Hình lăng trụ có bao nhiêu mặt phẳng đối xứng
Phép đối xứng qua mặt phẳng biến một điểm thuộc mặt phẳng đó thành:
Nội dung chính
- Trả lời câu hỏi hình lăng trụ tam giác đều có bao nhiêu mặt phẳng đối xứng
- Tính chất của hình lăng trụ tam giác đều mà bạn nên nắm rõ
- Một số bài tập liên quan đến lăng trụ tam giác đều bạn nên chú ý
- 1. Hình lăng trụ
- 2. Hình lăng trụ đứng
- 3. Kiến thức về hình lăng trụ tam giác đều
- 4. Lăng trụ tam giác đều, lăng trụ tứ giác đều, lăng trụ ngũ giác đều, lăng trụ lục giác đều
- Video liên quan
Hình nào sau đây có mặt phẳng đối xứng?
Hình tứ diện đều có mấy mặt phẳng đối xứng?
Số mặt phẳng đối xứng của mặt cầu là:
Số mặt phẳng đối xứng của hình hộp chữ nhật (các kích thước khác nhau) là:
Số mặt phẳng đối xứng của hình bát diện đều là:
Phép dời hình biến đoạn thẳng thành:
Phép dời hình biến đường thẳng thành:
Hai hình tứ diện có các cạnh tương ứng bằng nhau thì chúng:
Hình lăng trụ tam giác đều có bao nhiêu mặt phẳng đối xứng?
Hình lăng trụ trong hình học không gian không còn xa lạ gì đối với mọi người rồi. Nhưng liệu bạn có biết hình lăng trụ tam giác đều có bao nhiêu mặt phẳng đối xứng không? Hẳn nhiều người không thể nắm rõ câu hỏi này. Để giúp bạn trả lời câu hỏi, chúng tôi sẽ giải đáp ở phần dưới đây. Và kèm theo đó là những thông tin quan trọng liên quan đến hình lăng trụ tam giác đều trong hình học không gian. Không những thế chúng tôi sẽ có những bài toán liên quan đến hình lăng trụ giúp bạn có thể học tốt hơn môn hình học không gian đặc biệt là những bài toán liên quan đến hình lăng trụ. Hãy cùng chúng tôi đọc lý bài viết này nhé. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho thầy cô, phụ huynh và học sinh.
Mục Lục
Trả lời câu hỏi hình lăng trụ tam giác đều có bao nhiêu mặt phẳng đối xứng
Câu trả lời của câu hỏi này chính là 4 mặt phẳng đối xứng. Như chúng ta đã biết mặt phẳng đối xứng tức là với hai hình khối A và A’, một mặt phẳng (m). A và A’ là hình chiếu của nhau qua (m). Chúng ta có thể hiểu rằng, mặt phẳng (m) cắt một hình thành hai hình bằng nhau là A và A’ . Có 4 mặt phẳng đối xứng trong một hình lăng trụ tam giác đều. Để dễ hình dung các bạn nên vẽ hình ra. Mặt phẳng đầu tiên đó là mặt phẳng được tạo bởi trung điểm ba cạnh bên. Còn ba mặt phẳng còn lại chính là mặt phẳng được tạo bởi một cạnh và trung điểm của hai cạnh còn lại. Như vậy, chúng ta có 4 mặt phẳng đối xứng.
Tính chất của hình lăng trụ tam giác đều mà bạn nên nắm rõ
Ngoài trả lời câu hỏi về hình lăng trụ tam giác đều có bao nhiêu mặt phẳng đối xứng thì chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin, tính chất của một hình lăng trụ. Hình lăng trụ là một khối đa diện có hai đáy là đa giác và hai mặt đáy bằng nhau và song song với nhau. Các mặt bên của hình trụ là hình bình hành, cạnh bên thì song song và bằng nhau. Hình lăng trụ đều là hình lăng trụ mà hai đáy là các đa giác đều. Có rất nhiều loại lăng trụ đều thường gặp đó là lăng trụ tam giác đều, lăng trụ tứ giác đều, lăng trụ ngũ giác đều,… Khi đó lăng trụ tam giác đều là hình lăng trụ đứng có đáy là tam giác đều. Lăng trụ tam giác đều có tính chất là hai đáy là hai tam giác bằng nhau và là hai tam giác đều. Các cạnh bên vuông góc với mặt đáy. Các mặt bên là hình chữ nhật. Thể tích của hình lăng trụ sẽ được tính theo công thức sau : V= B*h (sẽ bằng diện tích của mặt đáy nhân với khoảng cách giữa hai đáy có thể gọi là chiều cao của hình lăng trụ).
