm 2018 thì phải có thời gian đóng BHXH từ năm thứ 32 trở đi mới được nhận khoản trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.Tương tự, đến năm 2022 phải có thời gian đóng BHXH từ năm thứ 36 trở đi mới được nhận trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu.
– Xin trân trọng cảm ơn ông!
Thưa ông, những quy định mới về chế độ hưu trí từ ngày 01/01/2018 trở đi theo Luật BHXH năm 2014 có thay đổi, ông có thể cho biết công thức tính lương hưu có thay đổi không? Công thức đó như thế nào? Ngoài lương hưu hàng tháng khi nghỉ hưu NLĐ có còn được nhận khoản trợ cấp nào khác không?Về chế độ hưu trí Luật BHXH năm 2014 có một số thay đổi nhưng công thức tính lương hưu hàng tháng thì không thay đổi, công thức đó như sau:Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu X Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH (hoặc thu nhập tháng đóng BHXH đối với BHXH tự nguyện).Ngoài lương hưu hàng tháng, NLĐ còn được nhận trợ cấp một lần khi nghỉ hưu: trợ cấp một lần khi nghỉ hưu là khoản trợ cấp trả cho thời gian đóng BHXH cao hơn số năm đóng BHXH tương ứng để đạt tỷ lệ hưởng lương hưu mức tối đa (75%).- Xin ông cho biết cụ thể cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu từ ngày 01/01/2018 trở đi theo Luật BHXH năm 2014?+ Tỷ lệ hưởng lương hưu phụ thuộc vào các yếu tố: giới tính, độ tuổi khi nghỉ hưu, chức danh nghề hoặc công việc, nơi làm việc, thời gian đã đóng BHXH. Trong đó, thời gian đã đóng BHXH có vai trò quyết định đến tỷ lệ hưởng lương hưu đối với người nghỉ hưu.Quy định số năm đóng BHXH tương ứng với tỷ lệ 45% đối với lao động nữ là đủ 15 năm; đối với lao động nam thì thời gian đóng BHXH tương ứng với tỷ lệ 45% quy định có lộ trình cụ thể năm 2018 đủ 16 năm, năm 2019 đủ 17 năm, năm 2020 đủ 18, năm 2021 đủ 19 năm, năm 2022 đủ 22 năm mới tương ứng với tỷ lệ 45%. Sau đó, đối với cả nam và nữ cứ mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 2%, tối đa bằng 75%.Theo quy định nêu trên, giả định lao động nữ có đủ 25 năm đóng BHXH tính đến thời điểm đủ điều kiện về tuổi quy định để được hưởng lương hưu trong năm 2017 thì tỷ lệ % hưởng lương hưu được tính như sau:15 năm đầu tính bằng 45% + 10 năm tiếp theo mỗi năm tính thêm 3% bằng 30% tổng bằng 75%; với trường hợp lao động nữ có đủ 25 năm đóng BHXH tính đến thời điểm đủ điều kiện về tuổi quy định để được hưởng lương hưu năm 2018 thì cách tính tỷ lệ % hưởng lương như sau: 15 năm đầu tính bằng 45% + 10 năm tiếp theo mỗi năm tính thêm 2% bằng 20% tổng bằng 65%. Như vậy, từ năm 2018 trở đi, để đạt được tỷ lệ % hưởng lương hưu ở mức tối đa là 75% thì lao động nữ phải có thời gian đóng BHXH thấp nhất là đủ 30 năm.Tương tự với lao động nam có đủ 30 năm đóng BHXH tính đến thời điểm đủ điều kiện về tuổi quy định nếu nghỉ hưu trong năm 2017 thì tỷ lệ % hưởng lương hưu là 75% (15 năm đầu tính bằng 45% + 15 năm tiếp theo mỗi năm tính thêm 2% bằng 30%); nếu lao động nam này nghỉ hưu trong năm 2018 thì tỷ lệ % hưởng lương hưu là 73% (16 năm đầu bằng 45% + 14 năm tiếp theo mỗi năm tính thêm 2% bằng 28%).Như vậy, đối với lao động nam, từ năm 2018, quy định số năm đóng BHXH để đạt tỷ lệ 45% sẽ tăng theo lộ trình từ đủ 16 năm cho đến đủ 20 năm đóng BHXH vào năm 2022. Như vậy, kể từ năm 2022 trở đi, để đạt được tỷ lệ % hưởng lương hưu ở mức tối đa là 75% thì lao động nam phải có thời gian đóng BHXH thấp nhất là đủ 35 năm.Tỷ lệ hưởng lương hưu còn phụ thuộc vào độ tuổi khi nghỉ hưu: Tuổi quy định được hưởng lương hưu lại phụ thuộc điều kiện làm việc, chức danh nghề, công việc nơi làm việc, cụ thể như sau:NLĐ làm việc trong điều kiện bình thường được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 54 của Luật BHXH năm 2014 thì tuổi quy định là đủ 60 tuổi đối với nam và đủ 55 tuổi đối với nữ.NLĐ làm nghề hoặc công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì tuổi quy định là đủ 55 tuổi đối với nam và đủ 50 tuổi đối với nữ.NLĐ làm công việc khai thác than trong hầm lò thì tuổi quy định được hưởng lương hưu là đủ 50 tuổi.Ngoài ra, theo quy định của Chính phủ, một số trường hợp được kéo dài thời gian làm việc không quá 5 năm tương ứng sẽ nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn 60 tuổi đối với nam, cao hơn 55 tuổi đối với nữ.