Hoàn thiện pháp luật về công vụ, công chức và trách nhiệm pháp lý của công choc

1.      Thực trạng pháp luật về công vụ và công chức

 Thuật ngữ “ công vụ ” trong tiếng Việt tương đương với khái niệm “ public service ” trong tiếng Anh và đều thể hiện đó là những hoạt động của nhà nước cũng như các tổ chức công quyền phục vụ nhân dân (a servư ice that a government or an official organisaư tion provide for people) . “ Công vụ ” cũng có 1 thể được định nghĩa là hoạt động phục vụ lợi ích công do nhà nước đài thọ hoặc tạo điều kiện (A service provided or facilitated by the Government for the general public convenư ience and benefit) hoặc công việc được thực 2  hiện vì chính phủ hoặc nhân danh chính phủ (work perfomed for or on behalf of the govư ernment) . Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn 3 ngữ học do Hoàng Phê chủ biên (Nxb. Đà Nẵngư Trung tâm từ điển học, 2000) đã định nghĩa một cách ngắn gọn nhưng khá chính xác: “ Công vụ là việc công ”. Hoạt động công vụ thường mang tính phục vụ lợi ích công, tính chuyên nghiệp, tính không trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội, tính được đảm bảo bằng ngân sách nhà nước. Theo các tính chất trên đây, ta có thể thấy rằng hoạt động công vụ ở Việt Nam không chỉ là hoạt động của các cơ quan nhà nước mà còn là  hoạt động của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị– xã hội như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của mặt trận như: Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Như vậy, hoạt động công vụ ở Việt Nam bao gồm hoạt động công vụ nhà nước và hoạt động công vụ của các tổ chức chính trị và chính trị xã hội. Đặc điểm này chưa được thể hiện rõ trong pháp luật về công vụ và công chức. Khái niệm “ công vụ ” gắn liền với khái niệm “ công chức ”. Về khái niệm “ công chức ”, Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa như sau: “ Công chức là những người được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong cơ quan nhà nước, hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp” . Khái niệm này phù hợp với quan điểm 4 của Pháp và các nước châu Âu lục địa, tuy nhiên, không phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam. Khái niệm công chức nói trên tương đương với khái niệm “ fonctionnaire ” trong tiếng Pháp. Khái niệm này được giải thích trong từ điển giải thích tiếng Pháp của Paul Robert như sau: 5 1 . Người thực hiện công vụ (personne qui rempli une fonction publique); 2 . Người trong biên chế, thực hiện một công việc thường xuyên trong nền hành chính công (personne qui occupe, en qualite de titulair, un emploi permanent dans le cadre d,une administration publique). Khái niệm “ công chức ” trong tiếng Anh  được thể hiện bằng các thuật ngữ: civil serư vant – public servant (công chức dân sự), government official 6 (công chức chính phủ), government employee (người phục vụ cho chính phủ) và có nghĩa là một người giữ hoặc được trao cho một công vụ. Do hoạt động công vụ ở nước ta vừa được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước vừa được thực hiện bởi các tổ chức chính trị và chính trịư xã hội nên có một bộ phận không nhỏ công chức làm việc trong các cơ quan tổ chức phi nhà nước. Vì vậy, khái niệm “ công chức” ở Việt Nam có nghĩa rộng hơn khái niệm công chức ở nước ngoài. Theo quy định của pháp luật hiện hành, “ công chức ” được hiểu là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch hoặc được giao giữ một công vụ (được giao nhiệm vụ thường xuyên), được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, vị trí công tác trong các cơ quan tổ chức của nhà nước, bộ máy giúp việc của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị ư xã hội, mỗi ngạch thể hiện chức và cấp về