Hen phế quản bội nhiễm là gì, nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Hen phế quản bội nhiễm xảy ra trên nền hen phế quản, tiến triển nặng hơn khi phế quản bị nhiễm khuẩn. Cùng tìm hiểu thêm về hen phế quản bội nhiễm, nguyên nhân, triệu chứng và các điều trị hiệu quả căn bệnh này qua nội dung bài viết sau.

 

Hen phế quản bội nhiễm là gì?

 

Bội là nhiều, nhiễm là nhiễm trùng. Bội nhiễm có thể hiểu là ngoài bệnh lý chính, người bệnh còn nhiễm trùng thêm một số loại vi trùng, vi khuẩn khác.

 

Bệnh hen phế quản bội nhiễm là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp xảy ra trên bệnh lý nền hen phế phế quản và đến sau mỗi đợt cấp của hen phế quản. Đây là tình trạng nặng của bệnh hen phế quản thông thường. Người bệnh mắc hen phế quản (hen suyễn) luôn tồn tại tình trạng viêm mạn tính đường thở kèm theo tăng đáp ứng phế quản với các yếu tố nội sinh và ngoại lai; cơ trơn co thắt, phù nề niêm mạc, tăng xuất tiết phế quản.

 

Nếu bị thêm tình trạng bội nhiễm, các ổ nhiễm trùng có thể di chuyển xuống nhu mô phổi và phế nang gây tình trạng viêm phổi và viêm nhiễm các cơ quan hô hấp khác làm quá trình điều trị hen phế quản vốn đã phức tạp nay còn khó điều trị hơn. 

 

Nguyên nhân gây hen phế quản bội nhiễm và các yếu tố nguy cơ

 

Nguyên nhân gây bệnh hen phế quản (hen suyễn) có thể đến từ yếu tố chủ thể của người bệnh hoặc những yếu tố môi trường. Trên nền bệnh lý hen phế quản, hen phế quản bội nhiễm có thể tiến triển bởi các yếu tố nguy cơ như:

 

-Thời tiết giao mùa nóng – lạnh, nhiệt độ thay đổi đột ngột, độ ẩm không khí cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và vi rút sinh sôi, gây ra các đợt cúm, viêm nhiễm đường hô hấp và vùng tai – mũi – họng làm cho bệnh hen phế quản biến chứng nặng hơn.

– Tình trạng nhiễm độc phổi khiến sức đề kháng của phổi bị suy giảm, dễ bị nhiễm khuẩn. Môi trường ô nhiễm cũng chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp, nếu sinh sống hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn nếu đã có tiền sử bệnh hen.

– Người mắc bệnh hen phế quản nếu không được kiểm soát, lâu ngày khiến hệ hô hấp suy yếu, dễ bị kích thích hoặc tấn công bởi các tác nhân bên ngoài. Tình trạng này dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây bội nhiễm đường thở.

 

Ở trẻ nhỏ, hen phế quản có thể khởi phát từ một đợt bội nhiễm (nhiễm trùng, nhiễm khuẩn đường thở). Trước đó trẻ hoàn toàn không có các triệu chứng của bệnh lý hen, chỉ được chẩn đoán là hen phế quản bội nhiễm khi xuất hiện rầm rộ các triệu chứng của một đợt cấp kèm nhiễm khuẩn.

 

Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết hen phế quản bội nhiễm                   

 

Ngoài các triệu chứng của hen phế quản thì hen phế quản bội nhiễm có nhiều triệu chứng của tình trạng nhiễm khuẩn như:

 

– Ho, đau rát họng.

– Đờm: Thường có mủ và có màu xanh, vàng hoặc nâu như màu rỉ sắt.

– Đau tức ngực, đặc biệt là sau những cơn ho.

– Khó thở, thở rít, thở khò khè.

– Sốt từ nhẹ đến cao. Trẻ em thường có dấu hiệu sốt cao hơn so với người lớn.

 

Bệnh nhân có thể kèm theo các dấu hiệu như hắt hơi, sổ mũi trước khi vào các cơn hen cấp tính với các triệu chứng điển hình (ho, khò khè, khó thở, nặng ngực). Dịch hô hấp lúc này sẽ có vi khuẩn, đồng thời xuất hiện hiện tượng ứ đọng dịch hô hấp, làm cản trở quá trình lưu thông dịch tạo nên các ổ nhiễm khuẩn sâu trong phế nang, lâu ngày nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng.

 

Hen phế quản bội nhiễm có nguy hiểm không?

 

Bệnh hen phế quản bội nhiễm thường hay gặp trên nhiều đối tượng, đa phần không gây ra nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng như:

 

Viêm phế quản

 

Bệnh viêm phế quản thường có những biểu hiện như sốt, khó thở, đờm nhiều (có màu vàng và xanh) do bị nhiễm khuẩn. Kết hợp với bệnh lý nền hen phế quản, tình trạng bệnh diễn biến phức tạp, khó điều trị.

