Hình ảnh giải phẫu chi tiết cơ quan sinh dục nữ và chức năng

Nhiều cô gái, đặc biệt là những cô gái mới lớn luôn tò mò về cơ quan sinh dục của mình. Thậm chí, có người chưa thực sự am hiểu về nó. Đừng lo, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo bộ phận sinh dục nữ một cách đầy đủ, đúng đắn nhất để phái đẹp có thể hiểu hơn cơ thể mình và nam giới cũng nắm rõ được cơ thể đối tác của mình.

Bộ phận sinh dục nữ là gì?

Bộ phận sinh dục nữ là vùng cơ quan bao gồm nhiều bộ phận đảm nhiệm đa chức năng: Đi tiểu, giao hợp, đón nhận tinh trùng, thụ tinh, hình thành và phát triển phôi thai, nuôi dưỡng thai và sinh sản.

Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ

Bộ phận sinh dục nữ được chia làm bên trong và bên ngoài.

Vùng bên trong cơ quan sinh dục nữ nằm ở phần tận cùng của bụng xuống dưới đáy chậu, phân bố cả dưới ruột và trước hậu môn.

Còn phần ngoài của bộ phận sinh dục nữ có vị trí kín hơn bộ phận sinh dục ngoài của nam, được khuất phía dưới, che chở bởi lông và phần trên của đùi.

Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ 3D

Am hiểu chuẩn xác về cơ quan sinh dục nữ không chỉ giúp nữ giới thêm phần hiểu biết về cấu tạo của cơ thể mình, mà nó còn là “chìa khóa thành công” cho cuộc yêu thêm phần lãng mạn, mặn nồng khi mà nam giới biết được đúng điểm nhạy cảm để kích thích.

Bộ phận sinh dục nữ gồm hai phần chính: Bộ phận bên ngoài và bộ phận bên trong.

chi-tiet-bo-phan-sinh-duc-nu

Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ bên ngoài

Bộ phận sinh dục nữ bên ngoài có thể nhìn thấy bằng mắt thường và có thể chạm vào. Chúng có một chức năng chung là bảo vệ, chống lại những tác nhân có nguy cơ gây hại đến những bộ phận sinh dục bên trong.

Mu

Mu được tạo nên bởi hai xương mu giao thoa vào nhau, có hình dạng gần giống tam giác. Gò mu thường được bồi đắp rất cao bởi lớp mỡ và da. Khi dậy thì, phần mu sẽ xuất hiện lông nên gọi là lông mu, có tác dụng giảm ma sát trong quá trình quan hệ tình dục.

Âm hộ

Cần biết chính xác vị trí của âm hộ để tránh nhầm lẫn với âm đạo. Xung quanh âm hộ được bao phủ bởi lớp lông và nó nằm giữa hai bộ phận: Xương mu và hậu môn.

Âm vật

Âm vật chính là điểm mà các anh nam giới cần “săn đón” trong màn dạo đầu hay lúc giao hợp. Bởi đây chính là mấu chốt có thể khiến các nàng lên đỉnh dễ dàng.

Âm vật và “chốn” hội tụ của hàng nghìn đầu dây thần kinh, chính vì thế nơi đây được xem là vùng nhạy cảm bậc nhất của cơ thể.

Âm vật có vị trí ngay dưới xương mu và có kích thước rất nhỏ, hình dáng tương đồng với hạt đậu.

Môi lớn – môi bé

Môi lớn nằm ngoài lỗ âm đạo còn môi bé nằm gọn trong môi lớn. Môi lớn được cấu tạo bởi nhiều lớp cơ, thịt đầy đặn, có chứa các tuyến nhờn, tuyến dầu, mồ hôi.

Môi bé thì bao gồm nhiều mạch máu và các sợi liên kết, là nơi dẫn nước tiểu đổ về từ bàng quang.

Màng trinh

Màng trinh rất đa dạng về hình dáng. Tuy nhiên, điểm chung ở nữ giới là tấm màng sinh học này đều có tác dụng che chắn và bảo vệ. Nhưng có 0,5% nữ giới sinh ra đã không có tấm màng này. Ngược lại, có những cô gái sở hữu tấm màng này vô cùng dày, thậm chí quan hệ không làm rách và không có các lỗ nhỏ để kinh nguyệt thoát ra.

Do đó, trường hợp này được cho là bất thường và cần phải đi khám phụ khoa và tư vấn từ bác sĩ điều trị.

