Hình thức quản lý nhà nước là gì ? Các hình thức quản lý nhà nước

Nhiệm vụ quản lí hành chính nhà nước được thực hiện trên thực tế thông qua những hoạt động cụ thể khác nhau. Những hoạt động cụ thể này rất phong phú về nội dung và đa dạng về hình thức do nó được các chủ thể có nhiệm vụ khác nhau ở các cấp quản lí khác nhau tiến hành.

1. Khái niệm về hình thức quản lý nhà nước

Những hoạt động này có thể được phân thành nhóm căn cứ vào những dấu hiệu chung (hoặc tương tự) biểu hiện ra bên ngoài.

Biểu hiện ra bên ngoài của hoạt động quản lí trong những hành động cụ thể cùng loại được gọi là hình thức của hoạt động quản lí. Như vậy, hình thức quản lí hành chính nhà nước (với tư cách là cách thức thể hiện nội dung của quản lí hành chíph nhà nước trong hoàn cảnh quản lí cụ thể) là hoạt động biểu hiện ra bên ngoài của chủ thể quản lí nhằm thực hiện tác động quản lí.

Nói cách khác, hình thức quản lí hành chính nhà nước là biểu hiện có tính chất tổ chức-pháp lí của những hoạt động cụ thể cùng loại của chủ thể quản lí hành chính nhà nước nhằm của hoạt động nhà nước nói chung (lập pháp, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật). Nét đặc trưng của quản lí hành chính nhà nước là những hình thức pháp lí liên kết chặt chẽ với nhau trên cơ sở sự thống nhất của chức năng chấp hành-điều hành. Để thực hiện chức năng, nhiêm vụ của mình, các chù thể của quản lí hành chính nhà nước cần:

– Xác lập những quy tắc xử sự dưới luật trong những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình.

– Tiến hành hoạt động điều hành mà nội dung là áp dụng quy phạm pháp luật.

– Giải quyết những trường hợp không thống nhất trong việc áp dụng pháp luật, đánh giá hành vi xử sự của các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính và áp dụng các biện pháp tác động có tính chất bắt buộc trong những trường hợp pháp luật quy định.

Đồng thời, thực tiễn quản lí hành chính nhà nước cũng cho thấy rằng hoạt động quản lí hành chính nhà nước còn có thể được tiến hành dưới những hình thức không pháp lí. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là cho phép các chủ thể quản lí hành chính nhà nước thực hiện những hành vi trái pháp luật, bởi vì mọi hoạt động cùa chù thể quản lí hành chính nhà nước đều phải tiến hành trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật.

Như vậy, ta có thể phân loại các hình thức quản lí hành chính nhà nước thành hình thức pháp lí và hình thức không pháp lí.

Hình thức pháp lí bao giờ cũng được pháp luật quy định cụ thể về nội dung, trình tự, thủ tục…

Ví dụ: Đối với hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì pháp luật quy định thẩm quyền ban hành văn bản, hình thức văn bản, thủ tục ban hành.

– Ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật.

– Áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp.

– Thực hiện những tác động về nghiệp vụ-kĩ thuật. ,

Tuy nhiên, theo cách phân loại trên đây sẽ có một phần hoạt động của các chủ thể quản lí hành chính nhà nước không được xếp vào hình thức nào. Đó là những hoạt động mang tính chất pháp lí nhưng không đòi hỏi phải ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật như đăng kí phương tiện giao thông, cấp văn bằng … Như vậy, bên cạnh bốn hình thức kể trên còn có một hình thức nữa là những hoạt động mang tính chất pháp lí nhúng không cần phải ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật (tạm gọi là những hoạt động khác mang tính chất pháp lí).

Do đó, hợp lí hơn cả là phân chia các hình thức quản lí hành chính nhà nước thành 5 loại:

– Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

– Ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật.

– Thực hiện những hoạt động khác mang tính chất pháp lí.

– Áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp.

– Thực hiện những tác động về nghiệp vụ-kĩ thuật.

2. Các hình thức quản lí hành chính nhà nước

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp lí quan trọng nhất trong hoạt động của các chủ thể quản lí hành chính nhà nước nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Số lượng văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành là rất lớn. Điều đó dường như không chỉ có tính chất chấp hành thụ động, đơn giản mà không mang tính sáng tạo.

