Hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường
Việc giáo giáo dục cho trẻ có những hiểu biết về môi trường trong trường mầm non có ý nghĩa rất quan trọng nó là quá trình hình thành và phát triển ở trẻ ý thức cũng như hiểu biết về môi trường sống từ đó hình thành thái độ tích cực và công bằng, có các định hướng đúng đắn về môi trường xung quanh. Đồng thời bước đầu hình thành những năng lực cần thiết để trẻ tham gia vào hoạt động thực tế tìm hiểu và giữ gìn môi trường phù hợp với lứa tuổi. Thông qua giáo bảo vệ môi trường trẻ có kiến thức đơn giản về chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho bản thân; trẻ có những hiểu biết về môi trường sống của con người, về mối quan hệ giữa động vật, thực vật, con người với môi trường, về cách chăm sóc bảo vệ cây cối, bảo vệ con vật và môi trường nơi trẻ sống; trẻ có những kiến thức đơn giản về một số nghề, văn hóa phong tục tập quán của địa phương nơi trẻ sinh sống
Nắm bắt việc giáo dục cho trẻ hiểu biết và bảo vệ môi trường là rất cần thiết đối với quá trình phát triển của trẻ mầm non. Để thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ đòi hỏi các nhà trường cần phải chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất; khả năng, năng lực của giáo viên; sự phối kết hợp của cha mẹ học sinh, các cơ quan đoàn thể trong quá trình thực hiện.
Trường mầm non Sao Sáng là một đơn vị trường nằm ở trung tâm thành phố, có đường giao thông thuận tiện. Trường được xây dựng kiên cố và được đầu tư tương đối đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục học sinh. Đại đa số phụ huynh là cán bộ công chức nhà nước có điều kiện thuận lợi để quan tâm, chăm sóc con em chu đáo. Trong năm học 2020– 2021 toàn trường có 8 nhóm, lớp với tổng số 240 học sinh, trong đó nhà trẻ 2 lớp, mẫu giáo 6 lớp. 100% các nhóm lớp đều được phân chia theo đúng độ tuổi. Đội ngũ giáo viên được biên chế đầy đủ theo quy định, đa số các đồng chí giáo viên luôn chủ động, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ được giao, 100% đạt chuyên môn khá trở lên. Trong những năm học qua công tác giáo dục bảo vệ môi trường của nhà trường đã được quan tâm, xong hiệu quả đạt chưa cao, còn nhiều phụ huynh chưa có sự phối kết hợp tốt trong việc giáo dục trẻ giữ gìn, bảo vệ môi trường như bỏ rác, đi vệ sinh chưa đúng nơi quy định; đội ngũ giáo viên nhà trường đã có sự quan tâm đến nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ nhưng trong quá trình thực hiện còn bộc lộ nhiều hạn chế về nội dung và hình thức, đặc biệt là phương pháp tổ chức cho trẻ tham gia vào hoạt động còn cứng nhắc dẫn đến nội dung giáo dục đạt hiệu quả chưa cao; còn nhiều trẻ chưa có ý thức trong giữ gìn, bảo vệ môi trường. Do vậy ngay trong những ngày đầu năm học mới nhà trường đã quan tâm Chỉ đạo giáo viên tăng cường cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm thực tế về công tác bảo vệ môi trường thông qua một số hoạt động trong ngày…
Các hoạt động trải nghiệm thực tế sẽ tạo cơ hội cho trẻ được được khám phá môi trường xung quanh, phát huy ở trẻ tính tích cực chủ động, sự tự tin, tính tự giác và một điều quan trọng khi tham gia vào các hoạt động trẻ được bày tỏ quan điểm, ý tưởng và khẳng định bản thân mình, từ đó hình thành phát triển kinh nghiệm sống và những năng lực cần thiết.
Nhà trường chỉ đạo cho giáo viên thực hiện thường xuyên và đa dạng các hoạt động trải nghiệm để cung cấp, rèn cho trẻ có thói quen giữ gìn và bảo vệ môi trường, các nội dung hoạt động bao gồm:
+ Thường xuyên cho trẻ thực hiện nhiệm vụ cất chăn, chiếu gối, xếp bàn, ghế để trẻ nhận thức được trong lớp mọi đồ dùng, đồ chơi luôn cần được cất và xắp xếp gọn gàng tạo sự sạch sẽ, thông thoáng cho lớp học.
+ Tổ chức cho trẻ tham gia vệ sinh sân trường, lớp học (Nhặt, thu gom rác, lau, rửa, xắp xếp lại đồ dùng, đồ chơi), với nội dung này tổ chức cho trẻ thực hiện vào chiều thứ 6 hằng tuần hay khi có tình huống đặt ra
+ Tổ chức cho trẻ tham gia trồng, tưới rau, tưới hoa, đây là hoạt động mà trẻ rất hào hứng tham gia, giáo viên có thể tổ chức cho trẻ tham gia hằng ngày. Khi tham gia hoạt động này trẻ sẽ thấy được ý nghĩa thiết thực của việc trồng cây tạo ra môi trường xanh, sạch, đẹp.
+ Tổ chức cho trẻ thu gom, vệ sinh các nguyên, vật liệu phế thải để làm đồ dùng, đồ chơi. Thông qua nội dung này sẽ giúp trẻ hiểu được cần phải tận dụng các nguyên vật liệu phế thải để tái chế thành các đồ dùng, đồ chơi sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày nhằm tiết kiệm được tiền của đồng thời làm giảm bớt lượng rác thải ra môi trường giữ cho môi trường trong sạch hơn.
Việc chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện tốt các nội dung này chúng tôi nhận thấy trẻ rất hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động do giáo viên tổ chức, ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường của trẻ được thể hiện một cách rõ nét trong từng hoạt động.
Hình ảnh họp triển khai hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường
Hình ảnh giáo viên cho trẻ tham gia hoạt động giáo dục môi trường
Việc chỉ đạo và tổ chức thường xuyên các hoạt động trải nghiệm, thực hành cho trẻ của nhà trường không tốn kém nhiều về kinh phí, mà hiệu quả đạt được trên giáo viên và trẻ rất cao. Với hình thức trải nghiệm thực tế như trên nhà trường thấy được việc vừa có tác dụng giáo dục cho trẻ biết bảo vệ môi trường, vừa giúp trẻ rèn luyện cơ thể khoẻ mạnh, hình thành cho trẻ một số kỹ năng thích ứng với biến đổi khí hậu, ý thức bảo vệ môi trường học tập, môi trường sống quanh trẻ.