Hoạch định chiến lược là gì? 6 bước của quy trình hoạch định chiến lược
Hoạch định chiến lược là một trong những công việc cực kỳ quan trọng đối với hoạt động quản trị của các doanh nghiệp. Để có thể phát triển kinh doanh đi đúng hướng cần phải có chiến lược để ra quyết định chính xác. Các chuyên gia Bizfly sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như quy trình hoạch định chiến lược hiệu quả theo bài viết sau.
Mục Lục
Hoạch định chiến lược là gì?
Hoạch định chiến lược là một quy trình nghiên cứu, phân tích các yếu tố về môi trường, cơ hội, mục tiêu và đối thủ cạnh tranh. Thông qua các dữ liệu thu thập được, các nhà quản trị có thể thiết lập những mục tiêu chiến lược và phương hướng để hoàn thành mục tiêu đề ra theo cách tốt nhất.
Mục tiêu then chốt của việc hoạch định chính là đảm bảo khả năng hướng tới mục tiêu chung của các nhân viên trong tổ chức cũng như các bên liên quan để đạt được sự thống nhất về kết quả dự đoán. Bên cạnh đó, việc hoạch định chiến lược sẽ giúp nhà quản trị đưa ra được những đánh giá và điều chỉnh phù hợp trước sự biến động không ngừng của thị trường.
Khái niệm về hoạch định chiến lược
Xem thêm: Quản trị doanh nghiệp: Nguyên tắc và phương pháp quản trị thành công
Các hoạt động chính trong hoạch định chiến lược
Hoạch định chiến lược là một hoạt động quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải quan tâm. Trong một tổ chức, tiến trình hoạch định chiến lược được nhà quản trị phân chia thành 5 hoạt động chính:
Hoạch định chiến lược bán hàng
Là hoạt động quan trọng nhất đối với bất kỳ doanh nghiệp nào khi muốn phát triển kinh doanh của tổ chức. Một chiến lược bán hàng tối ưu có thể giúp nhà quản trị có thể giải quyết bài toán về sản phẩm như: Doanh nghiệp tập trung vào loại sản phẩm nào? Cách thức bán sản phẩm ra sao? Doanh nghiệp sử dụng công cụ nào để bán sản phẩm?
Hoạch định chiến lược Marketing
Hoạch định chiến lược Marketing được hiểu là quá trình nghiên cứu, phân tích và xây dựng các chiến lược Marketing để tạo ra lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ khi muốn thâm nhập vào thị trường. Thông qua quá trình hoạch định này, các nhà quản trị có thể xác định được những phương pháp tập trung nhất vào từng thị trường mục tiêu nhằm tạo ra lợi nhuận tốt nhất.
Hoạch định chiến lược Marketing
Hoạch định chiến lược PR
Nhà quản trị tạo ra một lộ trình phát triển cho thương hiệu của sản phẩm bằng các phương án lan tỏa thương hiệu, tạo ra sự tín nhiệm về thương hiệu trong lòng khách hàng từ đó gây dựng tên tuổi cho sản phẩm.
Hoạch định chiến lược nhân sự
Trong một hoạt động bán hàng thì nhân sự vẫn là nhân tố chủ chốt quyết định đến sự thành công của một tổ chức. Hoạch định chiến lược nhân sự là việc mà các nhà quản trị sẽ xây dựng các chính sách, kế hoạch sử dụng nhân sự cho các công việc cụ thể nhằm đảm bảo công việc đạt kết quả tốt nhất.
Hoạch định chiến lược kinh doanh
Hoạch định chiến lược kinh doanh là quy trình mà doanh nghiệp sử dụng để tạo ra một kế hoạch ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của tổ chức. Thông qua hoạt động này, nhà quản trị có thể xác định mục tiêu, phương pháp để triển khai và công cụ để đánh giá hiệu suất, tiến độ công việc của nhân viên kinh doanh.
Xem thêm: Chiến lược kinh doanh là gì? 8 nguyên tắc thiết lập chiến lược kinh doanh
Các bước trong quy trình hoạch định chiến lược hiệu quả
Quy trình hoạch định luôn là một phần nội dung mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần nắm rõ và thực hiện để xây dựng được một chiến lược hoàn chỉnh nhất cùng với đầy đủ cách thức triển khai. Các bước trong quy trình hoạch định này được Bizfly chia sẻ dưới đây.
Bước 1: Xác định tầm nhìn và sứ mệnh
Bắt đầu quy trình, bạn cần xác định được rõ ràng tầm nhìn và sứ mệnh của chính doanh nghiệp mình. Để xác định được, bạn cần trả lời các câu hỏi như điều mà doanh nghiệp hướng đến là gì? Mục tiêu và hướng đi mà nhà quản lý muốn đạt được nếu không hình dung được tương lai của doanh nghiệp? Tầm nhìn được xác định tốt được hướng đi cho nhân viên.
