Hoạch định chiến lược là gì? Chi tiết 5 bước trong quy trình hoạch định chiến lược
Hoạch định chiến lược là gì? Hoạch định chiến lược là một bước rất quan trọng trong tiến trình quản trị của doanh nghiệp bởi các chức năng còn lại đều do hoạch định quyết định. Trong bài viết này, Muaban.net sẽ chia sẻ đến bạn khái niệm về hoạch định các chiến lược và quy trình hoạch định một cách chi tiết nhất. Hãy cùng theo dõi nhé!
Mục Lục
Hoạch định chiến lược là gì?
Hoạch định chiến lược là quá trình xác định các mục tiêu chiến lược và phân tích môi trường của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tổ chức sẽ thiết lập các mục tiêu, phân tích và lựa chọn các chiến lược thay thế và phân bổ nguồn lực để đạt được các mục tiêu của tổ chức.
>>> Xem thêm: Chiến lược xúc tiến là gì? Các công cụ hỗ trợ cho chiến lược cực hiệu quả
Phân loại hoạch định chiến lược
Hoạch định các chiến lược là chức năng quan trọng nhất của tiến trình quản trị vì đây là cơ sở định hướng cho các chức năng còn lại của tiến trình. Trong tổ chức, hoạch định các chiến lược được phân chia thành 5 loại:
Hoạch định chiến lược Marketing
Hoạch định các chiến lược Marketing là quá trình xây dựng chiến lược Marketing và xác định các biện pháp cụ thể vào thị trường mục tiêu của doanh nghiệp. Mục đích của việc hoạch định là xác lập, duy trì và phát triển các đơn vị kinh doanh, các sản phẩm của doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi nhuận.
Hoạch định chiến lược PR
Hoạch định các chiến lược PR là một tiến trình trình bày những mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được; những cách thức và nguồn lực cần phải có để thực hiện mục tiêu đó; lộ trình và các bước triển khai trong từng nội dung và giải pháp tiến hành.
Hoạch định chiến lược bán hàng
Hoạch định các chiến lược bán hàng là một bộ phận quan trọng trong chiến lược bán hàng của doanh nghiệp. Một chiến lược bán hàng phù hợp sẽ trả lời cho các câu hỏi như: Bạn tập trung bán các sản phẩm gì? Bạn bán sản phẩm như thế nào? Bạn sử dụng những công cụ nào để bán sản phẩm?
Hoạch định chiến lược kinh doanh
Hoạch định chiến lược kinh doanh là quy trình quản lý được sử dụng để tạo ra một kế hoạch dài hạn cho tương lai của doanh nghiệp. Các tổ chức sử dụng quy trình này để xác định mục tiêu, các chiến lược cần thiết để hoàn thành mục tiêu đó và sử dụng hệ thống quản lý hiệu suất nội bộ để giám sát, đánh giá tiến độ công việc.
Hoạch định chiến lược nhân sự
Hoạch định các chiến lược nhân sự là công việc đặt ra mục tiêu và các kế hoạch cần thực hiện. Những kế hoạch này bao gồm các chính sách và hoạt động nguồn nhân lực được thiết kế cho các nhóm công việc cụ thể, nhằm đáp ứng và thực hiện các mục tiêu chiến lược cũng như đảm bảo hiệu quả hoạt động của công việc.
>>> Xem thêm: SBU là gì? Cách sử dụng đơn vị chiến lược kinh doanh hiệu quả
Đặc tính cơ bản của việc hoạch định chiến lược
Để hiểu hơn về khái niệm hoạch định chiến lược là gì, bạn cần biết yêu cầu cần có. Đó những điều giúp đảm bảo chức năng phát triển cũng như quản lý hiệu quả. Hãy cùng xem một kế hoạch toàn diện phải thỏa mãn yêu cầu nào nhé!
Tính hệ thống
Tính hệ thống trong hoạch định chiến lược là gì? Yếu tố này có liên quan trực tiếp tới tính tổng thể. Nếu một số phân hệ bị ảnh hưởng sẽ kéo theo tác động tiêu cực đến diện rộng. Vì thế, đây là điều các chiến lược gia hết sức lưu tâm.
Dựa trên nguyên tắc này, điều đưa phải đảm bảo nói đến vấn đề toàn cục, mang ý nghĩa điểm huyệt. Nó có sức công phá lớn đối với sự phát triển toàn bộ hệ thống.