 

Khí phế thũng

 

Khí phế thũng hay còn gọi là bệnh giãn phế nang: các phế nang trong phổi mất tính co giãn trở nên yếu dần, mỏng và dễ bị vỡ. Tính đàn hồi của mô phổi cũng trở nên yếu đi khiên không khi bị nằm gọn trong phế nang, giảm đi khả năng trao đổi khí khiển người bệnh khó thở, thở ít hơn, môi và các đầu chi bị tím tái, ho khạc đờm nhiều hơn.

 

Tâm phế mạn tính

 

Tâm phế mạn tính là tình trạng phì đại và giãn tâm thất phải thứ phát do áp lực ở động mạch phổi tăng cao. Dấu hiệu của tâm phế mạn tính bao gồm: Khó thở, cơ thể tím tái, gan có thể to lên hoặc mấp mé tại bờ sườn.

 

Suy hô hấp

 

Suy hô hấp là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ oxi duy trì sự sống cho những cơ quan, tổ chức mô cấu trúc trên cơ thể. Suy hô hấp bao gồm các biểu hiện: Khó thở, thở nhanh, mặt mày tím tái. Suy hô hấp được coi là một trong những nguyên nhân gây tử vong của bệnh hen.

 

Xẹp phổi

 

Xẹp phổi cũng là một biến chứng vô cùng nguy hiểm của hen phế quản bội nhiễm. Tình trạng này làm giảm hoặc mất đi sự giãn nở không hoàn toàn của nhu mô phổi do quá trình xẹp phế nang, gây mất thể tích phổi.

 

Tràn khí màng phổi

 

Tràn khí màng phổi là tình trạng những phế nang giãn rộng, mạch máu thưa thớt, áp lực từ phế nang tăng mạnh. Khi người bệnh xuất hiện những cơn ho hoặc lao động quá sức, các thành phế nang rất dễ bị bục vỡ.

 

Tràn khí màng phổi là cũng nguyên nhân gây tử vong ở bệnh nhân mắc hen phế quản bội nhiễm.

 

Điều trị hen phế quản bội nhiễm như thế nào?

 

Để điều trị hen phế quản bội nhiễm thì cần sử dụng kháng sinh để điều trị bội nhiễm và sử dụng các thuốc giảm triệu chứng, kết hợp duy trì các thuốc điều trị hen đã được bác sĩ chỉ định. Thuốc điều trị hen phế quản bao gồm hai nhóm thuốc chính là thuốc cắt cơn và thuốc dự phòng.

 

Các loại thuốc thường được chỉ định điều trị hen phế quản bội nhiễm là:

 

– Kháng sinh: Là lựa chọn tốt nhất với người bệnh hen bội nhiễm vi khuẩn. Lựa chọn kháng sinh thường tuân theo kháng sinh đồ hoặc theo kinh nghiệm của bác sĩ điều trị. Thường sử dụng kháng sinh phổ rộng như fluoroquinolon, cephalosporin thế hệ thứ 2, 3 trong điều trị.

– Thuốc điều trị triệu chứng nhiễm khuẩn: Thuốc hạ sốt, thuốc giảm ho, bù nước….

– Thuốc cắt cơn là các thuốc giãn đường dẫn khí (phế quản) tác dụng ngắn (nhanh) như Salbutamol; Fenoterol; Terbutalin. Thuốc cắt cơn chỉ dùng khi lên cơn khó thở, không lạm dụng và luôn đảm bảo có sẵn thuốc bên cạnh để xử trí kịp thời những trường hợp khẩn cấp.

 

– Thuốc dự phòng có ba nhóm chính là Corticosteroid dạng hít và các thuốc giãn đường dẫn khí tác dụng kéo dài hoặc thuốc thảo dược dự phòng hen (thuốc điều trị, không phải thực phẩm chức năng). Một trong những lợi thế lớn nhất của thuốc thảo dược điều trị bệnh đường hô hấp là ít gây ra tác dụng phụ, bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm điều trị lâu dài; Tuy công dụng chữa trị chưa thấy ngay trước mắt, nhưng về lâu dài hiệu quả rất cao, giúp nâng cao thể trạng, ngăn ngừa bội nhiễm.

 

Cách phòng tránh hen phế quản bội nhiễm

 

Dưới đây là một số cách phòng tránh hen phế quản bội nhiễm đơn giản mà hữu hiệu được các chuyên gia hô hấp đầu ngành khuyến cáo:

 

– Những người dễ bị viêm nhiễm như trẻ em, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch kém cần có chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng phù hợp để chủ động nâng cao sức đề kháng.

– Giữ gìn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.

– Tránh xa các tác nhân gây dị ứng.

– Bệnh nhân hen phế quản tiêm phòng cúm hàng năm, tiêm phòng phế cầu theo lịch hẹn.

 

Lắng nghe chia sẻ của PGS.TS Phan Thu Phương – Giám đốc Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai về vai trò của tiêm phòng đối với các bệnh hô hấp mạn tính:

 

 

Hi vọng với những thông tin về căn bệnh hen phế quản bội nhiễm trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh nguy hiểm này, từ đó có cách điều trị và phòng ngừa kịp thời.

 

Truy cập website http://www.benhhen.vn/ để biết thêm thông tin về bệnh hoặc gọi tới tổng đài 1800 5454 35 để được các bác sĩ tư vấn và theo dõi điều trị.

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Họ tên

Số điện thoại