Hiện tượng ù tai phải nguyên dân do đâu? Cách khắc phục và phòng ngừa
Hiện tượng ù tai phải khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, choáng váng, đôi khi đứng không vững, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bằng cách tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục trong bài viết dưới đây, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm hữu ích giúp cải thiện bệnh tốt hơn.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ù tai phải
Hiện tượng ù tai phải xảy ra do các nguyên nhân sau đây:
Viêm tai giữa
Viêm tai giữa là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ù tai phải. Bệnh lý này xuất hiện khi các vi khuẩn xâm nhập vào tai giữa, dẫn đến tai giữa bị sưng, viêm nhiễm, chảy dịch. Có hai dạng chính là:
-
Viêm tai giữa cấp tính:
Là tình trạng viêm tai giữa kéo dài lâu ngày, dai dẳng. Bệnh xảy ra khi tai giữa và màng nhĩ bị tổn thương. Các tổn thương để lâu ngày khiến dịch chảy qua lỗ màng nhĩ.
-
Viêm tai giữa có dịch tiết:
Là tình trạng viêm tai giữa có chảy dịch nhưng không bị nhiễm trùng. Dạng này không có triệu chứng cụ thể. Người bệnh chỉ cảm thấy hiện tượng ù tai, nặng tai.
Viêm tai giữa xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu là trẻ em. Do cấu trúc tai của trẻ em chưa phát triển và sức đề kháng còn yếu. Viêm tai giữa nếu không được điều trị kịp thời, có thể làm cho bệnh nhân suy giảm thính lực, thủng màng nhĩ, đau đầu, sốt, ảnh hưởng hệ thần kinh não bộ.
Tắc vòi tai
Tắc vòi tai là bệnh lý về tai phổ biến. Bệnh này xảy ra do bệnh nhân bị cảm lạnh, viêm amidan, viêm xoang hoặc do thay đổi áp lực không khí đột ngột,… Ngoài ra, đây còn có thể do u xơ vòm họng, polyp vòm họng, ung thư vòm họng gây ra,.. Một số biểu hiện của tắc vòi nhĩ như: bị ù tai phải và trái, khả năng thính lực giảm, chóng mặt…
Ráy tai
Ráy tai cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ù tai phải. Nhiệm vụ của ráy tai là bảo vệ tai khỏi các tác nhân từ môi trường bên ngoài như bụi, nước, vi khuẩn,….Tai có thể tự đẩy ráy tai ra khỏi ống tai. Tuy nhiên trong một số trường hợp, ráy tai quá cứng hoặc quá nhiều thì không thể tự đẩy ra ngoài. Từ đó ráy tai tích tụ lại, dẫn đến hiện tượng ù tai phải.
Chính vì vậy, khi vệ sinh tai, bạn cần sử dụng dụng cụ và tăm bông phù hợp. Tránh sử dụng các vật sắc nhọn để lấy ráy tai. Bởi việc làm này vô hình chung có thể làm tai bị tổn thương, chảy máu và nhiễm trùng.
Bệnh xơ cứng tai
Hiện tượng ù tai phải, ù tai trái hoặc suy giảm thính lực có thể do bệnh nhân mắc bệnh xơ cứng tai. Xơ cứng tai xảy ra khi các xương gần tai có những thay đổi bất thường. Ở người bình thường, âm thanh sẽ được truyền đi từ màng nhĩ qua các xương trong tai giữa. Nhưng đối với bệnh nhân bị xơ cứng tai, một phần âm thanh không được truyền qua các xương này.
Đây là bệnh lý có tiến triển chậm nên khi phát hiện thì hầu hết các bệnh nhân đã ở giai đoạn xơ cứng tai. Ở giai đoạn đầu, các xương bị xốp kèm theo các triệu chứng như ù tai, nghe không rõ,..Ở giai đoạn sau, các xương bị xơ cứng, các triệu chứng xuất hiện nhiều hơn và tái đi tái lại. Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời, bệnh nhân có nguy cơ mất thính lực.
Bệnh rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình là hiện tượng tai trong và não bị tổn thương, dẫn đến cơ thể không giữ được thăng bằng. Bệnh nhân mắc rối loạn tiền đình có các biểu hiện như ù tai phải, trái, choáng váng, chóng mặt, nôn, buồn nôn,….Rối loạn tiền đình thường xảy ra ở người lớn tuổi và các bệnh nhân có tiền sử bị chóng mặt.
Xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch hay còn gọi là xơ cứng động mạch là hiện tượng các chất béo, chất thải tế bào, canxi, cholesterol,…tích tụ trên các lớp nội mạch bên trong động mạch. Các mảng kết tụ này là mảng xơ vữa.
Khi các mảng xơ vữa này tích tụ nhiều, dẫn đến thành mạch bị hẹp, gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Gây ra tình trạng thiếu oxy và các dưỡng chất nuôi cơ thể.
Đặc biệt, các mảng xơ vữa này còn có thể gây ra các cục máu đông. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, xơ vữa động mạch còn gây ra hậu quả như bị đột quỵ, suy tim,… Ngoài ra, xơ vữa động mạch có thể xảy ra ở ốc tai dẫn đến các triệu chứng như: mệt mỏi, ù tai phải, ù tai trái, khó thở, đau đầu,….
