Hiệu quả kinh doanh là gì? Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh
Nâng cao hiệu quả kinh doanh là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ. Vậy hiệu quả kinh doanh được hiểu là gì? Đánh giá các hiệu quả kinh doanh qua những chỉ tiêu nào và có giải pháp nào để nâng cao được hiệu quả kinh doanh hay không? Hãy cùng theo dõi ngay những phân tích dưới đây của timviec365.vn để tìm ra câu trả lời nhé!
1. Hiểu về hiệu quả kinh doanh là gì?
Hiểu về hiệu quả kinh doanh là gì?
Hiệu quả kinh doanh (trong tiếng Anh còn được gọi là Business Efficiency) – đây được hiểu đơn giản là một phạm trù để phản ánh về việc sử dụng các nguồn lực trong doanh nghiệp để có thể đạt được các mục tiêu, kế hoạch kinh doanh một cách tốt nhất.
Cụ thể đó là việc so sánh các kết quả đầu vào và đầu ra trong kinh doanh, so sánh về các chi phí bỏ ra, doanh thu mang về của các doanh nghiệp. Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh sẽ chính là làm cho các chỉ tiêu đo lường tăng lên thường xuyên, đạt được các mục tiêu, kế hoạch mà doanh nghiệp đã đưa ra, tính toán từ trước theo hướng tích cực.
Hiện nay, trong vấn đề kinh doanh tại các doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh sẽ có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất hàng hóa, cung cấp các dịch vụ thông qua việc sử dụng số lượng tài nguyên nhỏ nhất như là sử dụng vốn, nguồn nhân lực, tiêu thụ năng lượng,… Theo đó, các doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh tốt sẽ tạo ra được các sản phẩm và cung cấp các dịch vụ tốt nhất, hoàn thành được mục tiêu chung cùng với nỗ lực tối thiểu cho các chi phí của doanh nghiệp.
Các vấn đề cơ bản về hiệu quả kinh doanh
Tuy nhiên, các doanh nghiệp hiện nay để có thể làm rõ cũng như áp dụng được những phạm trù này vào việc xác lập các chỉ tiêu, công thức nhất định thì cần phải lưu ý đến một số vấn đề quan trọng như sau:
– Thứ nhất, hiểu rõ được phạm trù hiệu quả kinh doanh thực chất là mối quan hệ so sánh giữa các chi phí bỏ ra và nguồn doanh thu mang về của doanh nghiệp sau các hoạt động kinh doanh.
– Thứ hai, các doanh nghiệp cần phải phân biệt được các yếu tố hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
– Thứ ba, cần phải so sánh được những hiệu quả trước mắt với các hiệu quả lâu dài
Việc làm trưởng phòng kinh doanh
2. Những ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả kinh doanh
Những ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả kinh doanh
Việc phân tích hiệu quả kinh doanh là một trong số những điều vô cùng cần thiết, có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến rất nhiều đối tượng khác nhau như là:
– Với các nhà quản trị doanh nghiệp (chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc, trưởng phòng,…) thì việc tiếp nhận các thông tin liên quan đến phân tích hiệu quả kinh doanh sẽ giúp họ nắm bắt cũng như đánh giá được về hiệu quả sử dụng các tài sản, các nguồn lực (lao động, vốn, chi phí,…) của doanh nghiệp như thế nào. Từ đó có thể phát huy được những mặt tích cực, đồng thời hạn chế được những mặt tiêu cực và giúp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả hơn.
– Đối với các nhà đầu tư (các cổ đông hay các công ty liên doanh) thì thông qua việc phân tích các chỉ tiêu sẽ giúp họ nắm bắt được về hiệu quả kinh doanh như thế nào, hiệu quả sử dụng vốn ra sao, lợi nhuận thu vào nhiều không,… từ đó quyết định đến việc có tiếp tục đầu tư hay rút vốn. Điều này giúp họ đạt được lợi nhuận cao nhất trong quá trình đầu tư của mình.
