Hệ thống văn bản – Website chính thức Trường Tiểu Học Diễn Kim – Diễn Châu – Nghệ An

 PHÒNG GD&ĐT DIỄN CHÂU  
TRƯỜNG TIỂU HỌC DIỄN KIM 

                    *******

         CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                     Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

         Diễn Kim, ngày 20  tháng 9 năm 2015

 

QUY CHẾ CHUYÊN MÔN
NĂM HỌC 2015 – 2016

 
Căn cứ Điều lệ trường Tiểu học ban hành kèm theo quyết định số 07/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ vào nhiệm vụ năm học của trường Tiểu học Diễn Kim.
 
QUY ĐỊNH
I. Đối với Ban giám hiệu.
– Chỉ đạo giáo viên thực hiện đúng nhiệm vụ năm học.
– Chỉ đạo Giáo viên thực hiện dạy đúng thời khóa biểu, lịch báo giảng,
– Nghiên cứu kỹ phân phối chương trình các lớp, chỉ đạo đúng kế hoạch.
– Phân công chuyên môn cho từng giáo viên sao cho phù hợp, giao chỉ tiêu cụ thể.
– Dự đủ số tiết theo quy định ( Báo trước hoặc đột xuất).
– Kiểm tra hồ sơ của giáo viên định kỳ, đột xuất có nhận xét đánh giá xếp loại.
– Chỉ đạo kiểm tra định kỳ đúng lịch, đúng quy chế. Báo cáo đúng chất lượng.
– Kiểm tra chuyên môn 70%, toàn diện 30% tổng số giáo viên.
– Triển khai đầy đủ các chuyên đề, các cuộc thi đối với giáo viên và học sinh.
– Giao nhiệm vụ cho tổ trưởng triển khai kế hoạch chuyên môn của tổ mình.
– Đánh giá xếp loại học sinh theo đúng TT 30/2014 QĐ BGD-ĐT.
– Sinh hoạt chuyên môn toàn trường đúng lịch 1 lần/tháng.
– Chỉ đạo các tổ chuyên môn sinh hoạt chuyên môn đúng lịch 2 lần/tháng.
– Tổ chức chuyên đề theo tổ.
II. Đối với tổ trưởng.
– Chấp hành sự phân công, điều động của BGH, giúp BGH hoàn thành nhiệm vụ năm học. Có trách nhiệm lên kế hoạch hoạt động, kế hoạch chuyên môn của tổ.
– Thảo luận bàn chỉ tiêu thi đua của tổ viên, thống nhất chỉ tiêu phấn đấu cho các lớp, đánh giá và rút kinh nghiệm sau mỗi đợt khảo sát, kiểm tra  của tổ mình(ưu  điểm, tồn t ại), hướng khắc phục tồn tại.
– Duyệt kế hoạch của tổ viên vào các buổi sinh hoạt chuyên môn trong tháng. Nắm bắt thông tin 2 chiều để phản ánh lại chuyên môn để giải quyết các vướng mắc, có thể gửi kết quả qua thư điện tử hoặc trao đổi trực tiếp.
– Chỉ đạo duy trì sinh hoạt chuyên môn tổ. Báo cáo chất lượng học sinh chính xác, đúng thời gian. Phân công giáo viên thao giảng, dạy chuyên đề, các tiết của tổ mình phụ trách. Kết hợp với chuyên môn ra đề kiểm tra khảo sát chất lượng định kì cuối KHI và cuối năm đối với môn Toán, Tiếng việt, Khoa học, môn Lịch sử & Địa lý Khối 4,5.
– Giúp BGH kiểm tra hồ sơ của giáo viên 2 lần/học kỳ, có nhận xét và nhắc nhỡ trước khi BGH kiểm tra. Tổ chức chỉ đạo tổ kiểm tra giữ vở sạch viết chữ đẹp của học sinh 2 lần/học kỳ, có nhận xét đánh giá xếp loại.
– Chỉ đạo dạy đúng, đủ chương trình và đổi mới phương pháp giảng dạy- học theo hướng tích cực. Dự đầy đủ các chuyên đề của phòng; tổ chức, mở thêm các chuyên đề khác khi tổ có đề nghị. Dự đủ số tiết theo quy định 2 tiết/tuần. Lên kế hoạch soạn bài tập thể, xây dựng giáo án mẫu thống nhất phương pháp dạy học các môn học và các bài dạy quy định.
III. Đối với tổ phó (nếu có)