Quá trình quản lí đòi hỏi phải ban hành những quyết định quản lí mà một phần trong những quyết định đó có chứa đựng chương trình hoạt động đối với các đối tượng quản lí dưới quyền. Trong quyết định quản lí có xác định mục đích thành lập, quy định nhiệm vụ của đối tượng quản lí, những mối liên hệ công tác cơ bản v.v. Thông qua hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính, các chủ thể của quản lí hành chính nhà nước:

– Ấn định những quy tắc xử sự trong quản lí hành chính nhà nước. Cụ thể là ban hành những quy định có tính chất chung hoặc ngành, liên ngành liên quan đến hành vi xử sự của các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan, xí nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội cũng như công dân, người nước ngoài… trong quản lí hành chính nhà nước.

– Quy định những nhiệm vụ cụ thể, quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên tham gia quan hệ quản lí hành chính nhà nước.

– Xác định các mối liên hệ chủ yếu giữa các bộ phận của hệ thống quản lí hành chính nhà nước.

– Quy định những hạn chế và những điều ngăn cấm.

– Trong trường hợp cần thiết, đặt ra những nghĩa vụ đặc biệt hoặc trao quyền hạn đặc biệt.

– Thực hiện chức năng bảo vệ pháp luật và đặt ra những bảo đảm pháp lí cho trật tự quản lí hành chính nhà nước.

Từ những điều đã phân tích ở trên cho thấy phạm vi hoạt động lập quy của các cơ quan hành chính nhà nước và khả năng sử dụng nó nhằm điều chỉnh các mặt khác nhau của hoạt quy phạm pháp luật. Đồng thời các chủ thể quản lí hành chính nhà nước cũng thực hiện những nhiệm vụ được giao trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội thông qua việc ban hành các văn bản loại này.

Đặc trưng của các văn bản áp dụng quy phạm pháp luật cũng như của các văn bản quy phạm pháp luật hành chính là tính chất quyền lực và tính chất dưới luật. Những văn bản áp dụng quy phạm pháp luật phải phù hợp với những văn bản quy phạm pháp luật.

Các văn bản áp dụng quy phạm pháp luật rất khác nhau về nội dung, tính chất, mục đích v.v. nên khó có thể tiến hành phân loại chi tiết mà không gây tranh luận. Vì vậy, có thể chia chúng thành hai nhóm lớn sau đây:

– Những văn bản chấp hành pháp luật.

– Những văn bản bảo vệ pháp luật.

Trong cả hai trường hợp (ban hành văn bản chấp hành pháp luật và ban hành văn bản bảo vệ pháp luật) mục đích cơ bản của việc ban hành văn bản là đảm bảo hành vi xử sự cần thiết của các thành viên tham gia quan hệ quản lí hành chính nhà nước. Trong mỗi trường hợp mục đích chung này đạt được bằng những cách khác nhau. Trong trường hợp ban hành văn bản chấp hành pháp luật, các chủ thể quản lí hành chính nhà nước áp dụng hoặc hiện thực hoá phần quy định của quy phạm pháp luật tương ứng. Đây là hoạt động mang tính tích cực, thông qua hoạt động này quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ quản lí hành chính nhà nước được hiện thực hoá trong mối liên hệ với việc điều chỉnh thường xuyên và trực tiếp những quan hộ đó.

Ví dụ: Quyết định bổ nhiệm). Trong trường hợp ban hành những văn bản bảo vệ pháp luật, các chủ thể quản lí hành chính nhà nước áp dụng hoặc hiện thực hoá phần chế tài của quy phạm pháp luật dụng quy phạm pháp luật.

Đó là những hoạt động như:

– Áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn và phòng ngừa vi phạm pháp luật như kiểm tra giấy phép lái xe, kiểm tra việc đăng kí tạm trú, tạm vắng …

– Đăng kí những sự kiện nhất định như đăng kí khai sinh, khai tử …

– Lập và cấp một số giấy tờ nhất định như lập biên bản về vi phạm hành chính, cấp giấy phép lái xe …

Trong những hoạt động khác mang tính chất pháp lí thì công tác công chứng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyên yêu cầu công chứng. Văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu toà án giải quyết, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thoả thuận khác. Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong văn bản công chứng không phải chứng minh (trừ trường hợp bị toà án tuyên bố là vô hiệu).

Nghiên cứu hoạt động công chứng ta thấy rằng hoạt động này không có tác động pháp lí trực tiếp nhưng gián tiếp làm phát sinh những hậu quả pháp lí nhất định bởi vì thông qua hoạt động này ta nhận được những tài liệu làm cơ sở cho việc ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ coi những sự kiện được công chứng viên xác nhận là những sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong quản lí hành chính nhà nước tương ứng từ trên xuống dưới, nghĩa là thường mang tính chất quản lí nội bộ. Đồng thời, chúng cũng được sử dụng để tác động ra bên ngoài, tác động đến các tổ chức phi nhà nước và công dân. Hoạt động tổ chức đối với các đối tượng khác nhau được tiến hành thông qua các biện pháp kỊiác nhau.