chuyên môn nghiệp vụ, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, định nghĩa “ công chức ” như trên đây đã không được thể hiện trong Pháp lệnh Cán bộ, công chức 1998, sửa đổi năm 2003. Pháp lệnh này chỉ quy định: 1. Cán bộ, công chức trong pháp lệnh này bao gồm: a) Những người do bầu cử để đảm nhiệm các chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trịư xã hội ở trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; b) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên trong tổ chức chính trị, trong tổ chức chính trị ư xã hội ở trung ương và cấp tỉnh, cấp huyện; c) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức, hoặc được giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội; d)Thẩm phán toà án nhân dân, kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân; e)Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sĩ quan và hạ sĩ quan chuyên nghiệp; f)Những người do bầu cử để đảm nhiệm các chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Bí thư, Phó bí thư Đảng uỷ, người đứng đầu các tổ chức chính trị ư xã hội xã, phường, thị trấn; g)Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộcUỷ ban nhân dân cấp xã. 2. Cán bộ, công chức quy định tại các điểm a,b,c,d,e,f,g khoản 1 điều này được hưởng lương từ ngân sách nhà nước; cán bộ, công chức quy định tại điểm d khoản 1 điều này được hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật. Như vậy, có thể thấy Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998 (sửa đổi) chưa phân biệt được “ cán bộ ” và “ công chức ”. Trên thực tế, chúng ta thấy khái niệm “ cán bộ ” có nghĩa rất rộng vì nó bao gồm không chỉ những người lãnh đạo và các nhà chuyên môn làm việc trong bộ máy nhà nước mà còn làm việc trong các hợp tác xã, các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị ư xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp. Theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên thì thuật ngữ “ cán bộ ” có hai nghĩa: ư Người làm công tác nghiệp vụ có chuyên môn trong cơ quan nhà nước ( cán bộ nhà nước, cán bộ khoa học, cán bộ chính trị). ư Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người thường (Đoàn kết giữa cán bộ và chiến sĩ. Họp cán bộ và công nhân nhà máy. Làm cán bộ đoàn thanh niên ) 7 Từ điển giải nghĩa tiếng Anh (Oxford Advanced Learner’s Dictionary) định nghĩa Cadre (cán bộ) cũng có hai nghĩa: ư Một nhóm nhỏ người được lựa chọn hoặc đào tạo vì một mục đích nhất định (a small group of people who are specially chosen or trained for a particular purpose). ư Thành viên của các nhóm người nói trên (a member of this kind group) . 8 Như vậy, có thể thấy khái niệm “ cán bộ ” và khái niệm “ công chức ” không đồng nhất với nhau, bởi có một số cán bộ không phải là công chức và một số công chức cũng không phải là cán bộ. Và với khái niệm cán bộ, công chức như đã phân tích trên, ta thấy Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998 (sửa đổi) và Nghị định số 117/2003NĐưCP ban hành ngày 10/10/2003 về tuyển dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước , Nghị định số 114/2003/NĐ ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn có các bước phát triển mới, đồng thời vẫn còn những bất cập cần phải khắc phục sau đây: ư Về bước phát triển mới : cần phải khẳng định rằng, việc Nghị định 117/2003/ NĐưCP và Nghị định 114/2003/NĐưCP ngày 10/10/ 2003 quy định bổ sung thêm những người làm việc trong bộ máy giúp việc thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị ư xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, những người giữ các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn như trưởng công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy), chỉ huy trưởng quân sự, văn