Hình thức đấu tranh của nhân dân miền Nam sau phong trào Đồng khởi là

III. Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới “Đồng khởi” (1954-1960)

1. Đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng (1954 – 1959)

– Từ năm 1954, nhận định rõ đế quốc Mĩ đang trở thành kẻ thù chính, trực tiếp của nhân dân Đông Dương => Trung ương Đảng đề ra cho cách mạng miền Nam nhiệm vụ chuyển đấu tranh chống Pháp sang đấu tranh chống Mĩ – Diệm, đòi chúng thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, bảo vệ hòa bình, giữ gìn và phát triển lực lượng.

– Dưới sự lãnh đạo của Đảng, “phong trào hoà bình” diễn ra sôi nổi ở miền Nam Việt Nam, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, mặt trận chống Mĩ – Diệm được hình thành.

– Từ năm 1958 – 1959, âm mưu xâm lược của Mĩ và bộ mặt phản động của chính quyền Ngô Đình Diệm được bộc lộ rõ => Mục tiêu và hình thức đấu tranh của nhân dân miền Nam được mở rộng:

+ Đấu tranh chống Mĩ – Diệm.

+ Chống khủng bố, đàn áp, chống chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”.

+ Đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ.

+ Giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.

* Hình thức đấu tranh: từ hình thức đấu tranh chính trị, hòa bình chuyển sang đấu tranh dùng bạo lực, tiến hành đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.

Video tư liệu về Phong trào “Đồng Khởi”

2. Phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960)

a) Hoàn cảnh

–  Tháng 5 – 1957, Ngô Đình Diệm ban hành chính sách “tố cộng, diệt cộng”, ra đạo luật 10/59 đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, lê máy chém khắp miền Nam làm lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng, đòi hỏi phải có biện pháp quyết liệt để đưa cách mạng vượt qua khó khăn.

– Tháng 1/1959, Hội nghị Trung ương Đảng 15 xác định:

+ Cách mạng miền Nam không có con đường nào khác là sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mỹ – Diệm.

+ Phương hướng cơ bản là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang chống Mĩ – Diệm.

Cán bộ cách mạng tỉnh Quảng Nam học tập Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng

b) Diễn biến:

Lược đồ phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam

– Lúc đầu phong trào nổ ra lẻ tẻ ở Vĩnh Thạnh, Bác Ái (2/1959), Trà Bồng (8/1959),… sau lan khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre.

– Ngày 17/1/1960, “Đồng khởi” nổ ra ở 3 xã Định Thuỷ, Phước Hiệp, Bình Khánh (huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre), từ đó lan khắp huyện Mỏ Cày và tỉnh Bến Tre (huyện Giồng Trôm, Ba Tri, Châu Thành…)

– Quần chúng nổi dậy giải tán chính quyền địch, lập Ủy ban nhân dân tự quản, lập lực lượng vũ trang, tịch thu ruộng đất của địa chủ, cường hào chia cho dân cày nghèo.

– Phong trào lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở Trung Trung bộ. Cuối năm 1960, ta làm chủ 600/1298 xã ở Nam Bộ, 3.200/5721 thôn ở Tây Nguyên, 904/3829 thôn ở Trung Trung bộ.

c) Ý nghĩa:

– Phong trào “Đồng khởi” giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.

– Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

– Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ duyệt một đơn vị vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam

– Ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch). Mặt trận đoàn kết toàn dân chống Mỹ – Diệm, lập chính quyền cách mạng dưới hình thức Ủy ban nhân dân tự quản.

3. Mở rộng: Nhận xét về Nghị quyết lần thứ 15 của Trung ương Đảng (1/1959):

Nghị quyết lần thứ 15 của Trung ương Đảng (1/1959) ra đời muộn nhưng đáp ứng đúng yêu cầu lịch sử của cách mạng miền Nam, chỉ ra một cách toàn diện con đường tiến lên của cách mạng miền Nam.

– Ra đời muộn khi chính quyền Mĩ – Diệm đã có hàng loạt các hoạt động khủng bố khiến lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề. Tuy nhiên nghị quyết cũng đã đáp ứng đúng yêu cầu lịch sử của cách mạng miền Nam là để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng.

– Chỉ ra một cách toàn diện con dường tiến lên của cách mạng miền Nam: khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang đánh đổ ách thống trị của Mĩ – Diệm. 

ND chính

– Đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng (1954 – 1959)

– Hoàn cảnh, diễn biến, ý nghĩa phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960)

– Nhận xét về Nghị quyết lần thứ 15 của Trung ương Đảng (1/1959)

Sơ đồ tư duy Phong trào Đồng Khởi

Loigiaihay.com

Hình thức đấu tranh của phong trào “Đồng khởi” (19…

Câu hỏi:

Hình thức đấu tranh của phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam là

A.
đấu tranh chính trị là chủ yếu kết hợp với đấu tranh vũ trang.

B.
đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh ngoại giao.

C.
đấu tranh hòa bình chính trị.

D.
kết hợp đấu tranh chính trị với khởi nghĩa giành chính quyền.

Đáp án

A

– Hướng dẫn giải

Hình thức đấu tranh của phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam là đấu tranh chính trị là chủ yếu kết hợp với đấu tranh vũ trang.

Chọn:A

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm

Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 12 năm 2021 Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

Lớp 12 Lịch sử Lớp 12 – Lịch sử

Câu 1. Hình thức đấu tranh của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) là

A.đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao

B.khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.

C.đấu tranh chính trị  kết hợp với đấu tranh vũ trang.

D.đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa giành chính quyền.

Câu 2. Sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi nổ ra sớm nhất ở đâu?

A. Tây Phi.

B. Bắc Phi.

C. Đông Phi.       

D. Nam Phi

Câu 3. Sau 20 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ

A. đứng thứ nhất thế giới.                

B. phát triển ngang bằng Nhật Bản.

C. tạo ra nhiều đột phá lớn.             

D. gặp nhiều cuộc khủng hoảng ngắn.

Câu 4.Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc từ một thanh niên yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản?

A.Tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản năm1924 tại Liên Xô.

B.Gửi Bản yêu sách tới Hội nghị Vecxai.

C. Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành, gia nhập Quốc tế cộng sản  III năm 1920.

D. Đọc luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.

Câu 5. Đáp án nào là ý nghĩa quan trọng nhất của trận “Điện Biên Phủ trên không”?

 A. Buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá Miền Bắc.

B.Đánh bại âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

C.Đánh bại âm mưu ngăn chăn sự chi viện của miền Bắc  cho miền Nam, Lào, Căm-pu-chia.

D.Buộc Mĩ ký hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam.
 

Câu 6. Ngày 2 tháng 7 năm 1976 gắn với sự kiện lịch sử nào của Việt Nam?

A.Hội nghị hiệp thương chính trị hai miền Nam – Bắc.

B.Ngày nước ta lấy tên là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

C.Nước ta được công nhận là thành viên của Liên hợp quốc.

D.Trở thành thành viên của tổ chức ASEAN.