Hình phạt là gì? Áp dụng hình phạt có mục đích như thế nào và các hình phạt đối với người phạm tội?

Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật. Vậy hình phạt theo quy định pháp luật hiện hành là gì? Bao gồm những hình phạt nào?

1. Phân tích khái niệm hình phạt theo Bộ luật hình sự mới nhất

Theo Điều 30 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định khái niệm hình phạt như sau:

Điều 30. Khái niệm hình phạt

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.

Nhà nước pháp quyền có thể hiểu đó là nhà nước được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, đó là hệ thống pháp luật dân chủ, phản ánh công lí, phù hợp với quyền tự nhiên của con người. … Nhà nước cũng như các chủ thể khác trong xã hội đều luôn tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh.

Hình phạt được sử dụng như một công cụ hay phương tiện để trừng trị và giáo dục người phạm tội. HÌnh phạt mang tính cưỡng chế của nhà nước. Bởi hình phạt có những đặc điểm như sau:

– Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất, bởi vì: Hình phạt sẽ tước bỏ người thực hiện hành vi phạm tội hay người bị kết án những quyền và lợi ích thiết thân của họ, như quyền đi lại, quyền tự do… hay đó là quyền chính trị, quyền kinh tế, thậm chí cả quyền sống của người phạm tội. Mặt khác, hình phạt bao giờ cũng để lại cho người bị kết án một hậu quả pháp lý đó là “án tích” trong một thời gian nhất định. Hình phạt hoàn toàn khác với những chế tài của ngành luật khác như bồi thường thiệt hại trong Bộ luật dân sự năm 2015 hay biện pháp hành chính, phạt tiền trong Luật hành chính,…

– Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự ở phần chung và các phần các tội phạm cụ thể. Hình phạt được quy định cụ thể trong luật, các chủ thể không có quyền thỏa thuận các chế tài khác với quy định của luật. Một khi các chủ thể là người phạm tôi họ bắt buộc phải chịu trách nhiệm với hình phạt tương ứng lỗi của mình, điều này khác hoàn toàn so với một số ngành luật khác, như trong Bộ Luật dân sự, ở luật dân sự pháp luật còn cho chủ thể, các bên có quyền nghĩa vụ với nhau có thỏa thuận khác…

– Hình phạt chỉ do Tòa án nhân danh nhà nước quyết định để áp dụng trên cơ sở của bản án. Bản án của tòa án có thẩm quyền xác định hình phạt cụ thể đối với người phạm tội.Dựa vào bản án và Tòa án có thể tuyên một người có thể bị hình phạt như: Phạt cải tạo, cải tạo không giam giữ, tử hình, phạt tù chung thân …

– Hình phạt chỉ áp dụng đối với người hoặc pháp nhân có hành vi phạm tội.

Người phạm tội phải là người có năng lực tách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật quy định và kể cả pháp nhân cũng vậy.

Để quyết định hình phạt đối với một người hoặc một pháp nhân phải thông qua một quá trình tố tụng hình sự nghiêm ngặt, chỉ khi xác định được hành vi phạm tội của người đó tòa án có thẩm quyền với áp dụng hình phạt tương ứng.

 

2. Mục đích của hình phạt được Bộ Luật hình sự quy định như thế nào?

Theo Điều 31 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định mục đích hình phạt như sau:

Điều 31. Mục đích của hình phạt

Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

Theo Điều luật trên, mục đích của hình phạt như sau:

– Thứ nhất, mục đích hình phạt nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội

Nếu đã gọi là hình phạt, mục đích đầu tiên và trước hết là nhằm trừng trị người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội. Nếu hình phạt không có mục đích trừng trị, thì cũng không còn là hình phạt đối với người hay pháp nhân thương mại phạm tội nữa.

Ở nước Việt Nam hiện nay, biện pháp trừng trị đã được quy định trong hệ thống hình phạt, trong đó biện pháp nghiêm khắc nhất là tử hình người phạm tội. Mặc dù là biện pháp nghiêm kahức nhất nhưng hình phạt tử hình cũng còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Các loại hình phạt khác tuy có mục đích trừng trị, nhưng nội dung chủ yếu của nó là cải tạo, giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội, như tù có thời hạn, tù chung thân… Ngay hình phạt tù chung thân cũng không nhằm buộc người phạm tội phải chấp hành hình phạt suốt đời trong trại giam, trong trường hợp người phạm tội họ cải tạo tốt thì vẫn có thể được xét giảm theo quy định của pháp luật, hoặc được miễn trách nhiệm hình sự. Có thể nói Nhà nước Việt Nam quy định về hình phạt không mang tính trả thù, gây đau đớn về thể xác hay tinh thần đối với người phạm tội, ngược lại người phạm tội chỉ bị tước bỏ hoặc hạn chế một số quyền và việc tước bỏ hoặc hạn chế này cũng là điều kiện cần thiết để cải tạo, giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, hối cải mà thành người tốt.

– Thứ hai, giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống của cá nhân, pháp nhân phạm tội

Theo như vừa phân tích, hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục người/ pháp nhân phạm tội trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân thủ pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới.

Đây chúng ta có thể xem nó là một trong những mục đích chính và là nội dung cơ bản của bản chất hình phạt trong luật hình sự của đất nước Việt nam. Mục đích này không chỉ được thể hiện ngay trong nội dung các loại hình phạt mà nó còn được thể hiện ngay trong chế định khác của Bộ luật hình sự, đặc biệt là các chế định về quyết định hình phạt, các chế định về miễn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt giành cho người phạm tội, về đặc xá, về xóa án tích và các quy định về thi hành án phạt tù trong trại cải tạo… Tất cả các quy định cũng chỉ nhằm một mục đích là cải tạo, giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội.

Ví dụ: Khi được miễn trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

Điều 29. Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự

1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:

a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

b) Khi có quyết định đại xá.

2. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;

c) Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác,9 người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.

3. Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng10 gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả11 và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp12 của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

– Thứ ba, ngăn ngừa người/ pháp nhân phạm tội mới; phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

Mục đích của hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh ngăn ngừa, phòng ngừa và chống tội phạm. Nội dung của mục đích này nhằm vào người hoặc pháp nhân phạm tội và cũng nhằm vào cộng đồng xã hội, có tính chất răn đe và phòng ngừa những trong xã hội co ý định vi phạm. Mọi người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhìn vào hình phạt để có những xử sự đúng đắn, tôn trọng pháp luật, nếu không họ cũng có thể bị xử phạt như người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội khác. Nhà nước đặt ra hình phạt để áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội, đồng thời nhắc nhở mọi người hoặc pháp nhân thương mại trong cộng đồng xã hội chớ có phạm tội, nếu có ý định phạm tội thì phải dừng lại, nếu không dừng ắt phải chịu hậu quả thích đáng. Đặt ra mục đích này vừa có tính răn đe, vừa có tính chất giáo dục để mọi người hoặc pháp nhân thương mại tránh xa nó.

 

3. Các hình phạt đối với cá nhân phạm tội

Khách hàng: Thưa Luật sư, tôi muốn hỏi hiện nay pháp luật quy định có bao nhiêu hình phạt giành cho người phạm tôi theo Bộ luật hình sự ạ?

Chào anh/ chị, chúng tôi xin trả lời câu hởi của anh/ chị như sau:

Theo Điều 32 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau:

Điều 32. Các hình phạt đối với người phạm tội

1. Hình phạt chính bao gồm:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền;

c) Cải tạo không giam giữ;

d) Trục xuất;

đ) Tù có thời hạn;

e) Tù chung thân;

g) Tử hình.

2. Hình phạt bổ sung bao gồm:

a) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

b) Cấm cư trú;

c) Quản chế;

d) Tước một số quyền công dân;

đ) Tịch thu tài sản;

e) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;

g) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.

3. Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

Theo như Điều luật trên, khi một cá nhân phạm tội thì sẽ tùy vào mức độ mà người đó sẽ chịu những hình phạt khác nhau. Hình phạt được chia làm hai nhóm: Hình phạt chính và hình phạt phụ đối với người phạm tội.

thứ nhất, hình phạt chính gồm: 07 hình phạt là: Cảnh cáo; Phạt tiền; Cải tạo không giam giữ) Trục xuất; Tù có thời hạn; Tù chung thân; Tử hình.