phòng thống kê, địa chính xây dựng, tài chính kế toán, tư phápư hộ tịch, văn hoáưxã hội vào ngạch công chức là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn Việt Nam vì những người này đều thực thi công vụ, trong biên chế và hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước. ư Về hạn chế : việc Pháp lệnh Cán bộ công chức năm 1998 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ công chức số 11/2003/PLưUBTVQH ngày 29/4/2003, Nghị định 117/2003/NĐưCP ngày 10/10/2003 khi quy định về công chức đã không kể đến sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân và các sĩ quan, hạ sĩ quan làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân là một khiếm khuyết đáng tiếc. Xét về các tiêu chí của công chức,  các sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân có đầy đủ các yêu cầu, điều kiện của công chức. Đó là: thực hiện công vụ, trong biên chế nhà nước, tính nghiệp vụ lâu dài và hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo cấp bậc, chức vụ. Đối chiếu với chế độ công vụ ở nước ngoài, ta thấy công chức thường được chia thành công chức dân sự và công chức quân sự. Các sĩ quan, hạ sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp trong các lực lượng vũ trang thuộc vào hàng các công chức quân sự. Nhìn lại quá khứ, ta thấy pháp luật phong kiến Việt Nam cũng có một chế độ công chức khá rạch ròi. Đó là việc xếp đội ngũ quan lại vào 9 bậc từ cao nhất là nhất phẩm đến thấp nhất là cửu phẩm, mỗi bậc có hai trạch: chánh và tòng. Quan lại lại được chia làm hai hàng văn giai và võ giai.Trừ thời chiến khi mà quan võ được đánh giá cao, còn trong thời bình quan văn được đánh giá cao hơn quan võ một trạch. Ví dụ, tòng nhị phẩm bên hàng quan văn được đánh giá như chánh nhị phẩm bên quan võ. Tuỳ theo bậc và trạch mà sắp xếp chức vụ. Quan lại có phẩm hàm cao hơn tất yếu phải giữ chức vụ cao hơn 9 . ở đây, có một điểm cần phải học tập nhà nước phong kiến Việt Nam là sự sắp xếp chức vụ không tùy tiện mà phải theo trật tự phẩm hàm. Trật tự phẩm hàm đã tạo ra sự uy nghiêm và tránh được sự tùy tiện trong sắp xếp chức vụ. Việc xếp ngạch quan võ bên cạnh ngạch quan văn chứng tỏ không những nhà nước phong kiến coi sĩ quan chuyên nghiệp là công chức mà còn coi công chức quân sự là một trong hai ngạch quan trọng và chủ yếu của đội ngũ công chức. 

Việc loại bỏ hàng ngũ cán bộ, nhân viên làm việc trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp khỏi đội ngũ công chức cũng là một vấn đề cần phải bàn lại. Đội ngũ giáo viên làm việc trong các trường công lập, đội ngũ y tá, bác sĩ, nhân viên kỹ thuật làm việc trong các bệnh viện công là những người thực hiện một trong những công vụ quan trọng nhất của nhà nước và xã hội. Pháp luật của Pháp, Đức, Hoa Kỳ và hầu hết các nước trên thế giới coi đội ngũ giáo viên làm việc trong các trường công lập và các cán bộ y tế bao gồm y tá, bác sĩ, nhân viên kỹ thuật làm việc trong các bệnh viện và các cơ sở dịch vụ y tế công là công chức và họ chiếm một tỷ lệ áp đảo trong đội ngũ công chức nhà nước. Phải chăng quy định này trong Nghị định số 117/2003 NĐưCP đã mâu thuẫn với quy định giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu tại Hiến pháp 1992 (sửa đổi). Giáo dục, đào tạo không những là một công vụ mà còn là công vụ thuộc quốc sách hàng đầu, vậy mà đội ngũ giáo sư, phó giáo sư, giảng viên cao cấp, giảng viên chính với các cấp bậc học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân lại không thuộc vào một ngạch công chức, phải chăng Hiến pháp và thực tiễn đã quá cách xa nhau. Nên chăng, phải nhìn nhận một cách nghiêm túc là Pháp lệnh Cán bộ công chức 1998 (sửa đổi) và Nghị định số 1 17/2003 NĐưCP ngày10/10/2003 là những văn bản pháp luật vi hiến. .