Một số bài tập liên quan đến lăng trụ tam giác đều bạn nên chú ý
Sau đây là một số bài toán liên quan đến hình lăng trụ có thể giúp bạn nhớ những kiến thức lý thuyết vừa mới học xong.
Bài tập 1 : Bạn hãy chọn một đáp án đúng nhất trong các câu trả lời sau.
Bạn hãy cho biết các mặt bên của một hình bát diện đều là hình gì ?
- Hình tam giác cân
- Hình vuông
- Hình tam giác đều
- Hình chữ nhật
Bài tập 2 : Cho hình lăng trụ tam giác MNO.M ‘N’O’ với mặt đáy là một tam giác với góc M=90 Độ, Cạnh MN=2, NO=3, cạnh bên M’M = 4. Bạn hãy tính thể tích của hình lăng trụ này.
Bài tập 3 : Cho các mệnh đều như sau, hãy nhận xét mệnh đề nào đúng, mệnh đề nào sai.
- Hai đa diện bằng nhau là hai khối đa diện đều có thể tích bằng nhau
- Hai khối đa diện có thể tích bằng nhau thì hai khối đa diện đó bằng nhau
- Khi hai hình lập phương có thể tích bằng nhau thì hai hình lập phương đó bằng nhau
- Khi hai hình hộp chữ nhật có thể tích bằng nhau thì hai hình hộp chữ nhật đó bằng nhau
Trên đây là những dạng bài tập bạn có thể gặp khi học hình học không gian về hình lăng trụ, đặc biệt là lăng trụ đều. Bạn hãy làm thật kỹ những dạng toán này nhé, biết đâu nó sẽ giúp ích cho bạn qua những kỳ thi cuối kỳ hay là giữa kỳ.
Vậy, bây giờ bạn có thể trả lời chắc chắn câu hỏi hình lăng trụ tam giác đều có bao nhiêu mặt phẳng đối xứng đáp án chính xác là 4 mặt phẳng đối xứng. Như vậy, với những thông tin trên của bài viết này chắc rằng bạn đã có những điều riêng để bỏ túi cho riêng mình rồi chứ. Với phần lý thuyết ở trên, bạn có thể hoàn thành bài thi của mình để vượt qua kì thi của mình. Tuy nhiên hãy học kỹ phần lý thuyết trước khi làm bài tập. Và để làm tốt bài tập phần này thì bạn nên làm thật kỹ, thật nhiều dạng toán khác nhau để khi cần thiết, bạn chỉ cần đọc sơ qua đề là có thể giải quyết bài toán dạng này rồi. Hi vọng với bài viết này bạn sẽ có một kỳ thi thật tốt, điểm như mình mong muốn. Và điều cuối cùng đó là đừng quên để lại lời nhắn của mình ở phía dưới bài viết này nhé.
Hình lăng trụ tam giác đều có bao nhiêu mặt phẳng đối xứng?
Câu hỏi:Hình lăng trụ tam giác đều có bao nhiêu mặt phẳng đối xứng?
A.1
B.4
C.2
D.3
Lời giải:
Đáp án đúng là:B. 4
Giải thích:
Hình lăng trụ tam giác đều có 4 mặt phẳng đối xứng như hình vẽ dưới:
Cùng Top lời giải đi tìm hiểu chi tiết về hình lăng trụ nhé.
1. Hình lăng trụ
– Định nghĩa:Hình lăng trụ là một đa diện gồm có hai đáy là hai đa giác bằng nhau và nằm trên hai mặt phẳng song song, các mặt bên là hình bình hành, các cạnh bên song song hoặc bằng nhau
– Tính chất:Hình hộp là hình lăng trụ có đáy là hình bình hành
– Thể tích:thể tích hình lăng trụ bằng diện tích của mặt đáy và khoảng cách giữa hai mặt đáy hoặc là chiều cao.