Phân tích hiệu quả kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng
– Đối với những tổ chức, cơ quan cho vay (ngân hàng, công ty tài chính, kho bạc) thì họ sẽ dựa vào các kết quả phân tích hiệu quả kinh doanh để đưa ra các quyết định có cho vay nữa hay không, nên cho vay dài hạn hay ngắn hạn, ít hay nhiều, đảm bảo rằng sẽ có thể thu lại được cả vốn và lãi từ các doanh nghiệp.
– Còn đối với các cơ quan chức năng thuộc nhà nước (như là cơ quan thuế, thống kê, kiểm toán nhà nước) thì qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ có thể biết được hiệu quả sử dụng vốn ngân sách như thế, nghĩa vụ với các cơ quan nhà nước được thực hiện ra sao, đánh giá được về tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp,… Từ đó họ có thể đưa ra các đề xuất với cơ quan chức năng và thúc đẩy hơn nữa hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Việc làm giám đốc kinh doanh
3. Chỉ tiêu để đánh giá về hiệu quả kinh doanh
3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về khả năng sinh lời cho doanh nghiệp
Đây là một trong những chỉ tiêu được các doanh nghiệp quan tâm và sử dụng khá nhiều hiện nay bởi lợi nhuận chính là mục tiêu hàng đầu mà họ luôn hướng tới. Cụ thể các chỉ tiêu đó bao gồm:
– Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu tiêu thụ sản phẩm – chỉ tiêu này thể hiện rằng một đồng doanh thu trong thời kỳ đó chiếm bao nhiêu phần trăm lợi nhuận. Và kết quả của chỉ tiêu này càng cao thì sẽ có hiệu quả kinh doanh càng lớn và ngược lại.
Nhóm chỉ tiêu đánh giá về khả năng sinh lời cho doanh nghiệp
– Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản – chỉ tiêu này thể hiện được rằng một đơn vị tài sản trung bình trong thời kỳ sẽ mang về bao nhiêu đơn vị lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu như kết quả càng cao thì hiệu quả kinh doanh sẽ càng lớn.
– Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu – chỉ tiêu này sẽ đề cập đến vấn đề doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau khi đã trừ thuế. Kết quả nhận được càng cao thì càng cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu, vốn đầu tư hiệu quả.
3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về hiệu suất sử dụng các tài sản
Mục đích cuối cùng của các hoạt động kinh doanh chính là lợi nhuận, tuy nhiên doanh nghiệp chỉ có thể đạt được hiệu quả kinh doanh khi họ biết cách sử dụng tài sản một cách hiệu quả. Cụ thể, hiệu suất sử dụng tài sản sẽ được thể hiện bằng việc sử dụng ít tài sản để có thể tạo ra được nhiều lợi ích hay giảm bớt thời gian của một vòng quay tài sản.
Đối với các tài sản cố định thì chỉ tiêu thường được sử dụng sẽ chính là sức sản xuất và suất hao phí của các tài sản cố định. Còn với những tài sản ngắn hạn thì các doanh nghiệp thường sẽ sử dụng số vòng quay của các tài sản ngắn hạn theo tháng, quý, năm cùng với hệ số đảm nhiệm của các tài sản đó kèm theo thời gian của một vòng quay để tiến hành đánh giá.
Nhóm chỉ tiêu đánh giá về hiệu suất sử dụng các tài sản
Cụ thể các chỉ tiêu đó bao gồm:
– Số vòng quay của các tài sản = tổng doanh thu thuần/tổng tài sản bình quân
– Sức sản xuất của các tài sản cố định = tổng doanh thu thuần/tài sản cố định bình quân
– Số vòng quay ngắn hạn = tổng số doanh thu thuần/tài sản ngắn hạn bình quân
– Thời gian của một vòng quay tài sản ngắn hạn = thời gian của kỳ phân tích/số vòng quay tài sản ngắn hạn
– Số vòng quay hàng tồn kho = tổng doanh thu thuần/lượng hàng tồn kho bình quân
3.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
Nguồn lao động chính là một trong ba yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Chính bởi vậy mà số lượng hay chất lượng của việc sử dụng nguồn lao động sẽ có ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể đó là các chỉ tiêu sau:
– Lợi nhuận bình quân của 1 lao động = lợi nhuận ròng trong thời kỳ đó/số lượng lao động bình quân của thời kỳ.