Tính bao quát
Doanh nghiệp cần xác định được kế hoạch dài hạn khi hoạch định chiến lược là gì. Bên cạnh đó cũng không quên đề cập tới những vấn đề ngắn hạn có tính quyết định. Bởi lẽ, chúng sẽ tạo nền tảng vật chất cho việc thực hiện trong dài hơi.
Tóm lại, doanh nghiệp vừa phải khuếch trương quy mô lớn vừa coi trọng quy mô vừa và nhỏ. Việc này không phải dễ nhưng sẽ tạo ra sự phát triển bền vững hơn.
Tính chọn lựa trọng hoạch định chiến lược là gì?
Tính hiệu quả sau khi hoạch định chiến lược cần kéo dài từ 5 – 10 năm. Đó không phải là khoảng thời gian ngắn nhưng vẫn chưa để để hoàn thành tất cả mọi việc. Trong khi đó, các nguồn lực phát triển là có hạn và luôn thay đổi.
Chính vì thế, những điều đề ra cần là sự lựa chọn then chốt để tìm cách giải quyết. Nếu không có trọng tâm sẽ rất dễ đi lệch hướng, gây lãng phí và tụt hậu.
Linh hoạt – mềm dẻo
Việc hoạch định chiến lược cần đảm bảo khả năng điều chỉnh nhanh chóng. Bởi lẽ, có rất nhiều yếu tố biến thiên đến từ thị trường cũng như nội bộ. Kế hoạch đưa ra phải thích ứng được trong nhiều hoàn cảnh.
Nếu không đáp ứng được sẽ rất khó để duy trì trong nhiều năm. Việc thay đổi hoàn toàn sang chiến lược mới cũng gây ra không ít khó khăn. Nó tốn kém về mọi nguồn lực, suy giảm đà phát triển.
Tính dài hạn
Như bạn đã biết từ trong giải thích hoạch định chiến lược là gì. Nó cần có tính dài dài hạn để giải quyết được những vấn đề lớn, phức tạp. Nếu chỉ nhìn vào tình hình hiện tại và xây dựng theo hướng tức thời là không đủ.
Để đạt được đặc tính này cần những người có tầm nhìn và chuyên môn sâu rộng. Bên cạnh đó là dữ liệu cũng như công cụ phân tích, dự đoán.
Tính thời đại
Đây là nhân tố hết sức quan trọng khi nói đến hoạch định chiến lược là gì. Tính thời đại biểu hiện thông qua sự liên kết, không bị bó hẹp bởi rào cản nào. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế sâu rộng, vai trò đó không thể phủ nhận.
Bạn nên tận dụng, triển khai dựa trên những thành tựu mà những người đi trước đã đạt được. Bên cạnh đó cần cân nhắc những thất bại đã từng xảy ra từ thị trường bên ngoài.
Cụ thể – lượng hóa
Tính cụ thể trước hết thể hiện ở mục tiêu hoạch định chiến lược. Trong khi đó, tính lượng hóa phải được làm rõ quá tính toán, dự báo chỉ tiêu. Những con số và biên độ dao động chính là thước đo chuẩn xác và đáng tin cậy.
Nếu thiếu điều này sẽ dẫn đến sự không thống nhất trong cách nghĩ và làm giữa mọi người. Việc khắc phục, điều chỉnh mất thời gian hơn rất nhiều.
5 Bước hoạch định chiến lược chi tiết
Vậy các bước trong quy trình hoạch định chiến lược khoa học là gì? Bạn hãy đọc nội dung dưới đây để tìm được lời giải đáp.
Phân tích và đánh giá ban đầu
Bước đầu tiên trong tiến trình hoạch định chiến lược là phân tích và đánh giá ban đầu về công ty. Các nhà hoạch định phải xác định rõ được tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp ở thời điểm này. Tầm nhìn sẽ định hướng cho nhân viên trong việc thực hiện mục tiêu cuối cùng, còn sứ mệnh sẽ giúp các nhà hoạch định đưa ra các quyết định đúng đắn và phù hợp với tổ chức.
Phân tích hiện trạng
Bước tiếp theo trong quá trình hoạch định chiến lược, công ty cần phân tích ngành, thị trường, tính cạnh tranh và nội bộ của doanh nghiệp. Quá trình phân tích này sẽ giúp doanh nghiệp nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đang phải đối mặt. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ xác định đúng vị thế hiện tại của mình trên thị trường.
Xây dựng chiến lược
Sau bước phân tích hiện trạng là xây dựng các mục tiêu dài hạn. Các mục tiêu này sẽ định hướng cho các nhà hoạch định trong việc lựa chọn các chiến lược cụ thể. Các chiến lược sẽ được lựa chọn ở 2 cấp độ chính là cấp độ chiến lược kinh doanh và cấp độ chiến lược công ty.
