Hiệu quả kinh doanh là gì? 5 giải pháp cải thiện tối ưu nhất
Hiệu quả kinh doanh luôn được biết đến như đích đến cuối cùng trong việc kinh doanh của mỗi cửa hàng. Bởi nói một cách dễ hiểu, một cửa hàng không thể quản lý và đánh giá hiệu quả kinh doanh sẽ không thể đưa ra được những chính sách cải thiện phù hợp để tăng nhanh doanh số, doanh thu và tối ưu quản lý cho cửa hàng của mình.
Vậy hiệu quả kinh doanh là gì? Yếu tố này được đánh giá dựa trên những chỉ số nào và làm thế nào để cải thiện hiệu quả kinh doanh một cách tốt nhất? Hãy cùng Sapo tìm hiểu ngay trong những chia sẻ dưới đây.
Mục Lục
1. Hiệu quả kinh doanh là gì?
Hiệu quả kinh doanh là một khái niệm được đo lường bằng nhiều cách khác nhau như tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ hoàn vốn hay doanh thu thu được trên mỗi nhân viên,…Hiệu quả kinh doanh phản ánh khả năng sử dụng nguồn lực để đạt được các mục tiêu kinh doanh đã đặt ra và tối đa hóa lợi nhuận cho cửa hàng.
Dựa vào điều này, các cửa hàng hoạt động hiệu quả có thể tạo ra các sản phẩm, dịch vụ và hoàn thành mục tiêu với nỗ lực tối thiểu chi phí. Đó là lý do mà việc đánh giá hiệu quả kinh doanh là yếu tố vô cùng quan trọng mà chủ kinh doanh cần hiểu rõ.
Hiệu quả kinh doanh được đánh giá dựa trên việc tối ưu nhiều phương diện trong kinh doanh
Cùng với đó, mục tiêu cuối cùng của một mô hình kinh doanh chính là việc tạo ra doanh thu, lợi nhuận. Vì vậy, hiệu quả kinh doanh còn được đánh giá dựa trên nguồn mà cửa hàng có thể tạo ra với một nguồn lực đầu vào nhất định.
Một mô hình kinh doanh không thể phân bổ và điều chỉnh các nguồn lực hợp lý sẽ có nguy cơ bị đánh bại bởi các đối thủ cạnh tranh và giảm đáng kể hiệu suất kinh doanh. Đây là một trong những lý do hàng đầu khiến cửa hàng của bạn lâm vào tình trạng nguy hiểm và kinh doanh thất bại.
2. Những nguyên nhân khiến việc kinh doanh kém hiệu quả
Nhiều ý kiến cho rằng, sự cạnh tranh khắc nghiệt của thị trường là lý do hàng đầu khiến việc kinh doanh của cửa hàng rơi vào tình trạng báo động. Tuy nhiên, trên thực tế, nguyên nhân gốc rễ đến từ nội bộ mới là lý do chính ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của cửa hàng.
2.1 Sai lầm trong định hướng
Không phải bỗng nhiên mà nghiên cứu và phân tích thị trường được cho là một trong những yếu tố hàng đầu được đặt ra khi bắt đầu một kế hoạch kinh doanh. Định hướng rõ ràng dựa trên những gì đã nghiên cứu và đánh giá sẽ quyết định tính khả thi cho việc kinh doanh của bạn. Hãy chắc chắn rằng sản phẩm/ dịch vụ của bạn có thể đáp ứng được nhu cầu thực sự của thị trường mà bạn hướng đến.
2.2 Không thể kiểm soát chi phí
Đây là yếu tố mà hầu hết các cửa hàng có vấn đề đều gặp phải. Việc kinh doanh cần rất nhiều chi phí cho từng mảng, yếu tố khác nhau. Vì vậy, việc cân đối và chi trả phù hợp là điều cần thiết để có thể cân bằng dòng tiền.
Chi phí luôn là yếu tố hàng đầu mà chủ kinh doanh cần quan tâm và cân đối
Hãy bắt đầu bằng việc đánh giá lại tất cả những nguồn chi của bạn, tối ưu và loại bỏ những chi phí không thực sự cần thiết cho việc vận hành, kinh doanh để hợp lý hóa các nguồn chi cho cửa hàng của bạn.
2.4 Không có chiến lược định giá tốt
Giá cả là một trong những yếu tố quyết định doanh thu của cửa hàng. Cùng với đó, đây cũng được xem là một trong những lý do khiến người dùng đưa ra quyết định mua hàng. Vì vậy, tuyệt đối không thể cẩu thả trong việc định giá sản phẩm.
Hãy luôn cân nhắc đến tất cả các yếu tố như: giá nhập, giá thị trường và các loại chi phí vận chuyển, quảng cáo,…để đảm bảo mức giá của bạn không quá “trên trời” nhưng cũng không thể để hòa vốn hay thậm chí là lỗ với mỗi sản phẩm mà bạn kinh doanh.
2.5 Chưa thể tối ưu hiệu suất làm việc của nhân viên
Bạn có từng nghĩ rằng, bạn đang trả lương quá cao/ quá thấp cho những gì mà nhân viên của mình làm? Không như loại hình kinh doanh doanh nghiệp, mô hình kinh doanh bán lẻ của cửa hàng thường không chú ý nhiều đến việc tối ưu hiệu suất công việc của nhân viên.
Luôn lưu ý đến việc tối ưu hiệu suất công việc cho nhân viên
Đó là lý do mà nhiều chủ kinh doanh thường tốn khá nhiều chi phí để thuê nhiều nhân viên, thay vì tối ưu hiệu suất công việc cho nhân viên của mình. Hãy bắt đầu bằng việc lên lịch đào tạo và đưa ra chính sách lương phù hợp để nhân viên của bạn thêm định hướng, động lực nâng cao hiệu suất công việc.
3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh
3.1 Tỷ lệ chuyển đổi
Tỷ lệ chuyển đổi được xem là một trong những yếu tố hàng đầu giúp đánh giá hiệu quả kinh doanh của các thành phần trong cửa hàng, giúp chủ kinh doanh có thể đưa ra các hoạt động cải thiện tốt hơn.
Chỉ số này tại cửa hàng thường được đánh giá dựa trên: Số lượng khách mua hàng/ Số lượng khách tiềm năng.
Ví dụ: Trong 1 tháng, tổng khách hàng đến cửa hàng bạn là 2000 và có 500 trong số đó trở thành khách hàng của bạn thì tỷ lệ chuyển đổi là: 500/2000 = 25%.
Khi này, dựa trên các loại chi phí khác, bạn có thể có thể tính toàn được số tiền để chuyển đổi ra 1 khách hàng. Từ đó đánh giá được hiệu quả kinh doanh của cửa hàng một cách chính xác hơn.
Tỷ lệ chuyển đổi cũng có thể cho bạn biết rằng khả năng của bạn như thế nào trong việc biết người xem thành người mua hàng. Việc thúc đẩy lượt ghé qua cửa hàng là điều tuyệt vời nhưng chỉ lượng khách hàng ghé thăm mà không mua hàng sẽ không mang lại nhiều tác động tích cực cho lợi nhuận kinh doanh của bạn.
Quản lý tỷ lệ chuyển đổi là cách tốt nhất giúp tìm ra vấn đề và cải thiện hiệu suất kinh doanh
Để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi của cửa hàng, hãy bắt đầu từ chính nhân viên của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn có thể đảm bảo được hiệu quả đào tạo và trao quyền để nhân viên của bạn có thể tạo niềm tin cho khách hàng.
Điều này hoàn toàn có thể giúp nhân viên của bạn trở thành một chuyên viên tư vấn mang lại cho khách hàng những thông tin hữu ích nhất về sản phẩm.