2. Pháp luật về trách nhiệm pháp lý của công chức hiện hành

 Khái niệm “ trách nhiệm pháp lý ” có thể hiểu theo nghĩa rộng dưới hai giác độ tích cực và tiêu cực. Dưới giác độ tích cực đó là việc thực hiện chức trách, công việc được giao theo quy định của pháp luật. Dưới giác độ tiêu cực, đó là hậu quả bất lợi mà các cá nhân và tổ chức phải gánh chịu khi vi phạm pháp luật.  Trách nhiệm pháp lý của công chức theo nghĩa hẹp được hiểu dưới giác độ tiêu cực có các đặc điểm cơ bản sau đây: ư Công chức là chủ thể chịu trách nhiệm pháp lý. ư Cơ sở trách nhiệm pháp lý của công chức là vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ. ư Bình đẳng trong các quan hệ trách nhiệm pháp lý với công dân. Công chức vi phạm pháp luật không có đặc quyền, đặc lợi, hơn thế, trong nhiều trường hợp họ phải chịu trách nhiệm pháp lý nặng hơn so với công dân không phải là công chức. ư Công chức lãnh đạo phải chịu trách nhiệm liên đới về hành vi vi phạm pháp luật của công chức thuộc quyền quản lý. ư Vi phạm pháp luật của công chức thường gắn với lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn. Trách nhiệm pháp lý của công chức có mối quan hệ chặt chẽ với trách nhiệm chính trị, trách nhiệm đạo đức của công chức. Trách nhiệm pháp lý của công chức thông thường bao gồm bốn hình thức: trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm vật chất: ư Trách nhiệm kỷ luật là hình thức trách nhiệm cơ bản nhất của công chức trong hoạt động công vụ. Cơ sở trách nhiệm kỷ luật của công chức là vi phạm kỷ luật. Chủ thể áp dụng trách nhiệm kỷ luật là thủ trưởng cơ quan, đơn vị nơi có công chức vi phạm. Giữa chủ thể áp dụng và người vi phạm có quan hệ trực thuộc về tổ chức. ư Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm nghiêm khắc nhất trong các loại trách nhiệm pháp lý. Cơ sở của trách nhiệm hình sự của  công chức là việc thực hiện hành vi phạm tội trong khi thi hành công vụ hoặc đã bị xử lý kỷ luật, hoặc xử phạt hành chính mà còn vi phạm. Chủ thể áp dụng trách nhiệm hình sự là toà án. Giữa cơ quan áp dụng pháp luật và công chức vi phạm không có quan hệ trực thuộc. ư Cơ sở của trách nhiệm hành chính là vi phạm hành chính trong quá trình thi hành công vụ. Cũng như trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính là quá trình cưỡng chế bên ngoài, nghĩa là giữa người áp dụng trách nhiệm pháp lý với người bị áp dụng không ở trong cùng quan hệ trực thuộc lẫn nhau. ư Cơ sở của trách nhiệm vật chất của công chức là sự thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ, gây thiệt hại tài sản cho nhà nước hoặc công dân. Cũng như trách nhiệm kỷ luật, chủ thể áp dụng trách nhiệm vật chất là thủ trưởng cơ quan nhà nước quản lý công chức vi phạm pháp luật. Chủ thể áp dụng trách nhiệm vật chất cũng có thể là toà án. Việc xây dựng nhà nước pháp quyền đặt ra các yêu cầu nhất định đối với pháp luật về trách nhiệm pháp lý của công chức: ư Pháp luật về trách nhiệm pháp lý của công chức phải thể hiện được bản chất nhà nước của dân, do dân và vì dân, phải thể hiện công chức là công bộc của nhân dân. ư Trách nhiệm pháp lý của công chức phải đảm bảo sự bình đẳng trước pháp luật giữa công chức và công dân không phải là công chức khi vi phạm pháp luật. ư Trách nhiệm pháp lý của công chức phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đấu tranh không khoan nhượng với những biểu hiện độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng  và sách nhiễu của đội ngũ công chức nhà nước. ư Trách nhiệm pháp lý của công chức phải mang tính khả thi và được đảm bảo thực hiện trên thực tế. ư Pháp luật về trách nhiệm pháp lý của công chức phải là công cụ đắc lực để xây dựng một bộ máy nhà nước trong sạch và lành mạnh. ư V iệc xây dựng chế định trách nhiệm pháp lý của công chức cần được sự tham gia, đóng góp ý kiến rộng rãi của nhân dân. ư Trách nhiệm pháp lý của công chức phải đảm bảo tính công khai, minh bạch, dễ tiếp cận. Nhìn một cách tổng quát có thể nhận thấy chế định trách nhiệm pháp lý của công chức ở Việt Nam hiện nay có những hạn chế cơ bản sau đây: ư Khách thể vi phạm kỷ luật quy định còn chung chung; ư Chưa làm rõ thế nào là vi phạm kỷ luật ở mức độ nhẹ, nặng; ư Yếu tố lỗi, động cơ, mục đích chưa được quy định rõ; ư Chưa quy định cụ thể trách nhiệm pháp lý liên đới của công chức lãnh đạo khi công chức thuộc quyền vi phạm; ư Pháp luật về trách nhiệm kỷ luật trong hầu hết các văn bản chưa lượng hoá được các hành vi vi phạm. ư Về trách nhiệm hình sự của công chức, mặc dù đã được quan tâm hoàn thiện trong những năm gần đây, tuy nhiên, những quy định như: “ đã bị xử phạt hành chính ”, “đã bị xử lý kỷ luật”, hoặc “gây hậu quả nghiêm  trọng” trong phần tội phạm có chức vụ chưa được cụ thể hoá. ư Chính sách xử lý vi phạm hành chính của công chức chưa đầy đủ và chưa đặt ngang tầm với tình trạng vi phạm hành chính hiện nay. Hệ thống các biện pháp trách nhiệm hành chính chưa đa dạng và còn nhiều bất cập. Công tác xây dựng các văn bản pháp luật trên các lĩnh vực quản lý hành chính còn chưa kịp thời, nhất là đối với những vi phạm của công chức trong hoạt động công vụ. ư Trong lĩnh vực trách nhiệm vật chất của công chức chưa quy định rõ việc bồi thường trong trường hợp công chức cố ý lợi dụng chức vụ để trục lợi, trường hợp vi phạm do hoàn cảnh khách quan không khắc phục được; trách nhiệm liên đới của cơ quan quản lý công chức trong trường hợp công chức gây thiệt hại do lỗi vô ý và trong trường hợp gây thiệt hại cho công dân bởi những hành vi hành chính hợp pháp (tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ); trường hợp bồi thường và hoàn trả toàn bộ, một phần và miễn. Trường hợp công chức gây thiệt hại cho chính cơ quan, tổ chức nhà nước, cả khi hành vi đó là hợp pháp hay là bất hợp pháp; việc công chức phải hoàn trả những khoản hưởng không đúng chế độ. ư Pháp luật chỉ quy định mang tính nguyên tắc về trường hợp nhà nước bồi thường cho cán bộ, công chức khi gây thiệt hại cho họ về danh dự, tài sản, sức khoẻ. Vì vậy, trên thực tế áp dụng những quy định này rất khó. Hiện tượng vi phạm pháp luật của công chức ở Việt Nam hiện nay còn khá phổ biến, nhất là tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về phẩm chất đạo đức là tương đối nghiêm trọng. Các vi phạm pháp luật không giới hạn ở một lĩnh vực , một ngành, một địa  phương, mà xảy ra trên phạm vi rộng, xảy ra ngay trong bộ máy các cơ quan bảo vệ pháp luật. Các hình thức vi phạm rất đa dạng, xảy ra trên nhiều lĩnh vực quản lý, từ những vi phạm nhỏ đến những vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng. Mặc dù việc áp dụng trách nhiệm pháp lý trong thời gian qua đối với công chức đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa ngăn chặn được nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Tệ tham ô, bòn rút tài sản công, sách nhiễu, lãng phí vẫn tồn tại khá phổ biến ở mức độ và hình thức khác nhau trong đội ngũ cán bộ, bộ máy lãnh đạo và quản lý, nhất là trong lĩnh vực quản lý nhà đất, xây dựng cơ bản, doanh nghiệp nhà nước và chi tiêu ngân sách. Việc kiểm tra và xử lý các sai phạm chưa nghiêm, xử lý không kịp thời và thiếu kiên quyết đối với người đứng đầu đơn vị, cơ quan, tổ chức để xảy ra nạn tham nhũng.

3. Những nguyên nhân vi phạm pháp luật của công chức

Những nguyên nhân từ quá khứ ư Theo truyền thống, công chức Việt Nam thường có chế độ tiền lương rất thấp, để bù lại họ có chế độ bổng lộc. Theo sự điều tra của một linh mục vào truyền đạo cơ đốc ở Việt Nam báo cáo cho Chính phủ bảo hộ Pháp, thì lương của một vị quan Thượng thư dưới triều Nguyễn trong một tháng chỉ bằng lương của vị Bộ trưởng Pháp trong một ngày. Tuy nhiên, vị linh mục này đã nhận xét: mặc dù chế độ lương thấp như vậy nhưng đời sống của các vị quan Thượng thư bên An Nam cũng chẳng khác gì đời sống của các vị Bộ trưởng ở bên Pháp. Từ nhận xét khá khách quan đó, có thể thấy, ở Việt Nam từ xa xưa đã tồn tại và được duy trì từ thế hệ này qua thế hệ khác một chế độ bổng lộc.

Chế độ lương thường được quy định theo pháp luật, còn chế độ bổng lộc đó là vấn đề tế nhị của chốn quan trường. Ranh giới giữa bổng lộc và tham nhũng rất mỏng manh và chỉ được điều chỉnh chủ yếu bởi đạo đức của người làm quan. Chỉ vị quan nào quá tham lam mới phải chịu đòn của pháp luật. Do thực tiễn pháp luật như vậy nên chỉ triều đại nào người đứng đầu nhà nước liêm khiết mới duy trì được một bộ máy nhà nước lành mạnh và ít tham nhũng. ư Mặt khác, nước ta bị nước ngoài đô hộ trong nhiều thế kỷ và thập kỷ nên người Việt Nam nói chung có tính nhẫn nhục cao độ. Chữ “ Nhẫn ” là chữ mà người Việt Nam phải tôn sùng trong nhiều thế hệ và hiện nay vẫn còn được tôn sùng như một phong cách sống phổ biến của người Việt Nam. Người Việt Nam hình như chưa có thói quen đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực như hách dịch, cửa quyền và tham nhũng trong bộ máy nhà nước. Các quyền tự do của công dân được quy định trong hiến pháp nhưng muốn có các quyền này công dân Việt Nam phải hết sức nhún nhường và phải thực hiện đúng các lệ làng hình thành trong các cơ quan công quyền mới có thể có được. Từ đó tạo cho người có quyền lực một thói quen ban phát quyền để thu lợi bất chính. Những nguyên nhân của thời hiện đại Có rất nhiều nguyên nhân của thời hiện đại dẫn đến tình trạng công chức vi phạm pháp luật. Chúng ta có thể liệt kê một số nguyên nhân sau đây: ư Công tác quản lý nhà nước còn bị buông lỏng và nhiều sơ hở; chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước còn chồng chéo, không rõ ràng; thủ tục hành chính còn rườm rà; hệ thống pháp luật chưa đồng bộ.  ư Cơ chế, chính sách, chế độ tiền lương và đãi ngộ của nhà nước còn nhiều điều bất cập. ư Pháp luật về cán bộ công chức chưa đầy đủ, còn nhiều lỗ hổng. ư Các quy định về quan hệ trách nhiệm, chức trách và thẩm quyền xử lý công chức vi phạm chưa rõ ràng. ư Chưa quan tâm nghiên cứu về lĩnh vực khoa học tổ chức và cán bộ. ư Tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ, công chức chưa cao. ư Công tác thanh tra, kiểm tra chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên và kém hiệu quả. ư Sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị – xã hội trong việc xử lý công chức vi phạm còn nhiều bất cập. ư Công tác tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật cho đội ngũ công chức, cũng như việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở còn hình thức. ư Công tác bố trí, sử dụng, đề bạt cán bộ còn nhiều khiếm khuyết, chậm được đổi mới, nhiều cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo không đủ năng lực, phẩm chất thực hiện nhiệm vụ được giao…