Để xác định được sứ mệnh, bạn cần thông tin cho các bên liên quan của doanh nghiệp biết về sản phẩm, thị trường, giá trị và khách hàng cũng như mối quan tâm đối với hình ảnh của doanh nghiệp trước công chúng cũng như các nhân viên. Sứ mệnh đóng vai trò hướng dẫn cho các nhà quản lý để đưa ra quyết định phù hợp.
Bước đầu của hoạch định chiến lược là phải xác định tầm nhìn, sứ mệnh
Bước 2: Nghiên cứu môi trường cả bên trong và bên ngoài
Để đạt được hiệu quả cao hơn trong việc hoạch định chiến lược thì doanh nghiệp cần thiết phải nghiên cứu môi trường bên trong (nội bộ doanh nghiệp) và môi trường bên ngoài (thị trường).
- Nội bộ doanh nghiệp: Phân tích nội bộ doanh nghiệp chính là cách xác định khả năng tồn tại và phát triển hiệu quả của doanh nghiệp dưới những tác động của điều kiện bên ngoài.
- Phân tích thị trường: Việc xác định được cụ thể vị trí của doanh nghiệp mình đang ở ngành và phân khúc nào sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng phân tích đối thủ trực tiếp. Đồng thời hiểu rõ hơn về môi trường mà mình sẽ hoạt động kinh doanh.
Bước 3: Thiết lập nhiệm vụ và mục tiêu chung
Điều cần thực hiện tiếp theo trong quy trình hoạch định chính là thiết lập nhiệm vụ và các mục tiêu chung hàng năm cho các lĩnh vực và chức năng của doanh nghiệp. Các mục tiêu được đưa ra cần phải được thiết kế cụ thể để đạt được các mục tiêu, chức năng lớn hơn như mục tiêu tài chính, vận hành, tiếp thị, nhân sự,..
Để hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu tốt nhất, mỗi nhà quản lý cần thực hiện điều chỉnh chính sách hoặc đưa ra các chính sách mới theo thời gian. Qua đó có thể định hướng triển khai chiến lược thành công.
Xem thêm: Bản đồ chiến lược là gì? Hướng dẫn 5 bước tạo bản đồ chiến lược
Bước 4: Chọn lựa các chiến lược phù hợp
Để đảm bảo tính thành công cho việc hoạch định chiến lược, doanh nghiệp cần phải lựa chọn các chiến lược phù hợp với hoạt động kinh doanh. Các chiến lược được lựa chọn sẽ ở hai cấp độ chính bao gồm:
- Chiến lược kinh doanh: Chiến lược này được sử dụng khi các đơn vị chiến lược hay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm chiến lược cho một sản phẩm được bán trên một thị trường duy nhất.
- Chiến lược công ty: Với chiến lược này, giám đốc tại các công ty mẹ sẽ lựa chọn sản phẩm và thị trường sản phẩm gia nhập để đưa ra quyết định mua lại hoặc hợp nhất với các đối thủ cạnh tranh.
Cần phải lựa chọn các chiến lược phù hợp với hoạt động kinh doanh của tổ chức
Bước 5: Phân bổ nguồn nhân lực để triển khai
Mỗi một chiến lược khi được triển khai đều cần tiến hành thay đổi cơ cấu tổ chức và phân bổ nguồn nhân lực sao cho phù hợp nhất với khả năng và quyền hạn để đạt được hiệu quả triển khai cao nhất. Ngoài ra, thực hiện phân chia lại trách nhiệm và quyền hạn cho các nhà quản lý cũng là điều cần thiết nên làm.
Bởi các nhà quản lý hay các bộ phận nhân lực có thể được chuyển từ vùng chức năng này sang một vùng chức năng mới. Và điều đó nghiễm nhiên sẽ tạo ra lực cản đối với sự thay đổi và tránh làm ảnh hưởng tới việc triển khai chiến lược.
Bưỡ 6: Giám sát và đánh giá kết quả chiến lược
Trong triển khai chiến lược thì giám sát và đánh giá kết quả là bước không thể nào thiếu được bởi môi trường bên ngoài và bên trong luôn có sự thay đổi không ngừng. Các nhà quản lý luôn phải liên tục giám sát cả hai môi trường nói trên để xác định được kịp thời điểm mạnh, điểm yếu và cả những mối đe dọa có nguy cơ xuất hiện.
Nếu các tình huống mới phát sinh xảy ra thì nhà quản lý phải nhanh chóng thực hiện các hành động khắc phục càng nhanh càng tốt. Thêm vào đó, bạn cũng cần tiến hành đo lường hiệu quả chiến lược để đưa ra được những so sánh giữa kết quả thực tế với kết quả ước tính và có được đánh giá kết quả chiến lược chính xác nhất.
Quy trình hoạch định chiến lược luôn giữ vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp và mang tính hệ thống chi tiết giúp doanh nghiệp dễ dàng phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Với kiến thức Bizfly chia sẻ, bạn đã nắm rõ được quy trình hoạch định để tạo được một chiến lược có kết quả cao và mang đến lợi ích cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Quản trị chiến lược: Quy trình và các hình thức quản trị hiệu quả