Hoạt động dịch vụ là gì? Quy định về hoạt động dịch vụ của các chủ thể kinh doanh
Xuất hiện sau hoạt động mua, bán hàng hóa nhưng hoạt động dịch vụ đóng vai trò ngày càng lớn, nhu cầu của con người càng cao, càng đa dạng thi càng kéo theo sự phát triển đa dạng của các loại hình dịch vụ. Tìm hiểu về hoạt động dịch vụ của các chủ thể kinh doanh:
Nội dung được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Doanh nghiệp của Công ty luật Minh Khuê
>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900 6162
Mục Lục
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật dân sự năm 2015
– Luật thương mại năm 2005
2. Hoạt động dịch vụ là gì?
Xuất hiện sau hoạt động mua, bán hàng hóa nhưng hoạt động dịch vụ đóng vai trò ngày càng lớn, nhu cầu của con người càng cao, càng đa dạng thi càng kéo theo sự phát triển đa dạng của các loại hình dịch vụ. Dịch vụ là việc thực hiện công việc nhất định có thù lao nhằm đáp ứng nhu cầu của người thuê dịch vụ.
2.1. Định nghĩa hoạt động dịch vụ
Theo khoản 9, Điều 3 Luật Thương mại năm 2005, hoạt động cung ứng dịch vụ được hiểu như sau:
Dịch vụ là hoạt động theo đó một bên thực hiện một công việc cho bên khác và nhận thanh toán; một bên sử dụng kết quả công việc và thanh toán cho bên kia theo thỏa thuận. Trong đó, bên thực hiện dịch vụ là thương nhân cung ứng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ được gọi là bên thuê dịch vụ.
2.2. Đặc điểm của hoạt động dịch vụ
Về chủ thể: Chủ thể của hoạt động địch vụ cũng là chủ thể của hoạt động thương mại nói chung vì hoạt động cung ứng dịch vụ cũng là một dạng của hoạt động thương mại.
Về đối tượng: Đối tượng cùa hoạt động dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Căn cứ vào điều kiện kinh tế – xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục dịch vụ cấm kinh doanh, dịch vụ hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện và điều kiện được kinh doanh loại dịch vụ đó.
Về mục đích: Mục đích của hoạt động dịch vụ, cũng như mục đích của tất cà các hoạt động thương mại nói chung là nhằm mục đích sinh lợi. Trong đó, mục đích này luôn thuộc về bên cung ứng dịch vụ.
3. Một số hoạt động dịch vụ của chủ thể kinh doanh
Hoạt động dịch vụ rất đa dạng, trong đó cho thuê tài sản, xây dựng, vận chuyển… là những hoạt động dịch vụ thương mại phổ biến.
3.1. Hoạt động cho thuê hàng hóa
Cho thuê hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó một bên chuyển quyền chiếm hữu và sử dụng hàng hoấ (gọi là bên cho thuê) cho bên khác (gọi là bên thuê) trong một thời hạn nhất định để nhận tiền cho thuê (Điều 269 Luật thương mại năm 2005).
Thông thường, thương nhân không đủ phương tiện, điều kiện vật chất nên có nhu cầu thuê hàng hóa đó của chủ thể khác để tiến hành hoạt động thương mại. Hoạt động cho thuê hàng hóa khác với hoạt động mua bán hàng hóa căn bản ở chỗ không chuyển giao quyền sở hữu từ bên cho thuê sang bên thuê hàng hóa, do vậy bên thuê không có quyền định đoạt hàng hóa mà chỉ có quyền chiếm hữu, sử dụng hàng hóa trong thời gian thuê. Hoạt động thuê hàng hóa độc lập với mọi hoạt động dẫn đến thay đổi về quyền sở hữu đối với hàng hóa, trong đó có hoạt động mua bán hàng hóa. Bên thuê không được cho thuê lại hàng hóa đã thuê. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, mọi lợi ích phát sinh từ hàng hóa cho thuê trong thời hạn thuê thuộc về bên thuê.
3.2. Hoạt động vận chuyển hàng hóa
Trên cơ sở quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2015 và quy định định về dịch vụ giao nhận hàng hóa của Luật Thương mại năm 2005 có thể hiểu hoạt động vận chuyển hàng hóa là: Hoạt động thương mại theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển hàng hóa đến địa điểm đã định theo thoả thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, còn bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.
Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại khác thường được thực hiện giữa các chủ thể ở địa điểm khác nhau nên cần thiết sử dụng loại dịch vụ vận chuyển hàng hóa. Để tiến hành hoạt động dịch vụ này, thương nhân là bên vận chuyển phải bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Họ được từ chối vận chuyển tài sản cấm giao dịch, tài sản có tính chất nguy hiểm, độc hại. Bên nhận hàng hóa có thể là bên thuê vận chuyển tài sản hoặc là người thứ ba được bên thuê vận chuyên chỉ định nhận tài sản, trường hợp tài sản đã được chuyển đến địa điểm trả tài sàn đúng thời hạn nhưng không có bên nhận thì bên vận chuyển có thể gửi số tài sản đó tại nơi nhận gửi giữ và báo cho bên thuê vận chuyển hoặc bên nhận tài sản.