Đối với người nghỉ hưu trước tuổi quy định, cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu như sau: tính tỷ lệ hưởng theo số năm đã đóng BHXH theo thời gian đã đóng BHXH theo cách tính trên, sau đó, tính tỷ lệ phải giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi quy định (trước độ tuổi nghỉ hưu theo quy định nêu trên); cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2% (cả nam và nữ); khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu đối với trường hợp tuổi nghỉ hưu có tháng lẻ đến đủ 6 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 6 tháng thì không giảm tỷ lệ %.Tính tỷ lệ hưởng lương hưu đối với trường hợp thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm; từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.Trường hợp hồ sơ của NLĐ không xác định được ngày, tháng sinh thì lấy ngày 01/01 của năm sinh để tính tuổi làm cơ sở tính số năm nghỉ hưu trước tuổi.- Thưa ông, xin ông cho biết cách tính mức bình quân tiền lương hoặc thu nhập tháng đóng BHXH làm căn cứ giải quyết hưởng chế độ hưu trí?+ Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH phụ thuộc vào NLĐ đóng BHXH theo chế độ tiền lương nào, theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hay theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định; hoặc vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.Tham gia BHXH trước năm 2016: Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của số năm đóng BHXH trước khi nghỉ hưu (bằng hệ số tiền lương nhân với mức lương tối thiểu chung nay là mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng lương hưu).Số năm đóng BHXH trước khi nghỉ hưu làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của NLĐ có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia BHXH; cụ thể theo Bảng sau:Tham gia BHXH từ 01/01/2016 trở đi: Người bắt đầu tham gia đóng BHXH từ ngày 01/01/2016 trở đi theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì cách tính mức bình quân tiền lương đóng BHXH trên cơ sở các mức tiền lương đã đóng BHXH, được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ (cách tính như điểm ii nêu dưới đây).Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đối với NLĐ có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng BHXH; mức tiền lương đã đóng BHXH được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.Ví dụ, nghỉ hưu trong năm 2017 thì chỉ số giá tiêu dùng được điều chỉnh theo Bảng 1 dưới đây:(Áp dụng đối với BHXH bắt buộc)Bà Lê Thị M sinh ngày 27/4/1962; có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định từ tháng 01/1994 đến tháng 4/2017 bằng 23 năm 4 tháng (280 tháng), nghỉ hưu từ 01/ 5/2017 khi đủ 55 tuổi. Diễn biến tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của bà M như sau:Từ 01/1994 đến 12/2000: 2.000.000 đồngTừ 01/2001 đến 12/2006: 3.000.000 đồngTừ 01/2007 đến 12/2013: 4.000.000 đồngTừ 01/2014 đến 04/2017: 5.000.000 đồngMức tiền lương tháng đã đóng BHXH được điều chỉnh tại thời điểm nghỉ hưu tháng 5 năm 2017 của Bà M theo Bảng sau:Mức bình quân tiền lương làm căn cứ tính lương hưu của bà M là:1.882.880.000 đồng : 280 tháng = 6.724.571 đồngTỷ lệ % hưởng lương hưu của bà M là 70,5% (bà M nghỉ hưu trong năm 2017 nên 15 năm đầu tính bằng 45%, 8 năm tiếp theo mỗi năm tính thêm 3% bằng 24%, 04 tháng lẻ được tính là nửa năm bằng 1,5%).Mức lương hưu của bà M là: 6.724.571 x 70,5% = 4.740.822(đồng)NLĐ vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH chung của các thời gian như trên.Ông Nguyễn Văn X nghỉ hưu tháng 8/2017 khi đủ 60 tuổi. Ông X có thời gian tham gia BHXH từ tháng 01/1990 đến 7/2017 (27 năm 7 tháng); trong đó:- Thời gian từ tháng 01/1990 đến 12/2009 (20 năm) là công chức, đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với diễn biến tiền lương 5 năm cuối như sau:+ Từ 01/2005 đến 12/2006 bằng 24 tháng hưởng lương hệ số 4,4.+ Từ 01/2007 đến 12/2009 bằng 36 tháng hưởng lương hệ số 4,74.- Thời gian từ 01/2010 đến 7/2017 (7 năm 7 tháng) đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định với diễn biến tiền lương như sau:+ Từ 01/2010 đến 12/2013: 9.000.000 đồng+ Từ 01/2014 đến 04/2017: 10.000.000 đồngMức bình quân tiền lương làm căn cứ tính lương hưu đối với ông X, bằng tổng tiền lương theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và tiền lương theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định (sau khi đã điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng) chia cho tổng số tháng đóng BHXH. Trong đó:Tính tổng tiền lương theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, bằng bình quân 5 năm cuối trước khi chuyển sang khu vực ngoài Nhà nước nhân với tổng số tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định. Cụ thể:Mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:{(4,4 x 1.210.000 x 24) + (4,74 x 36 x 1.210.000)} : 60 tháng= (127.776.000 + 206.474.400) : 60 tháng = 5.570.840 đồngTổng số tiền lương làm căn cứ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định tại thời điểm hưởng lương hưu bằng:5.570.840 x 240 tháng (20 năm) = 1.337.001.600 đồng.Tổng tiền lương làm căn cứ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng tại thời điểm hưởng lương hưu như sau:Tổng tiền lương làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của ông X, bằng tổng tiền lương làm căn cứ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định + tổng tiền lương làm căn cứ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định: 1.337.001.600 + 972.880.000 = 2.309.881.600 đồng.Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH làm căn cứ tính lương hưu của ông X bằng:2.309.881.600 : 331(27 năm 7 tháng) = 6.978.494,260 đồngÔng X có 27 năm 7 tháng đóng BHXH. Tỷ lệ hưởng lương hưu của ông X là 71% (ông X nghỉ hưu trong năm 2017 nên 15 năm đầu tính bằng 45%, 12 năm tiếp theo tính thêm mỗi năm 2% bằng 24% , 07 tháng được tính tròn bằng 01 năm và bằng 2%).Mức lương hưu hàng tháng của ông X là: 6.978.494,260 x 71% = 4.954.730,900 đồng.- Thưa ông, xin ông cho biết công thức tính lương hưu và cách tính mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH đối với người tham gia BHXH tự nguyên như thế nào?+ Công thức tính lương hưu, cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH tự nguyện áp dụng công thức, cách tính như đối với chế độ BHXH bắt buộc, chỉ có khác là BHXH tự nguyện không quy định nghỉ hưu trước tuổi quy định.Cách tính mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH: Thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH đối với người tham gia BHXH tự nguyện được điều chỉnh tại thời điểm hưởng BHXH theo quy định của Chính phủ.Hưởng BHXH tự nguyện trong năm 2017 thì thu nhập làm căn cứ đóng BHXH được điều chỉnh theo Bảng 2 dưới đây:(Áp dụng đối với BHXH tự nguyện):Ví dụ: Ông Trần Văn Y tham gia BHXH với diễn biến quá trình đóng BHXH tự nguyện như sau:- Từ 01/2008 đến 12/2010: Thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện là 2.000.000,00 đồng;- Từ 01/2011 đến 12/2015: Thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện là 3.000.000,00 đồng;- Từ 01/2016 đến 12/2016: Thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện là 3.500.000,00 đồng;- Từ 01/2017 đến 11/2017: Thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện là 2.000.000,00 đồng;Tính mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH để làm căn cứ tính hưởng BHXH của Ông Y tại thời điểm tháng 12/2017 như sau:Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH là: 379.360.000/119 tháng = 3.187.899 (đồng).- Thưa ông, khi nghỉ hưu ngoài mức lương hưu hàng tháng NLĐ còn được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu. Xin ông cho biết cách tính khoản trợ cấp này?+ Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu là khoản trợ cấp trả cho số năm đóng BHXH cao hơn số năm đóng BHXH quy định tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa 75%.Cách tính, cứ mỗi năm đóng BHXH cao hơn số năm đóng BHXH quy định tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa 75% được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương hoặc thu nhập đóng BHXH.Theo đó, trước ngày 01/01/2018 thì lao động nữ có thời gian đóng BHXH từ năm thứ 26 trở đi; lao động nam có thời gian đóng BHXH từ năm thứ 31 trở đi được hưởng khoản trợ cấp này.Từ ngày 01/01/2018 trở đi có sự thay đổi cụ thể quy định về thời gian đóng BHXH để đạt tỷ lệ tối đa 75%, đối với lao động nữ là đủ 30 năm đóng BHXH, đối với lao động nam thì quy định có lộ trình tăng dần số năm đóng BHXH để đạt tỷ lệ tối đa 75%: từ 2018 trở đi, mỗi năm tăng thêm 01năm cho đến năm 2022 lao động nam phải có đủ 35 năm đóng BHXH mới được hưởng tỷ lệ tối đa 75% ( lộ trình cụ thể như sau: năm 2018=31 năm; 2019=32 năm; 2020=33 năm; 2021=34 năm 2022=35 năm).Như vậy, từ năm 2018 lao động nữ phải có thời gian đóng BHXH từ năm thứ 31 trở đi, lao động nam nghỉ hưu trong năm 2018 thì phải có thời gian đóng BHXH từ năm thứ 32 trở đi mới được nhận khoản trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.Tương tự, đến năm 2022 phải có thời gian đóng BHXH từ năm thứ 36 trở đi mới được nhận trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu.- Xin trân trọng cảm ơn ông!