Hiến thận ở bệnh viện Chợ Rẫy và những điều cần lưu ý – Medplus.vn

Cho đi một phần cơ thể, trong đó có hiến thận để cứu người là điều một hành động cao đẹp hoặc có nhiều người, vì cuộc sống quá khó khăn nên đã quyết định bán thận gấp để giải quyết vấn đề kinh tế trước mắt. Và bệnh viện Chợ Rẫy là một địa chỉ uy tín được nhiều người quan tâm đến khi quyết định cho đi một bên thận, vậy hiến thận ở Bệnh viện Chợ Rẫy có an toàn không ? quy trình và những lưu ý khi hiến thận là gì ? Hãy cùng songkhoe.medplus tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có được thông tin chi tiết nhé !

Giới thiệu chung về Bệnh viện Chợ Rẫy

Hiến thận ở Bệnh viện Chợ Rẫy

Hiến thận ở Bệnh viện Chợ Rẫy

  • Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Email: [email protected]
  • Điện thoại: (84-028) 3855 4137 – (84-028) 3855 4138
  • Fax: (84-028) 3855 7267

Bệnh viện Chợ Rẫy được biết đến là bệnh viện nổi tiếng và uy tín tại Miền Nam. Bệnh viện là sự kết hợp giữa các chuyên khoa mang lại hiệu quả tốt nhất trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh, luôn theo mục tiêu hiện đại hóa quy trình kỹ thuật y khoa, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và phong cách giao tiếp. Bệnh viện Chợ Rẫy là nơi mà tất cả các bệnh nhân luôn đặt niềm tin tuyệt đối.

Yêu cầu tư vấn
Gói Bảo hiểm sức khoẻ
Bảo Việt An Gia

    Loại bảo hiểm *

    Họ và tên *

    Điện thoại *

    Email

    Click vào nút Yêu cầu tư vấn miễn phí đồng nghĩa với việc bạn đã đọc và đồng ý với Chính sách bảo mật của chúng tôi.

    Bệnh viện được biết đến với các kỹ thuật mũi nhọn đã từng bước đi vào thường quy như phẫu thuật tim, ghép thận, ghép tủy, ghép gan… Bệnh viện đang hướng đến tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật về ghép tim và ghép phổi trong thời gian sắp tới.

    Những điều bạn cần biết khi hiến thận

    Những lưu ý khi hiến thận

    Những lưu ý khi hiến thận

    Vì sao bạn có thể hiến thận ?

    Cơ thể một người bình thường có hai quả thận. Thông thường khi không có bệnh tật, mỗi thận chỉ sử dụng khoảng dưới 40% chức năng của nó. Khi một thận bị thương tổn, thận còn lại có thể hoạt động tăng cường để bù đắp chức năng của thận hỏng.

    Do có khả năng hoạt động bù trừ như vậy nên khi ta hiến một bên thận, thận còn lại vẫn có khả năng làm việc và đảm bảo chức năng sinh lý cũng như sức khỏe sau hiến thận như bình thường của cơ thể.

    Cách chăm sóc sức khỏe sau khi hiến thận như thế nào ?

    Cần được nghỉ ngơi sau khi hiến thận

    Hầu như mọi cuộc phẫu thuật hiến thận đều được bác sĩ cho rằng đây là phẫu thuật ít xâm lấn và chỉ cần một vài đường cắt nhỏ. Hơn nữa, bạn sẽ hồi phục nhanh hơn và ít đau đớn hơn so với các cuộc đại phẫu nhiều. Nhưng dù thế, hãy sắp xếp kế hoạch công tác của bạn để có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.

    Bác sĩ ghép thận cho biết rằng bạn sẽ còn đau vết thương trong khoảng hơn một tuần sau phẫu thuật. Vì thế, bạn có thể làm việc trở lại sau 10 đến 14 ngày. Nếu công việc của bạn yêu cầu về thể lực như công nhân xây dựng chẳng hạn, tốt hơn hết bạn nên nghỉ ngơi ít nhất 6 tuần. Đừng mang vác nặng, kể cả bế con bạn trong tháng đầu tiên nhé.