Tổn thương dây thần kinh thính giác
Dây thần kinh thính giác có nhiệm vụ giữ thăng bằng và dẫn truyền âm thanh. Khi dân thần kinh thính giác bị tổn thương sẽ gây ra các hiện tượng như bị ù tai phải, ù tai trái, mất thăng bằng, chóng mặt,…Làm cho bệnh nhân khó ngủ, mệt mỏi, suy nhược, nghe kém,…
Nguyên nhân dẫn đến tổn thương dây thần kinh thính giác là do xơ vữa động mạch ở ốc tai, suy thận mãn tính, chấn thương sọ não, viêm màng não,….
Một số nguyên nhân khác
Hiện tượng ù tai phải còn do các nguyên nhân sau:
-
Tiếp xúc với tiếng ồn quá lớn.
-
Tuổi cao ở người lớn.
-
Huyết áp cao ở người lớn.
-
Đặc thù công việc làm ở những nơi có tiếng ồn.
-
Do lười vệ sinh tai nghe, máy trợ thính.
-
Căng thẳng stress kéo dài,…
Cách khắc phục hiện tượng ù tai phải
Thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa
Khi bị ù tai phải, bệnh nhân nên đến bệnh viện để thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp. Dựa vào chẩn đoán hình ảnh từ nội soi, chụp chiếu X-Quang,…bác sĩ sẽ kê đơn thuốc, tư vấn chế độ ăn uống, sinh hoạt và cách chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân.
Sử dụng thuốc
Khi gặp hiện tượng ù tai phải, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc như tolazoline, hydrochloride, buflomedil, almitrine, bimesilate,… Những loại thuốc này có tác dụng tăng lượng oxy trong máu, giúp các mạch máu lưu thông tốt hơn. Ngoài ra chúng còn có tác dụng chống kết dính tiểu cầu, co thắt tại vi mạch, hạn chế hiện tượng ứ dịch trong tai.
Khi bị ù tai phải, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng hoặc sử dụng các loại thuốc gia truyền bán trên thị trường, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Vì hành động này có thể khiến hiện tượng ù tai phải nặng hơn và gây ra các biến chứng khác.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Bên cạnh việc thăm khám và sử dụng thuốc, bệnh nhân cần thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học hơn để tránh mắc bệnh ù tai phải và trái:
-
Thường xuyên vệ sinh tai nghe, máy trợ thính,…
-
Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu,…
-
Vệ sinh tai bằng tăm bông mềm hoặc khăn mềm lau ở phía ngoài tai. Không tự ý đưa tăm bông vào bên trong tai.
-
Không sử dụng vật sắc nhọn để ngoáy tai.
-
Khi tắm không để nước vào tai hoặc lau khô tai sau khi tắm.
-
Không tắm hay bơi ở khu nước bẩn.
-
Không sử dụng mẹo dân gian hay bài thuốc gia truyền nào để chữa ù tai phải mà chưa được thăm khám tại bệnh viện.
Cách phòng tránh bệnh ù tai phải
Để phòng tránh hiện tượng ù tai phải, bệnh nhân cần chú ý các điều sau:
-
Mang đồ bảo hộ tai khi ở môi trường có tiếng ồn lớn.
-
Không nên bật âm thanh quá to khi đeo tai nghe.
-
Vệ sinh tai nghe, mũ bảo hiểm thường xuyên.
-
Không nên sử dụng chất kích thích như rượu, thuốc lá, tránh tiếp xúc thụ động với khói thuốc. Các chất kích thích làm giảm lưu thông máu đến cấu trúc tai cũng là nguyên nhân gây ù tai.
-
Giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan, không nên lo âu quá mức.
-
Thường xuyên tập thể dụng thể thao và tập các bài tập tốt cho tai.
Nếu bạn đang gặp phải hiện tượng ù tai phải mà chưa tìm được địa chỉ khám tai uy tín thì Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh Viện Đa Khoa Hồng Ngọc là địa chỉ mà bạn có thể tham khảo.
Khoa quy tụ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, từng công tác tại nhiều bệnh viện hàng đầu thủ đô. Ngoài ra, các bác sĩ đều được đào tạo chuyên sâu tai mũi họng ở trong nước và ngoài nước. Chính vì vậy, bệnh nhân có thể yên tâm khi thăm khám và điều trị tại đây. Bên cạnh đó, khoa còn được trang bị máy móc hiện đại, giúp chẩn đoán chính xác tình trạng của bệnh nhân. Cùng với đó là hệ thống phòng phẫu thuật vô khuẩn hiện đại, giúp thực hiện các ca phẫu thuật an toàn và hiệu quả
Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan đến hiện tượng ù tai phải hay các bệnh về Tai Mũi Họng, khách hàng có thể liên hệ theo thông tin dưới đây để được tư vấn và đặt lịch khám sớm nhất.
Để được tư vấn chi tiết về các dịch vụ của Bệnh viện Hồng Ngọc, khách hàng vui lòng liên hệ:
Bệnh viện Đa Khoa Hồng Ngọc
Điện thoại: 024 7300 8866 – 024 3927 5568
Hotline: 0912 002 131
Email: [email protected]
Fanpage: https://www.facebook.com/KhoaTaiMuiHongBVHongNgoc
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.