3.2 Doanh số trên mỗi nhân viên
Doanh số trên mỗi nhân viên là thước đo vô cùng hữu ích khi bạn sắp xếp ca làm việc hay đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng quát của nhân viên. Bạn có thể đánh giá dễ dàng với công thức:
Doanh thu ròng/ Số lượng nhân viên
Đây là một trong những chỉ số giúp bạn có thể đưa ra các quyết định tuyển dụng tốt hơn, tiết kiệm tối đa thời gian và nâng cao hiệu quả tuyển dụng cho cửa hàng của bạn.
Để cải thiện chỉ số này, không có cách nào hữu hiệu hơn ngoài việc đặt mục tiêu bán hàng rõ ràng cho mỗi nhân viên. Bạn có thể dựa vào kết quả hàng tháng của nhân viên để đặt ra KPI phù hợp với từng người. Cùng với đó, hãy luôn đầu tư vào việc đào tạo và thúc đẩy nhân viên của mình làm việc hiệu quả hơn.
3.3 Giá trị giao dịch trung bình
Đây là chỉ số giúp bạn biết rõ số tiền trung bình mà người tiêu dùng chi tiêu cho cửa hàng của bạn. Số tiền mua trung bình cao hơn giá trung bình của các sản phẩm của bạn nghĩa là người mua sắm đang mua nhiều sản phẩm giá trị cao trong cửa hàng của bạn hoặc mua với số lượng lớn.
Khi số tiền trung bình thấp hơn, bạn cần xem xét lại việc định giá của mình hoặc đưa ra các kế hoạch bán hàng khác như chương trình ưu đãi, combo,…để khiến khách hàng chi tiêu nhiều hơn cho cửa hàng của bạn.
3.4 Chỉ số tăng trưởng từng kỳ
Bạn không thể tiếp tục duy trì cửa hàng của mình nếu doanh thu hiện tại của bạn thậm chí còn thấp hơn những kỳ trước. Ngoại trừ các yếu tố bên ngoài mà tất cả mọi cửa hàng đều bị ảnh hưởng, hãy luôn đảm bảo là việc kinh doanh của bạn ngày một tốt hơn thay vì dậm chân tại chỗ hay nguy hiểm hơn là thấp hơn kỳ trước.
Chỉ số tăng trưởng từng kỳ giúp đánh giá hiệu quả kinh doanh tốt nhất
Thông thường, chỉ số này sẽ được tính bằng cách:
(Doanh thu kỳ hiện tại – Doanh thu kỳ trước)/ Doanh thu kỳ trước x 100
Hoặc chủ kinh doanh có thể theo dõi cụ thể hiệu quả kinh doanh ngay tại hệ thống báo cáo của các phần mềm quản lý bán hàng thông minh. Điều này cũng đảm bảo tính chính xác cao hơn, bởi việc thiếu sót trong các giao dịch khi ghi chép bằng cách truyền thống có thể khiến bạn nhầm lẫn.
Để cải thiện chỉ số này, hãy cố gắng để tìm ra những vấn đề mà cửa hàng của bạn đang gặp phải như chi phí, thị hiếu, thay đổi của thị trường, lượng khách hàng tìm đến bạn hay hiệu quả của các hoạt động quảng bá,…để đưa ra các điều chỉnh phù hợp hơn.
3.5 Lượng hàng đã bán
Việc đánh giá chỉ số: Số lượng hàng đã bán/ Tổng số lượng ban đầu x 100 sẽ giúp chủ kinh doanh có thể đánh giá được tốc độ bán ra của một sản phẩm, từ đó đưa ra được quyết định mua hàng đúng đắn hơn.
Ví dụ: Bạn có một số lượng giày mới nhập và bạn nhận ra rằng, bạn đã bán hết 80% lượng hàng chỉ trong 1 tuần. Tốc độ bán này được xem là nhanh bất thường đối với cửa hàng của bạn. Khi này, bạn cần đưa ra được kế hoạch nhập hàng hợp lý để không gây ra vấn đề hết hàng bán.