    Tái khám thường xuyên để đảm bảo sức khỏe tốt

    Bác sĩ phẫu thuật sẽ lên lịch theo dõi cho bạn sau khi hiến thận và thường sẽ hẹn bạn tái khám sau vài tuần. Hãy nhớ việc tái khám rất quan trọng, bạn không nên trì hoãn hay bỏ qua.

    Bạn cũng nên khám bác sĩ mỗi năm một lần. Các bác sĩ sẽ xét nghiệm máu và nước tiểu để kiểm tra chức năng thận của bạn. Đồng thời bạn sẽ được tầm soát đái tháo đường, tăng huyết áp, những bệnh có thể gây hại cho thận. Nếu bạn thấy máu trong nước tiểu hay sưng phù bất thường, nhất là từ mắt cá chân đến cẳng chân, bạn nên đến khám bác sĩ ngay. Đó là những dấu hiệu cho thấy thận của bạn đang không hoạt động tốt.

    Chế độ ăn uống phù hợp

    Nếu muốn đảm bảo sức khỏe sau khi hiến thận, bạn nên lưu ý những điều sau đây để duy trì lối sống lành mạnh:

    • Hạn chế bia rượu: Uống nhiều hơn hai ly bia một ngày sẽ đủ để hại thận của bạn, đồng thời tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khác như tăng huyết áp.
    • Bỏ hút thuốc lá: Thuốc lá phá hủy mọi cơ quan trong cơ thể bạn, bao gồm cả thận.
    • Cẩn trọng khi sử dụng thuốc: Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thuốc bạn uống, đặc biệt là các thuốc tự mua ở quầy thuốc hay các thực phẩm bổ sung. Một số loại thuốc rất thông dụng như thuốc kháng viêm non-steroid (NSAIDs), có thể tăng gánh nặng cho thận nếu bạn sử dụng liều cao hay thường xuyên.
    • Ăn uống khỏe mạnh: Bạn không cần phải theo sát một chế độ ăn đặc biệt, cho dù bạn mới phẫu thuật xong. Ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng có thể giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý, giảm nguy cơ đái tháo đường và tăng huyết áp. Từ đó, thận của bạn cũng sẽ khỏe mạnh hơn. Một vài bác sĩ cho rằng những người hiến thận nên tránh ăn quá nhiều chất đạm, đặc biệt là đạm bổ sung hay bột đạm, bởi vì dư đạm sẽ khiến thận bạn làm việc “vất vả” hơn.
    • Uống nước đầy đủ: Nước không thể thiếu để thận hoạt động trơn tru.

    Nên hiến thận ở đâu để đảm bảo an toàn ?

    Việc hiến thận chỉ có thể được thực hiện ở những cơ sở y tế có chuyên môn được pháp luật quy định. Đó là những bệnh viện trung tâm trực thuộc Bộ Y tế.

    Bởi hiện nay có rất nhiều những trường hợp do không tìm hiểu rõ ràng các thông tin về địa chỉ thực hiện hiến thận, nên đã trở thành đối tượng lợi dụng của những kẻ trục lợi, lừa đảo, buôn bán nội tạng,…

    Vì vậy, để có thể đảm bảo hành động cao đẹp của mình có thể đem đến sự sống cho những người bệnh chờ thận, hãy đến cơ sở y tế có thẩm quyền để hiến thận một cách an toàn và đúng quy định.

    Như đã nêu trên, Bệnh viện Chợ Rẫy được biết đến là địa chỉ hiến và ghép tạng uy tín và được nhà nước cấp giấy phép theo quy định. Ngoài ra ngày 16/10,  bệnh viện Chợ Rẫy, Thống Nhất và Nhi đồng 2 đã ký hợp tác điều phối liên viện về hiến và ghép thận nhân đạo.

    Như vây, Hiến thận là một nghĩa cử cao đẹp, nhưng sẽ là điều tồi tệ nếu điều đó gây hại cho cả hai bên cho và nhận. Vì vậy, bạn nên kiểm tra sức khỏe bản thân và tìm hiểu kỹ về cơ sở y tế trước khi hiến thận để đảm bảo an toàn cho bản thân và người nhận. Hi vọng với những thông tin mà songkhoe.medplus đã chia sẻ sẽ giúp bạn có được thông tin hữu ích. Để tìm hiểu thêm thông tin về các cơ sở y tế khác bạn có thể tham khảo tại đây.