Tuyến Bartholin

Đây là tuyến tiết ra chất nhờn hay nước sướng trong khi quan hệ ở nữ giới. Tuy nhiên, hoạt động của tuyến này sẽ giảm dần theo tuổi do vậy mà phụ nữ lớn tuổi sẽ giảm dần ham muốn tình dục, quan hệ trở nên đau rát do hạn chế sản xuất chất nhờn.

co-quan-sinh-duc-nu

Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ bên trong

Âm đạo

Âm đạo là cơ quan đầu tiên trong hệ thống bộ phận sinh dục nữ bên trong. Âm đạo là nơi kết nối giữa tử cung và bộ phận sinh dục bên ngoài, là nơi gặp gỡ dương vật khi giao hợp và cũng là đường ra của kinh nguyệt.

Ngoài ra, âm đạo cũng là đường ra của thai nhi khi sinh.

Cổ tử cung

Cổ tử cung nối âm đạo và tử cung. Chúng có kích thước nhỏ và chỉ mở rộng trong các trường hợp như: Kinh nguyệt, rụng trứng và sinh con.

Do đó, nếu cổ tử cung quá nhỏ, tinh trùng không thể đi vào để thụ tinh dẫn đến hiện tượng vô sinh ở nữ giới.

Tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng

Đây là ba bộ phận đảm nhiệm các chức năng chủ chốt trong sinh sản.

Điểm G

Điểm G là gì?

Điểm G nằm trong bộ phận sinh dục của nữ giới, là vị trí vô cùng nhạy cảm khiến nữ giới vô cùng hưng phấn mỗi khi được kích thích.

Thuật ngữ điểm G là lấy tên của một vị bác sĩ Grafenberg – Người tìm ra điểm này.

Cách xác định điểm G chuẩn và dễ dàng nhất

Nam giới có thể xác định điểm này bằng tay hoặc “cậu nhỏ” của mình. Khi đưa ngón tay vào âm đạo rồi móc ngược lên phía trên là bạn đã chạm tới được điểm G.

Xác định chính xác điểm G sẽ giúp bạn có cuộc yêu vô cùng thăng hoa, màn dạo đầu đầy ấn tượng trong mắt cô gái của mình.

Một vài điểm G khác trên cơ thể nữ giới

  • Nhũ hoa: Dù không thuộc bộ phận sinh dục nhưng núm vú là điểm nhạy cảm không kém. Khi giao hợp đặc biệt là màn dạo đầu, kích thích lên nhũ hoa cũng là một trong những bí kíp giúp bạn gái lên đỉnh nhanh chóng.
  • Gáy: Gáy cũng là nơi đem lại sự hưng phấn, rùng mình đến mãnh liệt khi yêu. Bạn hôn nhẹ vào gáy nàng, thở những làn hơi ấm sẽ khiến nàng sướng đến run bần bật.

cau-tao-co-quan-sinh-duc-nu-ben-trong

Cấu tạo giải phẫu bộ phận sinh dục nữ

Để hiểu rõ cấu tạo bộ phận sinh dục nữ, hãy cùng tìm hiểu lần lượt từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới để dễ hình dung hơn.

Môi lớn – Môi bé

Môi lớn và môi bé sẽ được thấy đầu tiên khi soi phần dưới hạ bộ của nữ. Cụ thể, hai môi lớn sẽ nằm ở ngoài, hai môi bé sẽ nằm ở bên trong.

Môi lớn và môi bé có hình dạng giống như đôi môi, có tác dụng bảo vệ và che chắn hệ sinh sản nằm ở bên trong.

Màu sắc của hai môi lớn – môi bé cũng thay đổi theo vị trí. Phần mặt ngoài của chúng có màu giống màu da còn vùng bên trong thông thường sẽ có màu hồng. Một số ít thì màu xám, nâu hơi thâm phụ thuộc vào cơ địa mỗi người.

Hai môi nhỏ giao thoa với nhau tại vị trí trung tâm, bao trên phần trên của âm vật.

Âm hộ

Âm hộ còn được gọi là cửa mình do nằm tại cơ quan sinh dục ngoài của đường sinh dục nữ. Vị trí cụ thể: Nằm tại bên ngoài lỗ sinh dục, ở phía trong của thành môi nhỏ, phía dưới lỗ niệu đạo và phía trên hậu môn, là cửa dẫn vào âm đạo.

Âm hộ có ở những động vật có vú mang giống cái. Sự hình thành và phát triển của âm hộ được trải dài qua nhiều giai đoạn, nhưng chủ yếu nhất là thời kỳ bào thai và khi dậy thì.

Âm hộ còn là nơi chứa phần mở của niệu đạo, tham gia vào vai trò chính là đào thải nước tiểu ra bên ngoài.