Bạn có thể xây dựng các chiến lược dài hạn với phương pháp quản trị mục tiêu OKRs. Phương pháp OKRs cho phép bạn xây dựng và quản trị mục tiêu đầy tham vọng và truyền cảm hứng thông qua các Kết quả then chốt (KRs) rõ ràng, đáp ứng các tiêu chuẩn SMART. Với OKRs, chỉ cần bạn có mục tiêu, phương pháp sẽ cung cấp cho bạn một lộ trình để từng bước hiện thực hóa được mục tiêu đó.
Triển khai chiến lược
Chiến lược sau khi đã phân tích thì cần phải được triển khai cụ thể. Một chiến lược nếu được triển khai tốt thì sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh cho công ty. Quá trình triển khai chiến lược gồm 6 bước sau:
- Đặt mục tiêu hàng năm cho các lĩnh vực chức năng cụ thể.
- Sửa đổi các chính sách hiện có để đạt được mục tiêu.
- Phân bổ nguồn lực cho các lĩnh vực quan trọng.
- Thay đổi sơ đồ tổ chức nhằm triển khai chiến lược mới.
- Quản lý các lực cản đối với sự thay đổi.
- Đưa ra các chính sách khen thưởng mới cho các kết quả đạt được.
Giám sát chiến lược
Các chiến lược đã được triển khai phải được liên tục giám sát chặt chẽ liên. Các điều kiện bên trong và bên ngoài doanh nghiệp sẽ không ngừng thay đổi nên việc giám sát cần phải được thực hiện liên tục. Các nhà hoạch định chiến lược cần nắm bắt sự thay đổi của các điều kiện này rồi từ đó thay đổi các mục tiêu cho phù hợp.
>>> Xem thêm: STP là gì? Vai trò của chiến lược STP trong Marketing doanh nghiệp
Những khó khăn trong quá trình hoạch định chiến lược
Mọi doanh nghiệp đều có sự hạn chế về nguồn lực. Vì vậy, các nhà hoạch định buộc phải lựa chọn những chiến lược đem lại lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp. Vì là người hiểu rõ viễn cảnh của công ty nhất nên nhà hoạch định cần có được quyền điều chuyển các nguồn lực cần thiết trong quá trình thực hiện chiến lược.
Những điều cần lưu ý khi hoạch định chiến lược
Mọi doanh nghiệp khi đưa ra các hoạch định chiến lược đều sẽ gặp phải một số hạn chế. Để thành công cho những kế hoạch này bạn nên chú trọng các vấn đề như:
- Sử dụng các phần mềm quản lý công việc, công cụ hỗ trợ phân tích và sắp xếp công việc. Khi có các hoạt động thích hợp và nhiều nguồn tư vấn, tham chiếu sẽ có được kế hoạch tốt hơn.
- Phân bố ngân sách, đầu tư phát triển sản phẩm, thương hiệu, nhận sự… tùy thuộc vào hạng mục mà bạn đang muốn hoạch định.
- Luôn có phương án dự phòng cho các hoạch định chiến lược lẫn nguồn vốn dự phòng. Điều này sẽ giúp kế hoạch được thay đổi kịp thời khi có sự cố xảy ra.
- Phân bổ tốt các nguồn lực, phân công nhiệm vụ chính xác với tiềm năng và thực lực của từng nhân viên trong chuỗi hoạch định.
- Chú trọng đến thời đại, thực trạng và xu hướng của thị trường trong từng hoạch định của mình. Luôn đảm bảo tính mềm dẻo và linh hoạt với những định hướng khoa học trong suốt quá trình thực hiện.
- Người hoạch định và thực hiện đứng đầu mỗi chiến lược đều cần đảm bảo có tầm nhìn, sự nhạy bén để kịp đưa ra phương án thay thế khi cần thiết.
Hoạch định chiến lược là một trong những công tác quan trọng nhằm phát triển một công ty, doanh nghiệp. Ngoài hoạch định chiến lược nhân sự, kế hoạch kinh doanh thì bạn sẽ cần đến nhiều hoạch định liên quan đến tiếp thị truyền thông.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Muaban.net về hoạch định chiến lược là gì và quy trình hoạch định chi tiết. Muaban.net hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc hoạch định các chiến lược để việc tổ chức thực hiện các diễn ra suôn sẻ hơn. Cảm ơn bạn vì đã đọc bài viết này!
>>> Xem thêm: Chiến lược đại dương xanh là gì? Nguyên lý và công cụ phân tích