Có nhiều cách để bạn có thể kiểm soát được việc này là quản lý tồn kho bằng các phần mềm bán hàng. Một phần mềm bán hàng thông minh sẽ giúp bạn kiểm soát được toàn bộ lượng hàng có trong kho. Đồng thời cập nhập số lượng tồn theo từng giao dịch phát sinh. Từ đó giúp bạn theo dõi lượng hàng sắp hết và lên kế hoạch nhập hàng phù hợp.
Với chỉ số này, tỷ lệ bán hết cao có nghĩa là bạn có thể cần tích trữ hàng hóa (trừ khi bạn đang cố tình bán hết hàng). Mặt khác, tỷ lệ bán hết quá thấp có nghĩa là khả năng tiêu thụ không đủ tốt và bạn cần tìm ra cách để bán được nhiều hơn nhằm tăng hiệu quả kinh doanh cho cửa hàng của bạn.
4. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh
4.1 Quản lý kho hàng
Một nhà kho ngăn nắp và có cách quản lý phù hợp có thể giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian tìm kiếm và nguy cơ hết hàng, tồn hàng. Không chỉ giúp việc bán hàng diễn ra suôn sẻ hơn, điều này cũng giúp nhân viên của bạn dễ dàng hơn mỗi khi kiểm đồ.
Quản lý kho hàng là yếu tố giúp quản lý vận hành tổng quát hiệu quả
Đặc biệt, với một phần mềm quản lý hiệu quả, bạn hoàn toàn có thể theo dõi xem hàng hóa của bạn hiện đang ở đâu và số lượng tồn thực tế của những mặt hàng này. Từ đó, có thể đưa ra các chính sách nhập hàng phù hợp với khả năng bán và tồn kho thực tế để đáp ứng yêu cầu bán hàng của bạn.
4.2 Đơn giản hóa và bố trí lại cửa hàng
Hãy tối ưu hết mức cửa hàng của bạn để khách hàng dễ dàng di chuyển và tìm kiếm sản phẩm. Các sản phẩm cần được chia và phân bố rõ ràng để quản lý dễ dàng cũng như giúp khách hàng tìm kiếm sản phẩm liên quan tốt hơn.
Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể đặt các tấm biển để khách hàng dễ dàng nhận diện đồng thời kích thích nhu cầu của họ. Điều này hoàn toàn có thể làm tăng doanh số bán hàng một cách thụ động cho cửa hàng của bạn và nâng cao hiệu quả kinh doanh tốt nhất.
4.3 Tối ưu quy trình
Quy trình ở đây được hiểu là quy trình bán hàng, một quy trình bán hàng tốt nghĩa là giúp khách hàng tiết kiệm tối đa thời gian chờ đợi, thanh toán khi mua hàng của bạn nhưng lại tăng thời gian tham quan mua sắm. Điều này sẽ dựa trên việc bày trí cũng như các chương trình có thể đưa ra để kích thích nhu cầu mua hàng.
Hãy luôn chắc chắn là bạn đã có đầy đủ những thiết bị cần thiết để khách hàng có thể thanh toán dễ dàng và không phải chờ đợi quá lâu. Cùng với đó, bạn có thể trang bị thêm cho cửa hàng của mình những phần mềm hữu ích nhất để quản lý thông tin khách hàng, giúp chăm sóc khách hàng cũng như xây dựng chương trình cho từng đối tượng khách hàng nhằm kích cầu hiệu quả.
4.4 Nâng cao chất lượng nhân viên
Nhân viên là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp tăng hiệu suất công việc cũng như nâng cao tỷ lệ chuyển đổi cho cửa hàng của bạn. Đó là lý do mà việc đào tạo nhân viên thường xuyên và theo một lộ trình rõ ràng là vô cùng quan trọng.