3.3. Hoạt động gia công thương mại
Gia công thương mại là hành vi thương mại, theo đó bên nhận gia công thực hiện việc gia công hàng hoả theo yêu cầu, bằng nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để hưởng tiền gia công; bên đặt gia công nhận hàng hoá đã gia công để kỉnh doanh thương mại và phải trả tiền gia công cho bên nhận gia công. (Điều 178 Luật thương mại năm 2005)
Như vậy, gia công thương mại gồm sản xuất, chế biến, chế tác, sửa chữa, tái chế, lắp ráp, phân loại, đóng gói hàng hoá theo yêu cầu và bằng nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công. Trong điều kiện trình độ lao động, trình độ công nghệ còn thấp, thương nhân Việt Nam thực hiện phổ biến các hoạt động gia công thương mại đối với thương nhân nước ngoài. Tuy nhiên khi thực hiện hoạt động gia công này thương nhận Việt Nam phải đáp ứng điều kiện nhất định về mặt hàng được phép gia công và các loại máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu xuất khẩu, nhập khẩu cần thiết cho việc gia công.
3.4. Hoạt động trung gian thương mại
Theo khoản 11, Điều 13 Luật Thương mại năm 2005 thì:
Hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một sổ thương nhân.
Đặc trưng của hoạt động trung gian thương mại là các giao dịch thương mại không được thực hiện trực tiếp bởi các bên mà thông qua bên thứ ba là trung gian thương mại.
Một số hoạt động trung gian thương mại:
Luật Thương mại năm 2005 dành chương V quy định về các hoạt động trung gian thương mại, trong đó gồm các hoạt động cơ bản sau đây.
+ Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là đại diện) của một thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện. Các bên có thể thoả thuận về việc bên đại diện được thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động thương mại của thuộc phạm vi của bên giao đại diện.
+ Môi giới thương mại là hoạt động theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (sau đây gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đông mua, bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.
+ Ủy thác mua, bán hàng hoá là hoạt động bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua, bán hàng hoá theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và nhận thù lao ủy thác. Bên uỷ thắc mua, bán hàng hoá là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hoá được uỷ thác và thực hiện việc mua, bán hàng hoá theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác. Bên uỷ thác mua, bán hàng hoá có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân.
+ Đại lý thương mại là hoạt động theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh mìrih mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao. Các bên trong hoạt động này đều là thương nhân có thể thực hiện hoạt động đại lý thương mại dưới hình thức đại lý bao tiêu, đại lý độc quyền, tổng đại lý mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
3.5. Hoạt động logistic
Theo quy định tại Mục 4, Chương VI Luật Thương mại năm 2005 thì:
Hoạt động logistic là hoạt động theo đó thương nhân tể chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến khách hàng theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.
Hoạt động logistic có tính chất dịch vụ “trọn gói” mang tính “chuỗi” phù họp với yêu cầu của nền kinh tế toàn cầu hóa đảm bảo sự thông thương về hàng hóa, dịch vụ giữa các địa phương, các vùng, các quốc gia. Do vậy, hiện nay các Chính phủ thường ký kết các Hiệp định chung về loại hoạt động dịch vụ này.
Hoạt động tư vấn khách hàng trong hoạt động logistic có đối tượng phục vụ không chỉ là thương nhân mà còn bao gồm cả người tiêu dùng. Khách hàng được cung cấp các thông tin về người cung cấp dịch vụ, hàng hoá; loại dịch vụ, hàng hoá; chất lượng, giá cả dịch vụ, hàng hoá; phương thức thực hiện hoạt động mua, bán hàng hoá, cung ứng địch vụ; thông tin về thị trường…
Loại hoạt động logistic chủ yếu gồm:
+ Bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xểp Container;
+ Kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;
+ Đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa;
+ Bổ trợ khác gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa ưong suốt cả chuỗi logistic; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua Container.
Trong đó, các dịch vụ logistic liên quan đến vận tải, bao gồm: vận tải hàng hải; vận tải thuỷ nội địa; vận tải hàng không; vận tải đường sắt; vận tải đường bộ; vận tải đường ống. Các dịch vụ logistic liên quan khác bao gồm kiểm tra và phân tích kỹ thuật; bưu chính; thương mại bán buôn; thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistic
Đe bảo đảm hoạt động dịch vụ quan trọng này diễn ra ổn định, hiệu quả, luật pháp quy định thương nhân kinh doanh dịch vụ logistic đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Có đăng ký kinh doanh.
+ Có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu.
Pháp luật còn quy định điều kiện riêng đối với thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistic tại Việt Nam, điều kiện của thương nhân khi thực hiện các hoạt động logistic cụ thể như dịch vụ vận tải và dịch vụ khác.
3.6. Hoạt động giám định
Theo quy định tại Mục 6, Chương VI Luật Thương mại năm 2005 thi:
Hoạt động giám định là hoạt động theo đó thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế cửa hàng hoá, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng.
Một trong các nội dung quan trọng trong hoạt động mua, bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ mà các thương nhân quan tâm là tình trạng của hàng hoá và kết quả công việc mà họ nhận được và cần được kiểm tra bằng các phương tiện kỹ thuật nhất định của những người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, của những tổ chức chuyên nghiệp… Các hoạt động giám định ra dời và phát triển để đáp ứng yêu cầu đó.
Nội dung giám định bao gồm một hoặc một số nội dung về số lượng, chất lượng, bao bì, giá trị hàng hoá, xuất xứ hàng hoá, tổn thất, độ an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh, phòng dịch, kết quả thực hiện dịch vụ, phương pháp cung ứng dịch vụ và các nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900 6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật Minh Khuê – Sưu tầm & biên tập