Tùy vào từng tội mà cá nhân phạm phải, họ sẽ phải chịu những hình phạt khác nhau.

Ví dụ: Theo Điều 34 Bộ luật này quy định:

“Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.”

thứ hai, hình phạt bổ sung gồm: 07 hình phạt là: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; Cấm cư trú; Quản chế; Tước một số quyền công dân; Tịch thu tài sản; Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.

Hình phạt bổ sung này là hình phạt có tính chất hỗ trợ cho hình phạt chính, hình phạt bổ sung không được áp dụng độc lập riêng lẻ một mình mà chỉ được áp dụng kèm theo hình phạt chính.

Trường hợp đối với mỗi tội phạm chỉ được áp dụng một hình phạt chính thì đối với hình phạt bổ sung có thể được áp dụng một hoặc nhiều chứ không chỉ có một hình phạt.

Ví dụ: Một người có thể bị áp dụng hình phạt chnhs là tù có thời hạn nhưng có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung gồm:

Cấm đảm nhiệm chức vụ; Tước một số quyền công dân; Tịch thu tài sản và Phạt tiền…

 

4. Các hình phạt đối với pháp nhân phạm tội

Khách hàng: Thưa Luật sư, hôm trước tôi nghe nói doanh nghiệp H (đối tác của tôi) bị đình chỉ hoạt động 3 năm do vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh và lĩnh vực khác. Tôi muốn hỏi, một doanh nghiệp (pháp nhân) thì có bao nhiêu hình phạt vậy ạ?

Tôi cảm ơn!

Chào bạn, chúng tôi trả lời câu hỏi bạn như sau:

Để một pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự khi hành vi có đủ các điều kiện sau đây (Điều 75 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017):

– Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;

– Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;

– Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;

– Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật Hình sự).

Thiếu một trong các điều kiện trên thì hành vi nếu có cũng không cấu thành tội phạm.

Việc xử lý hình sự đối với pháp nhân thương mại không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân. Tức là có thể vừa xử lý hình sự đối với pháp nhân đồng thời xử lý hình sự đối với cá nhân cán bộ doanh nghiệp.

Theo Điều 33 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau:

Điều 33. Các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội

1. Hình phạt chính bao gồm:

a) Phạt tiền;

b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

c) Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

2. Hình phạt bổ sung bao gồm:

a) Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;

b) Cấm huy động vốn;

c) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.

3. Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

theo Điều luật, hình phạt của pháp nhân thương mại gồm hai nhóm:

Nhóm 1, hình phạt chính gồm: Phạt tiền; Đình chỉ hoạt động có thời hạn; Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Nhóm 2, Hình phạt bổ sung gồm: Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; Cấm huy động vốn; Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.

Cũng như hình phạt đối với cá nhân phạm tội. Pháp nhân Hình phạt bổ sung cho pháp nhân là hình phạt có tính chất hỗ trợ cho hình phạt chính, hình phạt bổ sung không được áp dụng độc lập riêng lẻ một mình mà chỉ được áp dụng kèm theo hình phạt chính. Pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

5. Xác định hình phạt đối với cá nhân phạm tội

Khách hàng: Thưa luật sư, bố tôi đã đánh nhau với ông hàng xóm và biị tuyên là sẽ bị phạt tù. Tôi muốn hỏi Luật sư là nếu phạt tù thì khi vi phạm tội cố ý gây thương tích thì bị phạt tù bao nhiêu năm ạ?

Tôi cảm ơn!

Trả lời:

Đối với tội cố ý gậy thương tích được quy định như sau:

“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Theo điều luật trên, tội cố ý gây thương tích gồm những hình phạt sau:

Thứ nhất, Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp tại khoản 1, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Thứ hai, Phạm tội thuộc một trong các trường hợp tại khoản 2 thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm;

Thứ ba, Phạm tội thuộc một trong các trường hợp tại khoản 3 thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm;

Thứ tư, Phạm tội thuộc một trong các trường hợp tại khoản 4 thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm;

Thứ năm, Phạm tội thuộc một trong các trường hợp tại khoản 5 thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân;

Thứ sáu, tại khoản 6 quy định: Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Trân trọng!