Hãy bắt đầu bằng việc giúp nhân viên hiểu rõ về sản phẩm của bạn, bởi đây là yếu tố tiên quyết để nhân viên có thể tư vấn và chốt đơn dễ dàng hơn.
Một yếu tố không thể không nói đến trong mỗi buổi đào tạo là làm thế nào để làm hài lòng khách hàng của mình bằng chính sản phẩm của mình. Điều này không có nghĩa là bạn nói những điều không có thật, mà nó có nghĩa là hãy lắng nghe khách hàng, lắng nghe những điều mà khách hàng của bạn muốn thay vì nói quá nhiều về những thứ mà bạn có.
Và đừng quên rằng chăm sóc khách hàng trong và sau bán là vô cùng quan trọng để tăng lượng khách hàng thân thiết cho cửa hàng của mình.
Phần mềm bán hàng Sapo POS – Giải pháp quản lý cửa hàng hiệu quả cho mọi nhà bán
4.5 Ứng dụng công nghệ trong quá trình buôn bán
Tùy từng mô hình kinh doanh mà chủ cửa hàng sẽ lựa chọn hình thức quản lý kinh doanh phù hợp như sổ sách, file excel hay phần mềm bán hàng. Tuy nhiên, trên thực tế, việc quản lý kinh doanh theo phương pháp truyền thống sẽ chỉ phù hợp với những mô hình kinh doanh tương đối nhỏ, lượng hàng hóa ít và không có nhân viên.
Và tất nhiên, việc luôn phải ghi nhớ để cập nhật đầy đủ các giao dịch phát sinh trong ngày để tính toán vào cuối ngày, cuối tháng vô cùng mất công, mất thời gian cũng như xảy ra nhiều nhầm lẫn.
Đó là lý do mà các phần mềm bán hàng thông minh đang dần trở thành sự lựa chọn của nhiều nhà kinh doanh bởi những tính năng đặc biệt giúp tối ưu vận hành và quản lý cửa hàng dễ dàng hơn.
Đối với mỗi cửa hàng, phần mềm bán hàng sẽ giúp chủ kinh doanh đẩy nhanh các thao tác thanh toán, tính tiền, giúp khách hàng không phải chờ đợi quá lâu. Đặc biệt, với những cửa hàng nhiều mặt hàng, nhiều nhân viên, bạn cũng sẽ không phải nhớ giá của từng loại mặt hàng nhờ hệ thống dữ liệu được lưu trữ ngay trên hệ thống.
Quản lý hàng hóa, tồn kho được xem là một trong những tính năng mang lại hiệu quả tương đối lớn với chủ kinh doanh. Bởi việc theo dõi chi tiết số lượng của từng sản phẩm và cập nhật theo từng giao dịch phát sinh sẽ giúp chủ kinh doanh có thể kiểm soát hàng hóa một cách tốt nhất. Từ đó, đưa ra các kế hoạch nhập hàng hợp lý, kịp thời và đánh giá hiệu quả kinh doanh của từng mặt hàng một cách tốt nhất.
Không còn tốn quá nhiều thời gian ghi chép hay thiếu sót, một hệ thống báo cáo thông minh ngay tại phần mềm hoàn toàn có thể giúp chủ cửa hàng theo dõi hoạt động kinh doanh một cách tổng quát và đánh giá theo từng ngày, từng thời điểm.
Nhằm tối ưu hoạt động bán hàng cho chủ kinh doanh, phần mềm bán hàng Sapo POS với những tính năng đặc biệt, giúp chủ kinh doanh tối ưu thanh toán, quản lý kho, quản lý xuất nhập hàng và đánh giá hiệu quả kinh doanh dễ dàng. Tìm hiểu ngay Sapo POS để hiểu rõ hơn về phần mềm quản lý bán hàng này và nhận ngay cơ hội trải nghiệm 7 ngày dùng thử hoàn toàn miễn phí ngay hôm nay.