Hoàn thuế là gì? Thủ tục hoàn thuế năm 2023 như thế nào?
Theo quy định của pháp luật hiện hành về lĩnh vực thuế cũng như trong thực tế đời sống đã có rất nhiều đối tượng và trường hợp cụ thể được hoàn thuế.
Tuy nhiên không phải cá nhân, tổ chức hoặc danh nghiệp nào cũng nắm rõ được khái niệm hoàn thuế là gì? những đối tượng, trường hợp cụ thể nào được hoàn thuế? hay những thủ tục hoàn thuế như thế nào?
Chính vì thế, trong bài viết này chúng tôi sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về những vấn đề nêu trên một cách chi tiết, cụ thể, rõ ràng hơn.
>>>>> Tham khảo: Hoàn thuế thu nhập cá nhân
Hoàn thuế là gì?
Hoàn thuế là hành vi của cơ quan có thẩm quyền thu thuế trả lại số tiền thuế đã thu của doanh nghiệp hoặc cá nhân trước đó do khoản thuế này bị thu sai hoặc quá mức thuế cần thu so với quy định của pháp luật hiện hành về thuế.
Mục đích của việc thực hiện hành vi hoàn thuế đó chính là nhắm bảo đảm những quyền lợi hợp pháp của các cá nhân, doanh nghiệp trong khi đang làm việc, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Bên cạnh đó, sự kiện hoàn thuế khi được thực hiện cũng sẽ khẳng định được tính chính xác và sự minh bạch của các biện pháp thu thuế mà nhà nước ta đang sử dụng.
Đối tượng nào được hoàn thuế?
– Đối tượng để được nhận lại khoản thuế từ các cơ quan có thẩm quyền thu thuế cũng khá đa dạng và tùy thuộc vào từng trường hợp nhất định.
– Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ liệt kê danh sách một vài đối tượng có thể được hưởng khoản tiền hoàn thuế (cụ thể là thuế giá trị gia tăng) của nhà nước đó là:
+ Các tổ chức của Việt Nam sử dụng tiền viện trợ không hoàn lại, tiền viện trợ nhân đạo từ bên nước ngoài để mua hàng hóa ở Việt Nam và cũng nhằm phục vụ cho mục đích nhân đạo.
+ Những cá nhân, tổ chức nằm trong nhóm đối tượng được hưởng ưu đãi về miễn trừ ngoại giao.
+ Đối với những dự án ODA thì nhà thầu chính và chủ dự án cũng là những đối tượng thuộc diện được hưởng hoàn thuê.
Và rất nhều các đối tượng khác nữa v.v …
Khi nào được hoàn thuế?
– Việc hoàn thuế được áp dụng, thực hiện đối với rất nhiều đối tượng khác nhau như đã liệt kê ở trên.
Tuy nhiên, trong phạm vi phần bài viết này chúng tôi sẽ chỉ đề cập đến quá trình hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền về thuế hoàn trả số tiền thuế đã thu sai, thu quá mức cho người lao động nói riêng và doanh nghiệp nói chung.
– Một số nguyên nhân, trường hợp cơ bản, cụ thể dẫn đến việc thu sai, thu quá mức thuế theo quy định của pháp luật dẫn đến phải hoàn trả lại thuế cho người lao động có thể kể tới đó là:
+ Theo định kỳ thì mỗi doanh nghiệp sẽ phải tiến hành thực hiện quá trình quyết toán, chốt số thuế giá trị gia tăng.
Nhưng có những lúc số thuế đầu ra lại nhỏ hơn số thuế đầu vào dẫn đến việc tính toán khi thu khoản thuế này của cơ quan thuế bị sai số và có phần chênh lệch khá đáng kể, vì thế sau khi tính toán lại sẽ phải hoàn trả phần nộp dư trên.
+ Tiếp đó, có thể là do một số đối tượng tiến hành nộp thuế tạm thời nhưng sau đó khi quyết toán, chốt sổ thì lại phát hiện ra mức thuế thực cần thu theo quy định lai không nhiều đến vậy.
=> Do đó, trong trường hợp này cơ quan thuế vẫn cần thực hiện hoàn trả số thuế đã thu dư.
+ Ngoài ra, việc hoàn thuế còn cần phải được thực hiện do cơ quan có thẩm quyền thu thuế đã áp dụng sai một trong số những quy định về miễn giảm thuế, mức nộp thuế của từng đối tượng và mức thuế suất, v.v …
Thủ tục hoàn thuế như thế nào?
Vậy, thủ tục hoàn thuế như thế nào?
Nhìn chung, thủ tục hoàn thuế đối với các loại thuế đều sẽ gồm các bước cơ bản sau đây:
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ về hoàn thuế
Trong hồ sơ cần có các loại giấy tờ, tài liệu như là:
+ Giấy đề nghị về việc hoàn trả một hoặc một số khoản thu trong ngân sách nhà nước (Có mẫu ban hành kèm theo thông tư của Bộ tài chính)
+ Những tài liệu có liên quan, phục vụ cho yêu cầu về hoàn thuế (đối với từng loại thuế, trong từng trường hợp được hoàn thuế lại khác nhau)
– Bước 2: Cách thức nộp hồ sơ hoàn thuế
Cá nhân hoặc tổ chức, doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế có thể nộp hồ sơ hoàn thuế qua một trong các hình thức sau:
+ Nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền về thuế
+ Hoặc có thể gửi hồ sơ qua đường bưu điện
+ Hay gửi hồ sơ hoàn thuế qua hòm thư điện tử
Yêu cầu về số lượng đó là chỉ cần nộp 01 bộ hồ sơ hoàn thuế.
– Bước 3: Giải quyết yêu cầu về hoàn thuế
Ngoại trừ một số trường hợp có yêu cầu khác về việc lựa chọn đơn vị để được xử lý nhanh chóng hồ sơ hoàn thuế thì thông thường cơ quan quản lý về thuế và cơ quan hải quan được trao thẩm quyền sẽ chịu trách nhiệm thực hiện việc hoàn thuế.
Dựa theo hướng dẫn của Bộ tài chính, quá trình hoàn thuế cần được xem xét và thẩm định.
Trong trường hợp đúng theo quy định cần được hoàn thuế thì cơ quán có thẩm quyền về hoàn thuế sẽ thực hiện thiết lập lệnh hoàn trả lại khoản thu hợp lệ tương ứng có quy định trong ngân sách nhà nước.
Sau đó, những cơ quan trên sẽ tiến hành rút tiền từ kho bạc nhà nước để chi trả khoản thuế được hoàn cho đối tượng phù hợp cần được hưởng.
Bài viết trên đây đã dành toàn bộ nội dung để nói về khái niệm hoàn thuế là gì? kể tên một số đối tượng và một vài trường hợp đủ điều kiện để được hoàn thuế. Bên cạnh đó cũng hướng dẫn bạn về thủ tục hoàn thuế như thế nào?
Trong trường hợp bạn vẫn còn những thắc mắc hay chưa hiểu rõ vấn đề nào, cần tư vấn hỗ trợ thêm các vấn đề khác có liên quan. Bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn 1900 6557 để được giải đáp chi tiết, tận tình.