V = B.h
Trong đó:
+ B: diện tích mặt đáy của hình lăng trụ
+ H: chiều cao của của hình lăng trụ
+ V: thể tích hình lăng trụ
Hình lăng trụ
2. Hình lăng trụ đứng
* Định nghĩa: Hình lăng trụ đứng là hình lăng trụ có cạnh bên vuông góc với mặt đáy.
* Tính chất:
– Hình lăng trụ đứng có tất cả cạnh bên vuông góc với hai đáy,
– Hình lăng trụ đứng có tất cả mặt bên là các hình chữ nhật.
Một số dạng lăng trụ đứng đặc biệt
a. Hình hộp đứng
– Định nghĩa:Hình hộp đứng là hình hộp có cạnh bên vuông góc với mặt đáy.
– Tính chất:Hình hộp đứng có 2 đáy là hình bình hành, 4 mặt xung quanh là 4 hình chữ nhật.
b. Hình hộp chữ nhật
– Định nghĩa:Hình hộp chữ nhật là hình hộp đứng có đáy là hình chữ nhật.
– Tính chất:Hình hộp chữ nhật có 6 mặt là 6 hình chữ nhật.
+ Hình chữ nhật có 12 cạnh, 8 đỉnh và 6 mặt.
+ Các đường chéo có hai đầu mút là 2 đỉnh đối nhau của hình hộp chữ nhật đồng quy tại một điểm
+ Diện tích của hai mặt đối diện trong hình hộp chữ nhật bằng nhau
+ Chu vi của hai mặt đối diện trong hình hộp chữ nhật bằng nhau
– Thể tích khối hộp chữ nhật:
c. Hình lập phương
– Định nghĩa:Hình lập phương là hình hộp chữ nhật 2 đáy và 4 mặt bên đều là hình vuông.
– Tính chất:Hình lập phương có 6 mặt đều là hình vuông.
+ Khối lập phương là hình đa diện đều loại {4; 3}. Các mặt là hình vuông, mỗi đỉnh là đỉnh chung của 3 mặt.
+ Khối lập phương có 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh.
– Thể tích khối lập phương:
3. Kiến thức về hình lăng trụ tam giác đều
Hình lăng trụ là một đa diện gồm có hai đáy là hai đa giác bằng nhau và nằm trên hai mặt phẳng song song, các mặt bên là hình bình hành, các cạnh bên song song hoặc bằng nhau
Hình lăng trụ tam giác đều là hình lăng trụ có hai đáy là hai tam giác đều bằng nhau.
Hình lăng trụ tam giác đều
Tính chất hình lăng trụ tam giác đều
– Hai đáy là hai tam giác đều bằng nhau do đó các cạnh đáy bằng nhau.
– Cạnh bên vuông góc với mặt đáy.
– Các mặt bên là các hình chữ nhật.
Công thức tính thể tích của một lăng trụ tam giác đều
Thể tích hình lăng trụ bằng diện tích của mặt đáy và khoảng cách giữa hai mặt đáy hoặc là chiều cao. Công thức tính thể tích hình lăng trụ tam giác giác đều
V = B.h
Trong đó: B là diện tích đáy, h là chiều cao của khối lăng trụ, V là thể tích khối lăng trụ
Đáy của hình lăng trụ tam giác đều chính là hình tam giác đều. gọi A là diện tích của tam giác đều ta có công thức tính diện tích tam giác đều như sau:
4. Lăng trụ tam giác đều, lăng trụ tứ giác đều, lăng trụ ngũ giác đều, lăng trụ lục giác đều
Định nghĩa:
– Hình lăng trụ tam giác đều là hình lăng trụ có hai đáy là 2 hình tam giác đều.
– Hình lăng trụ tứ giác đều là hình lăng trụ đều có đáy là hình vuông.
– Hình lăng trụ ngũ giác đều là hình lăng trụ đều có đáy là hình ngũ giác.
– Hình lăng trụ lục giác đều là hình lăng trụ đều có đáy là lục giác.
Hình lăng trụ tam giác đềuHình lăng trụ tứ giác đềuHình lăng trụ ngũ giác đềuHình lăng trụ lục giác đều