Hiểu và chăm sóc trẻ khiếm thị
Trẻ khiếm thị là trẻ 0-16 tuổi, có khuyết tật về thị giác. Sau khi đã được điều trị/điều chỉnh khúc xạ thị lực bên mắt tốt vẫn còn từ dưới 3/10 đến trên mức không nhận thức được sáng/tối – nghĩa là vẫn gặp khó khăn trong các hoạt động sử dụng mắt. Trường hợp trẻ hoàn toàn không thấy gì được gọi là mù loà.
HIỂU VÀ CHĂM SÓC TRẺ KHIẾM THỊ
Trẻ khiếm thị là trẻ 0-16 tuổi, có khuyết tật về thị giác. Sau khi đã được điều trị/điều chỉnh khúc xạ thị lực bên mắt tốt vẫn còn từ dưới 3/10 đến trên mức không nhận thức được sáng/tối – nghĩa là vẫn gặp khó khăn trong các hoạt động sử dụng mắt. Trường hợp trẻ hoàn toàn không thấy gì được gọi là mù loà.
Phân loại khiếm thị
Trẻ bị khiếm thị, khả năng thị lực và thị trường của mắt hạn chế hơn so với trẻ bình thường. Cụ thể như sau:
* Thị lực: là khả năng nhìn thấy chi tiết của mắt.
* Thị trường: là toàn bộ không gian mà mắt có thể thấy được khi nhìn thẳng phía trước, với đôi mắt , đầu và thân thể đứng yên.
Thị Lực
Thị Trường
Thị trường ngang
Thị trường dọc
Trẻ bình thường
1 Vis
Một mắt: 1500
Hai mắt: 1800
1100
Trẻ khiếm thị
Mù
Mù hoàn toàn
0.0 – 0.005 Vis
Hai mắt: 0 – 100
0 – 100
Mù thực tế
0.005 – 0.04 Vis
Hai mắt: <100
<100
Nhìn kém
Nhìn kém
0.09 – 0.3 Vis
Một mắt: 1500
Hai mắt: 1800
1100
Nhìn quá kém
0.04 – 0.08 Vis
Một mắt: 1500
Hai mắt: 1800
1100
Nguyên nhân
Nguyên nhân bẩm sinh: di truyền gen, cha mẹ bị nhiễm các chất độc hoá học, người mẹ bị các bệnh khi đang mang thai, tai nạn gây chấn thương thai nhi, …
Nguyên nhân do nhiễm bệnh/virus: người mẹ hoạc đứa trẻ bị nhiễm virus, mắc các bệnh nặng khi mới sinh, thiếu vitamin, …
Nguyên nhân chấn thương/tai nạn: đau mắt, tai nạn giao thông, chấn thương não, bị thương ở mắt…
Khó khăn của trẻ khiếm thị
- Trong đời sống xã hội, các thông tin được tiếp thu chủ yếu qua mắt, đây cũng là kênh giao tiếp chính. Trẻ bị khiếm thị sẽ rất khó khăn trong học hỏi ở giai đoạn đầu đời, khó khăn trong giao tiếp và phát triển ngôn ngữ.
- Khó khăn khi tự sinh hoạt hàng ngày
- Việc đi lại và làm việc, giải trí
- Ảnh hưởng đến quá trình đọc – viết
- Dễ rơi vào tình trạng tự ti, thu mình lại
Trẻ bị khiếm thị tuy gặp khó khăn về nhận thức thị giác tuy nhiên trẻ vẫn là một đứa trẻ toàn diện về mọi mặt. Cha mẹ và người xung quanh trẻ cần giúp trẻ vượt qua giai đoạn đầu bằng các biện pháp trị liệu khúc xạ, giúp trẻ làm quen với môi trường sống và những hạn chế thị giác của mình. Để trẻ đủ tự tin tiếp tục học tập, hoà nhập, cống hiến như nhưng đứa trẻ bình thường khác.
Hiện nay, tại Việt Nam, các trường học chưa có nhiều phương pháp hỗ trợ trẻ bị khiếm thị, do đó mà trẻ khiếm thị thường rất khó hoà nhập và phát triển cùng với các bạn bè bình thường khác. Cha mẹ có thể xem xét đưa con đến các trường chuyên biệt để được các chuyên gia giáo dục đặc biệt chăm sóc và hỗ trợ kịp thời.
——————————————————————————-
Mọi thông tin cũng như thắc mắc về chương trình học cho các bé, ba mẹ có thể tham khảo tại thông tin dưới đây:
Học viện giáo dục hòa nhập Edison ( https://edison.hoanhap.edu.vn/ )
Address: 196/143 Trường Chinh, Quán Ngữ, Kiến An, Hải Phòng, Vietnam
Phone: 022 536 1111 – 0833 319 119
Email: [email protected]
Website: https://edison.hoanhap.edu.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/Edison.HoaNhap.edu.vn/