– Doanh thu trung bình của 1 lao động = doanh thu/số lượng lao động bình quân trong thời kỳ
– Chỉ tiêu về hiệu quả chính trị – xã hội của doanh nghiệp thể hiện qua các tiêu chí:
+ Mức độ đóng góp vào ngân sách nhà nước của doanh nghiệp thông qua việc nộp thuế.
+ Số lượng lao động được sử dụng, năng suất lao động, thu nhập bình quân lao động như thế nào. Nếu như các chỉ tiêu này tăng cao thì doanh nghiệp đang hoạt động rất hiệu quả.
Người tìm việc
4. Bật mí giải pháp giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp
Nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục tiêu cuối cùng và cao nhất mà các doanh nghiệp luôn hướng tới trong quá trình phát triển. Do đó, các doanh nghiệp luôn cần phải đánh giá và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho hoạt động kinh doanh.
Bật mí giải pháp giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp
Và xét theo công thức tính toán về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì con đường duy nhất chính là tìm ra các biện pháp để gia tăng doanh thu hoặc là giảm bớt các chi phí sử dụng, tốc độ tăng doanh thu sẽ phải nhanh hơn tốc độ tăng chi phí,… Tùy thuộc vào tình hình doanh nghiệp sẽ áp dụng các biện pháp khác nhau. Tuy nhiên, tổng kết lại thì sẽ bao gồm các giải pháp như sau:
– Tăng doanh thu là một trong những biện pháp hàng đầu, cơ bản nhất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay. Và muốn tăng được doanh thu thì các doanh nghiệp sẽ cần phải làm sao để tiêu thụ được các sản phẩm, hàng hóa hay sản xuất ra những mặt hàng chất lượng nhất, đảm bảo hơn trước đây để bán được nhiều hàng hơn, bán với giá cao hơn.
Hơn nữa việc tiêu thụ hàng hóa cũng đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải sản xuất ra được những sản phẩm đạt chất lượng theo nhu cầu, mong muốn của khách hàng, mẫu mã đẹp, bắt mắt, đa dạng cho các đối tượng người dùng. Đồng thời cần phải có các chiến lược Marketing tốt nhất, thu hút được đông đảo khách hàng biết đến và tin tưởng, sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp
– Giải pháp thứ 2 giúp cho doanh nghiệp có thể nâng cao được hiệu quả kinh doanh đó chính là giảm bớt các chi phí. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể bán sản phẩm ra với mức giá thấp hơn hay thu được nhiều lợi nhuận hơn so với trước đây. Theo đó, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ cao hơn.
– Giải pháp thứ 3 đó là làm sao để tốc độ doanh thu phải tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng chi phí. Thực tế, việc kinh doanh với quy mô lớn, điều kiện sản xuất cao sẽ khó có thể giảm bớt được tổng chi phí cho doanh nghiệp bởi sản lượng sẽ tăng rất nhanh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần phải tìm cách để tốc độ tăng doanh thu ngày càng phải lớn hơn so với tốc độ tăng chi phí sản xuất, tạo ra mối tương quan giữa doanh thu – chi phí sản xuất theo chiều hướng có lợi cho doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sẽ phải sử dụng các nguyên liệu, thiết bị, chi phí sản xuất một cách hợp lý, tiết kiệm, không lãng phí thì mới có thể mang lại hiệu quả kinh doanh cao.
Cần tìm việc làm
Có thể thấy, hiệu quả kinh doanh là yếu tố và mục tiêu rất quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp hiện nay. Hy vọng qua bài viết trên đây, các bạn đã hiểu rõ về hiệu quả kinh doanh là gì cũng những vấn đề xoay quanh việc nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Từ đó có thể áp dụng một cách tốt nhất vào hoạt động của doanh nghiệp mình, mang về lợi nhuận cao nhé!
Chia sẻ: