Hoạch định là gì? Tác dụng của hoạch định

Kinh nghiệm làm việc

28-04-2020

Về phương diện khoa học, kế hoạch được xem là một chương trình hành động cụ thể, còn hoạch định là quá trình tổ chức soạn thảo và thực hiện các kế hoạch cụ thể đã được đề ra. Tác dụng của hoạch định là gì? Cùng Sieunhanh.com tìm hiểu nhé

hoach-dinh-la-gi-tac-dung-cua-hoach-dinh-1

Khái niệm hoạch định:

Hoạch định hay còn gọi là lập kế hoạch hoặc kế hoạch hóa kinh doanh gồm nhiều quan niệm khác nhau:

Thứ nhất: Hoạch định là quá trình xác định những mục tiêu của tổ chức và phương thức tốt nhất để đạt được những mục tiêu đó. Như vậy công tác kế hoạch theo nghĩa trên phải bao gồm đồng thời hai quá trình xác định mục tiêu (cái gì cần phải làm?); Xác định con đường đạt đến mục tiêu (làm cái đó như thế nào?).

Thứ hai: Hoạch định là quá trình chuẩn bị đối phó với những thay đổi và tính không chắc chắn bằng việc trù liệu những cách thức hành động trong tương lai. Hai nguyên nhân chính đòi hỏi các nhà quản trị phải tiến hành công việc hoạch định xuất phát từ các nguồn tài nguyên hạn chế và sự biến động thường xuyên của môi trường bên ngoài.

Tóm lại: Xét về mặt bản chất, hoạch định là một hoạt động chủ quan, có ý thức, có tổ chức của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan nhằm xác định mục tiêu, phương án, bước đi, trình tự và cách thức tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ý nghĩa, tác dụng của hoạch định

Trong điều kiện môi trường luôn biến động, nội bộ các tổ chức luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn, để thích nghi với những biến động của môi trường cũng như tối thiểu hóa những rủi ro bên trong trước hết nhà quản trị cần sử dụng đến chức năng hoạch định vì nó đem lại cho tổ chức 4 tác dụng sau đây:

Nhận diện các thời cơ (cơ hội) kinh doanh trong tương lai

Có kế hoạch né tránh hoặc tối thiểu hóa các nguy cơ, khó khăn

Triển khai kịp thời các chương trình hành động, có nghĩa là tạo tính chủ động trong thực hiện

Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra được dễ dàng, thuận lợi

hoach-dinh-la-gi-tac-dung-cua-hoach-dinh-2

Tham khảo thêm thông tin tuyển dụng việc làm tại Quận 10, TP.HCM

Những lợi ích của hoạch định 

Giúp các nhà quản trị: Phát hiện các cơ hội mới. Lường trước và né tránh những bất trắc trong tương lai. Vạch ra các hành động hữu hiệu. Nhận thức rõ những rủi ro trong hoạt động của tổ chức. Cải tiến, đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đảm bảo tổ chức hoạt động một cách có hiệu quả trong môi trường luôn thay đổi.

Sự phối hợp tốt hơn: 

  • Nền tảng cho sự phối hợp các hoạt động
  • Định rõ trách nhiệm của từng bộ phận cũng như trong phối hợp các hoạt động
  • Định hướng nỗ lực của các thành viên và bộ phận theo 1 hướng
  • Hiệu quả phối hợp nhóm

Tập trung suy nghĩ về tương lai: 

  • Luôn cân nhắc các nguồn lực cần thiết
  • Các cơ hội và rủi ro tiềm tàng
  • Gợi mở và sàng lọc để vượt qua những trở ngạu ngắn hạn
  • Chuẩn bị cho tổ chức vận hành hiệu quả hơn trong tương lai

Kích thích sự tham gia:

  • Thành công đòi hỏi sự tham gia của tất cả các thàng viên
  • Tạo lập được 1 nền tảng chuyên môn và kiến thức rộng hơn trong việc lập kế hoạch
  • Nhân viên nỗ lực hơn trong việc thực hiện kế hoạch

Hệ thống kiểm tra hiệu quả hơn 

  • Nền tảng tiêu chuẩn rõ ràng cho đánh giá
  • Nhân viên biết rõ phải làm gì
  • Tổ chức có thể nhận rõ khoảng cách giữa mục tiêu và thực hiện

Những hạn chế của hoạch định

Không lường hết được diễn biến bất lợi. Khi tình huống xấu xảy ra có thể làm đảo lộn kế hoạch.

Gò bó trong việc thực hiện, đôi khi không linh hoạt, làm hạn chế sự sáng tạo.

Đôi khi kết quả đạt được đúng hoạch định nhưng không phản ánh đúng tiềm năng vốn có của doanh nghiệp. (Vd: Sản lượng đạt được có thể cao hơn nhiều so với mực thực tế của hoạch định).

Tính bảo thủ của người làm hoạch định: Đây là vấn đề tế nhị, các nhà quản trị thường cố gắng bảo vệ các hoạch định của mình mà không dũng cảm nhận ra sự vô lý ở một số điểm.

Không chỉ rõ được các điểm bất cập trong hoạch định. (Vd: Cơ sở vật chất lạc hậu, tay nghề lao động thấp,…).

Thông tin để hoạch định quá cũ, hay không chính xác.

hoach-dinh-la-gi-tac-dung-cua-hoach-dinh-3

Phân loại hoạch định

Có nhiều căn cứ để phân loại hoạch định. Căn cứ thường được sử dụng là thời gian, theo đó hoạch định thường được phân làm hai loại: 

  • Hoạch định chiến lược (Strategic planning) là quá trình đề ra các công việc cần thực hiện của công ty, tổ chức những nghiên cứu để chỉ ra những nhân tố chính của môi trường bên ngoài và môi trường bên trong doanh nghiệp.

Trong loại hoạch định này nhà quản trị thiết lập mục tiêu dài hạn và các biện pháp tổng thể để đạt được mục tiêu trên cơ sở những nguồn lực hiện có và những nguồn lực có thể huy động.

  • Hoạch định tác nghiệp (Operational planning) là những hoạch định liên quan đến việc triển khai các chiến lược trong những tình huống cụ thể và ở những thời gian ngắn (tháng, quí, năm).

Hoạch định tác nghiệp là hoạch định nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ở các đơn vị cơ sở, mang tính chi tiết và ngắn hạn, thường ở các lĩnh vực cụ thể.

Xem thêm thông tin tuyển dụng tại Quận 2, TP.HCM

Với những chia sẻ của Sieunhanh.com chắc hẳn các bạn đã hiểu về hoạch định là gì? Những lợi ích của hoạch định mang lại rồi đúng không nào? Chúc các bạn luôn hoàn thành tốt công việc của mình