Cấu trúc của âm hộ ở người bao gồm:

  • Phần bên ngoài của âm vật và nắp âm vật
  • Tiền đình âm hộ
  • Khe hở bụng
  • Lỗ tiểu của niệu đạo
  • Sự mở ra (hoặc phần trong) của âm đạo
  • Màng trinh
  • Đáy chậu
  • Các tuyến bã nhờn trên môi âm hộ
  • Các tuyến âm đạo (tuyến Bartholin và tuyến paraurethral hoặc Skene, các tuyến).

Âm vật

Âm vật nằm ở vùng trước của âm hộ, đồng thời cũng là nơi giao nhau giữa hai môi của âm hộ. Nó là một khối mô cứng với kích thước dài 1,5cm.

Âm vật cũng là một trong những vị trí nhạy cảm bậc nhất của cơ thể, đem lại khoái cảm tình dục cực mạnh.

cau-tao-co-quan-sinh-duc-nu

Lỗ tiểu

Lỗ tiểu hay cửa mở niệu đạo, là lỗ thoát của nước tiểu từ bàng quang (bóng đái) qua đường ống dẫn tiểu đi ra bên ngoài.

Lỗ này có vị trí ngay trên cửa âm đạo và cách vùng dưới âm vật khoảng 2cm.

Ống dẫn tiểu có kích thước 4cm (xét về chỉ số chiều dài) và nằm dọc theo bên trong âm đạo.

Âm đạo

Âm đạo với hình dạng là một ống dài mang theo đường nối từ cửa ngoài vào đến bên trong tử cung.

Cửa âm đạo có kích thước lớn hơn hẳn so với cửa của lỗ niệu đạo và nằm ở đầu đuôi âm hộ.

Vùng bên trên của âm đạo và trực tràng có sự ngăn cách với nhau bởi túi hậu cung.

Màu sắc của âm đạo mang màu hồng hào tươi tắn và đặc biệt thể hiện rõ rệt hơn khi ở thì con gái. Đây cũng là màu sắc chung, thể hiện sự khỏe mạnh ở động vật có vú.

Ngoài ra, âm đạo còn có những điểm gờ, hình zigzag, gấp khúc có tên là rugae âm đạo. Những đường này đảm nhiệm vai trò tăng diện tích bề mặt, mở rộng và kéo dài cho âm đạo.

Bên cạnh đó, các cơ bên trong thành âm đạo có độ đàn hồi cực cao, co giãn linh hoạt.

Màng trinh

Đây là một màng sinh học mỏng, tính từ cửa âm đạo vào trong là 1 – 2cm. Màng trinh có thể bị rách bởi giao hợp lần đầu và kèm theo chảy máu. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đặc biệt theo dữ liệu thống kê được, 0,5% bé gái sinh ra không có màng trinh hoặc có màng trinh nhưng rất dày và đàn hồi cao, không bị rách bởi lần đầu quan hệ mà thường để lúc sinh con mới có thể làm màng sinh học này rách ra. Đối với trường hợp này gây trở ngại cho việc xuất hiện kinh nguyệt.

Và đây cũng là bộ phận còn dư lại trong quá trình phát triển của thai nhi.

Tử cung

Tử cung thuộc hệ cơ quan sinh sản ở nữ giới và cũng là cơ quan chính, lớn nhất. Tử cung hay là dạ con gồm một bọc cấu tạo bởi một các lớp cơ trơn tương đối dày, nằm ở vùng bụng dưới, trên bàng quang.

Khi chưa xuất hiện thai, tử cung có hình dạng như một trái lê với kích thước vào cỡ 8 x 5 x 3 cm. Cổ tử cung nằm phía dưới, dẫn ra âm đạo, sở hữu lớp thành dày và chắc.

Tử cung gồm hai ống dẫn trứng được nằm phía trên ở hai bên tử cung, chúng nối liền ra hai buồng trứng.

Tử cung là nơi bào thai nảy nở và phát triển trong quá trình mang thai cho đến lúc sinh.

tu-cung

Hệ thống ống dẫn ở nữ

Hệ thống các ống dẫn ở nữ bao gồm: Các ống dẫn trứng nối buồng trứng với tử cung.

Ống dẫn trứng là hai ống có đặc điểm chính như: Rất mịn, có lông do được lót bởi biểu mô có lông. Ống dẫn trứng ở động vật có vú giống cái có vai trò dẫn buồng trứng vào tử cung thông qua ngã ba vòi tử cung. Điều này tương đồng với động vật có xương sống nói chung nhưng không bao gồm động vật có vú, thì ống này cho phép trứng đi từ buồng trứng đến tử cung.