Đối với hoạt động tổ chức trong bộ máy hành chính nhà nước cần nhấn mạnh đến công tác hướng dẫn, giải thích, kiểm tra, tổ chức công tác trong bộ máy của những cơ quan này. Cụ thể là:

– Đảm bảo sự kết hợp đúng đắn giữa tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách.

– Chuẩn bị và tiến hành các cuộc họp, hội nghị, hội thảo…

– Phân công nhiệm vụ giữa các bộ phận của một cơ quan, giữa các thành viên trong một bộ phận.

– Tổ chức thi đua, tổng kết và phổ biến kinh nghiệm tiên tiến.

– Đề ra những biện pháp cụ thể để ứng dụng thành tựu khoa học-kĩ thuật vào quản lí …

Đối với các tổ chức phi nhà nước và công dân có thể nói đến những biện pháp như:

– Động viên các tổ chức và cá nhân tham gia vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.

– Phối hợp hoạt động giữa các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội.

– Tiến hành hoạt động tổ chức quần chúng (hội họp, gặp mặt V.V.).

– Giải thích nội dung và mục đích của các quyết định quản lí.

– Thăm dò và hướng dẫn dư luận xã hội …

hành chính nhà nước là đánh vào nền tảng của chế độ quan liêu. Cách tiếp cận mới đối với thông tin, vói việc xử lí và truyền đạt thông tin sẽ tước khả năng gây phiền phức của những kẻ quan liêu, trong thủ tục giấy tờ, trong việc giải quyết những yêu cầu hợp pháp của các tổ chức và cá nhân.

Việc sử dụng phương tiện lã thuật hiện đại cũng góp phần vào việc tinh giảm bộ máy hành chính. Vì vậy, cần có những biện pháp thật nghiêm túc để trang bị cho bộ máy hành chính những phương tiện kĩ thuật hiện đại và để sử dụng chúng một cách thành thạo cần phổ cập kiến thức tin học.

Trong phần trên, chúng ta đã đề cập việc xác định hình thức quản lí phù hợp và sau khi đã nghiên cứu các hình thức quản lí hành chính nhà nước chúng ta sẽ xem xét những tiêu chuẩn để xác định hình thức quản lí.

Điều phải nói đến trước tiên là hình thức này hay hình thức khác có khả năng đảm bảo kết quả của tác động quản lí đến mức độ nào. Ngoài ra, cũng cần nói đến những tiêu chuẩn khác như:

– Tính toàn diên của kết quả đạt được.

– Tốc độ giải quyết nhiệm vụ quản lí cụ thể.

– Khả năng tính đến những đặc điểm của những quan hệ khác nhau trong quản lí hành chính nhà nước.

Trong tổng thể, những tiêu chuẩn trên quyết định hiệu quả của hình thức quản lí này hay hình thức quản lúkhác nhưng thực tế cho thấy không phải lúc nào ta cũng thấy trước được hình thức quản lí này hay hình thức quản lí khác có hiệu quả hay không có hiệu quả. Thường chỉ sau khi áp dụng ta mới có điều kiện đánh giá một cách toàn diện. Trường hợp duy nhất ta có thể sử dụng không đắn đo hình thức pháp lí là khi cần có

tượng quản lí. Thông qua phương pháp quản lí ta thấy tính chất và nội dung của các mối liên hệ giữa chù thể quản lí và đối tượng quản lí. Phương pháp quản lí thể hiện ý chí của nhà nước – chủ thể chủ yếu của quản lí xã hội, và chính vì vậy mà nó có hình thức pháp lí nhất định.

Như vây, phương pháp quản lí hành chính nhà nước là cách thức thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của bộ máy hành chính nhà nước, cách thức tác động của chủ thể quản lí hành chính nhà nước lên các đối tượng quản lí nhằm đạt được hành vi xử sự cần thiết.

Theo nghĩa rộng, ngoài nội dung đã trình bày trên đây phương pháp quản lí hành chính nhà nước còn bao hàm hai nội dung khác là:

– Phương pháp quản lí hành chính nhà nước là cách thức tổ chức hoạt đông của chính chủ thể quản lí (ví dụ: Cách thức phối hợp hoạt động giữa các cẩn bộ, công chức ở những vị trí khác nhau, làm những phần việc khác nhau nhưng cùng hướng tới việc thực hiện một nhiệm vụ nhất định).