4. Phương hướng và giải pháp ư Đổi mới tiêu chuẩn bổ nhiệm công chức đặc biệt là công chức cao cấp trong bộ máy nhà nước theo hướng tăng cường năng lực chuyên môn, ngoại ngữ và tin học nhằm xây dựng một chính phủ điện tử và đáp ứng các yêu cầu của nền kinh tế tri thức, xu thế hội nhập và toàn cầu hoá. ư Tăng cường quyền hạn và trách nhiệm cho các cơ quan nhà nước trong hoạt động thanh tra và kiểm tra việc chấp hành pháp luật, xác lập kỷ luật, kỷ cương hành chính, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật. ư Nâng cao ý thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, tăng cường trách nhiệm pháp lý của công chức gắn với việc sửa đổi, bổ sung hệ thống ngạch, bậc; hoàn thiện các quy định về nghiệp vụ, chức danh cán bộ, các chế độ, chính sách về đội ngũ cán bộ, công chức, quy chế hoá quy trình giải quyết công việc của các cơ quan hành chính nhà nước, xác lập cơ chế quản lý cán bộ phù hợp với hệ thống phân loại cán bộ, công chức. ư Khẩn trương ban hành luật công vụ và công chức thay cho Pháp lệnh Cán bộ và công chức hiện hành. Luật công vụ và công chức phải khắc phục được những hạn chế đã phân tích ở phần trên, phải có khái niệm tổng quát về công chức dựa trên những tiêu chí chung. Phải có quy định bổ sung về đội ngũ công chức quân sự bao gồm cả sĩ quan, hạ sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp thuộc các lực lượng vũ trang và công chức trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục công lập, bệnh viện và dịch vụ y tế công lập. ư Hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm pháp lý của công chức bao gồm: trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự và trách nhiệm vật chất. ư Đối với trách nhiệm kỷ luật của công chức, Chính phủ cần sớm sửa đổi Nghị định số 97/1998/NĐưCP về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất của công chức, phù hợp với Pháp lệnh Cán bộ, công chức (sửa đổi năm 2003). Chính phủ cần sớm xây dựng và ban hành  nghị định quy định trách nhiệm liên đới của thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi có công chức vi phạm pháp luật. ư Đối với trách nhiệm hình sự phải quy định rõ thế nào là “g ây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng”. Đồng thời, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài để bổ sung hình thức trách nhiệm hình sự đối với công chức. ư Trên cơ sở Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, khẩn trương sửa đổi, bổ sung các văn bản về xử phạt hành chính trên các lĩnh vực. Đồng thời, quy định rõ trách nhiệm tăng nặng đối với công chức khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính trên từng lĩnh vực. Do cơ chế quản lý, đề bạt, bổ nhiệm, xử lý kỷ luật công chức lãnh đạo còn nhiều tồn tại, để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong hoạt động quản lý. Chính phủ cần có văn bản pháp luật riêng, quy định về trách nhiệm hành chính của công chức nhất là công chức cấp cao. ư Để tăng cường trách nhiệm của công chức, Chính phủ cần sửa đổi, bổ sung Nghị định số 217ưCP ngày 8/6/1979 của Hội đồng chính phủ về chế độ trách nhiệm, chế độ kỷ luật, chế độ bảo vệ của công, chế độ phục vụ nhân dân của cán bộ nhân viên nhà nước vì nhiều quy định trong Nghị định này không phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay./.