Buồng trứng: Buồng trứng ở mỗi bên của tử cung sẽ có một cái và chúng có hình bầu dục. Trong giai đoạn phôi thai, hai buồng trứng chứa tới 6 triệu bọc trứng non và giảm dần theo thời gian: Khi sinh chỉ còn 1 triệu, dậy thì còn 40.000 bọc. Lý giải cho điều này là bởi trong thời kỳ dậy thì, hormone sinh sản tăng cường hoạt động và tác dụng làm trứng theo chu kỳ phát triển, chín và rụng theo một chu kỳ nhất định. Trong cả cuộc đời người phụ nữ, số lượng trứng đi hết chu kỳ và rụng chỉ là con số 400, số còn lại có xu hướng teo nhỏ rồi tan biến.

Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ và chức năng

Mỗi một bộ phận sinh dục ở nữ giới lại đảm nhiệm một chức năng nhất đinh, có ý nghĩa cho cơ thể.

Môi lớn – môi bé

Đây là hai bộ phận được thấy dễ dàng bởi chúng nằm ở vùng rìa ngoài. Hai bộ phận này tham gia vào chức năng che chở và bảo vệ toàn bộ vùng bên trong của hệ sinh sản.

Âm hộ

Âm hộ là bộ phận chứa nhiều dây thần kinh nên vô cùng nhạy cảm. Do vậy mà khi quan hệ tình dục, vị trí này hay được kích thích hơn cả nhằm mang lại khoái cảm mãnh liệt ở nữ giới, giúp phái đẹp lên đỉnh một cách dễ dàng hơn.

Ngoài ra, âm hộ cũng là nơi thực hiện chức năng quan trọng là đào thải nước tiểu.

Âm vật

Thực chất, âm vật mới được xem là cơ quan nhạy cảm số 1 ở nữ giới. Theo như giải phẫu, tại âm vật chứa đến 8000 đầu dây thần kinh – một con số khủng lượng dây thần kinh tập trung tại đây, nên âm vật được xem như là nơi cội nguồn của những cảm xúc thăng hoa trong quan hệ tình dục.

Âm đạo

Chức năng chính của âm đạo là giao hợp, là điểm kích thích trong khi ân ái và cũng là nơi để sinh con.

Nơi kích dục và giao hợp: Tại âm đạo cũng là nơi hội tụ của những đầu dây thần kinh nhưng chủ yếu chúng nằm trên gần lối vào cửa âm đạo. Khi kích thích lên chính những điểm này, người phụ nữ sẽ cảm thấy vô cùng hưng phấn.

Đường ra của đứa trẻ: Âm đạo có sự đàn hồi lớn, khi sinh, âm đạo sẽ giãn rộng ra để đứa bé có thể chui ra ngoài.

Màng trinh

Màng trinh là một màng sinh học có độ dày mỏng tùy vào cơ địa mỗi người. Màng trinh có một vài chức năng như:

  • Ngăn ngừa bụi bẩn: Do chắn ngay cửa âm đạo nên màng trinh được ví như “rào chắn” cản bụi bẩn, tác nhân bên ngoài tác động vào bên trong âm đạo.
  • Giúp giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa: Theo nhiều kết quả của nghiên cứu, màng trinh có tác dụng giảm sự xâm nhập của vi khuẩn nên phụ nữ còn trinh sẽ ít có nguy cơ nhiễm những bệnh lý phụ khoa hơn là những phụ nữ đã rách mất tấm màng này.
  • Trên bề mặt có những lỗ nhỏ tạo điều kiện máu kinh được thoát ra ngoài. Hơn nữa, màng trinh còn giúp điều tiết lượng dịch nhầy để môi trường âm đạo được điều hòa hơn.

Tử cung

Tử cung thuộc phần hệ thống sinh sản ở nữ giới. Với chức năng nuôi dưỡng bào thai đang trong quá trình phát triển, tiết dịch, tạo môi trường thuận lợi cho tinh trùng đi vào thụ tinh.

Chuc-nang-tu-cung

Buồng trứng

Buồng trứng thuộc hệ sinh sản bên trong của nữ giới. Buồng trứng ngoài chức năng tạo ra các tế bào trứng còn là nơi sản sinh ra hormone estrogen và progesterone. Hai hormone này được sinh ra có tính quyết định các đặc điểm thứ cấp đặc trưng cho giới nữ.

Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ ở trẻ em

Bộ phận sinh dục nữ ở trẻ em có cấu tạo rất đơn giản. Chỉ khi ở tuổi dậy thì thì chúng mới phát triển và hoàn thiện.

Những bộ phận sinh dục ngoài và cơ quan sinh dục trong đều đã được hình thành trong thai nhưng sẽ khác một vài điểm như lông mu sẽ chưa xuất hiện, buồng trứng sẽ giảm lượng lớn trứng khi bé chào đời và đến khi dậy thì.

Tài liệu tham khảo

https://courses.lumenlearning.com/boundless-ap/chapter/the-female-reproductive-system/

5/5

(2 Reviews)