– Phương pháp quản lí hành chính nhà nước thể hiện trong cách thức giải quyết những vấn đề cụ thể phát sinh trong quá trình quản lí (ví dụ: Trong việc ban hành quyết định quản lí: quyết định của tập thể hay cá nhân hay là có sự phối hợp của nhiều chủ thể).

Trong chương này chủ yếu chúng ta nghiên cứu các phương pháp quản lí hành chính nhà nước với tính cách là cách thức-tác động của chù thể quản lí lên các đối tượng quản lí. Còn phương pháp quản lí hành chính với tính cách là cách thức tổ chức công tác của chủ thể quản lí và cách thức giải quyết những vấn đề cụ thể phát sinh trong quá trình quản lí chúng ta sẽ có dịp đề cập quản lí ở những thời điểm nhất định, trong những hoàn cảnh và điều kiện nhất định.

Thứ sáu, cấc phương pháp quản lí phải có tính sáng tạo nghĩa là chúng phải thường xuyên được đổi mới và hoàn thiện trên cờ sở nghiên cứu kinh nghiệm lịch sử, sử dụng những gì hợp lí ở giai đoạn đã qua, những gì có thể áp dụng trong giai đoạn mới và loại bỏ những gì không thể phục vụ việc giải quyết các nhiệm vụ quản lí trong hiện tại cũng như trong tương lai.

Thứ bảy, các phương pháp quản lí phải hoàn toàn phù hợp vói đường lối chính trị quy định chương trình quản lí trong từng giai đoạn cụ thể (đường lối, chính sách của đảng cầm quyền).

Các phương pháp quản lí hành chính là nhân tố quan trọng của văn hoá quản lí. Văn hoá quản lí là một phần của văn hoá chính trị và xã hội, trong đó có những quan điểm về hiện tượng và sự kiện này hay hiên tượng và sự kiên khác, về những chế định và phạm trù này hay chế định và phạm trù khác. Những quan điểm đó có thể thay đổi trên cơ sở sự phát triển và thay đổi của đời sống xã hội. Chính vì vậy các phương pháp quản lí không thể là bất biến, chúng phải được thay đổi phù hợp với những thay đổi xảy ra trong khuôn khổ sự phát triển văn hoá nói chung. Do đó, việc lựa chọn phương pháp quản lí phù hợp với yêu cầu của đời sống xã hội trong từng giai đoạn là vấh đề không đơn giản. Trong việc lựa chọn này có sự tác động của các nhân tố chù quan và khách quan.

Những nhân tố khách quan có nguồn gốc là những điều kiện trong đó bộ máy hành chính nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Trong khi lựa chọn phương pháp quản lí các chủ thể quản lí không được phép coi thường các quy luật khách quan nếu không muốn làm phát sinh những hậu quả xấu cho xã hội. Căn cứ vào các quy luật khách quan mà cách này hay cách khác được tiến hành bởi những cán bộ quản lí tương ứng. Nhân tố chủ quan ở đây thể hiện rõ rệt trong khả năng hiểu đúng và thực hiện đúng các chức năng quản lí của những cán bộ đó. Bởi vậy, vấn đề xây dựng có tổ chức và có mục đích nhân tố chủ quan trong quản lí hành chính là rất cần thiết. Nhiệm vụ này được thực hiện dưới những hình thức cụ thể như: Quy định nguyên tắc tuyển chọn cán bộ, công chức, phát triển hệ thống giáo dục chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, hoàn thiện các hình thức khuyến khích về vật chất và tinh thần đối vói lao động quản lí …

Trong giai đoạn hiện nay, khả năng hoàn thiện hoạt động quản lí hành chính là rất lớn bởi vì trình độ văn hoá và chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức được nâng cao, khoa học quản lí phát triển nhanh và những thành tựu của khoa học ngày càng được sử dụng nhiêu hơn trong hoạt động quản lí hành chính. Trong những điều kiên đó, nhân tố chủ quan trở thành nhân tố quyết định trong việc lựa chọn phương pháp quản lí phù hợp. Việc lựa chọn phương pháp quản lí đúng đắn đảm bảo hoạt động bình thường, có tổ chức, có hiệu quả của tất cả các chủ thể của quản lí hành chính nhà nước, đáp ứng lợi ích của xã hội và của việc thực hiện hoạt động chấp hành-điều hành của Nhà nước.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập từ các nguồn trên internet)