– Chấp hành sự phân công, điều động của tổ trưởng, giúp tổ trưởng hoàn thành nhiệm vụ BGH phân công. Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của tổ khi tổ trưởng vắng mặt.
IV. Đối với giáo viên
– Thực hiện tất cả mọi nhiệm vụ do BGH, tổ trưởng, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của học sinh trong giờ đến trường.
1. Thực hiên quy chế chuyên môn.
a. Soạn bài
– Đầy đủ, đúng chương trình không bỏ tiết, có hệ thống câu hỏi phù hợp đặc trưng bộ môn, dạy đủ các bước lên lớp, không soạn gộp hoặc cắt xén các bước, hạn chế viết tắt ghi rõ ngày soạn, ngày giảng, soạn trước tối đa 2 ngày sạch đẹp – khoa học. Thể hiện rõ hoạt động cuả thầy – trò, những thiết bị đồ dùng dạy học sẽ sử dụng, bám sát yêu cầu cơ bản về kiến thức kĩ năng của từng bài, đề ra PP và hình thức dạy học phù hợp, phan hóa đối tượng, linh hoạt sáng tạo.
– Duyệt kế hoạch với tổ trưởng mỗi tháng 2 lần, dự đủ số tiết theo quy định1 tiết/tuần. Sau tiết dự có nhận xét đánh giá nhưng không xếp loại. Giáo viên dạy buổi hai dạy đúng đủ số tiết quy định, đảm  bảo thông tin 2 chiều  với  giáo viên chủ nhiệm, có ý thức trách nhiệm với  lớp  mình  giảng dạy.
b. Thực hiện nhiệm vụ dạy học:
– Có ý thức cao trong giảng dạy, dạy đúng, đủ số tiết, đủ môn, đủ thời gian quy định không tự ý dạy quá thời gian trong một tiết (không quá 40 phút/ tiết đối với môn nhiều giờ). Nắm chắc nội dung chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên 1, 2, 3, 4, 5.
– Mỗi giáo viên phải có sách giáo khoa và sách giáo viên, bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng, nội dung giảm tải các môn học; TT30/BGD về đánh giá xêp loại học sinh; văn bản số 896/BGD&ĐT-GDTH ngày 13/2/2006 của bộ giáo dục và đào tạo; tài liệu tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; tài liệu tích hợp nội dung giáo dục giá trị sống kỹ năng sống, phòng tránh tai nạn thương tích, môi trường và biển đảo, ứng phó biến đổi khí hậu…theo chỉ đạo chuyên môn.
– Nghiên cứu kĩ bài giảng theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người hướng dẫn, học sinh chủ động nắm kiến thức, tổ chức hình thức gây hứng thú cho học sinh. Trong mỗi tiết dạy giáo viên cần quan tâm tới từng học sinh trong lớp (đặc biệt là học sinh KT học hòa nhập, học sinh cá biệt), giảng dạy theo đúng yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng đã quy định, sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp để học sinh được học tập vừa sức và hiệu quả. Thực hiện nghiêm túc việc thay đổi chỗ ngồi của học sinh 1 lần/tháng, xưng hô trong trường học đúng quy định.
– Không ngồi giảng bài, không dạy chay, phải có đồ dùng lên lớp theo yêu cầu của bài dạy, không làm việc riêng, không sử dụng điện thoại trong giờ dạy, không tùy tiện bỏ giờ dạy đi ra ngoài khi chưa có sự đồng ý của BGH trực.
– Nghiên cứu và sử dụng tốt các thiết bị dạy học, khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học. Mượn, trả đúng kế hoạch và đầy đủ. Quan tâm đặc biệt tới từng đối tượng học sinh yếu kém ở trong lớp, đặc biệt là học sinh yếu kém về môn Toán, Tiếng Việt, có kế hoạch và biện pháp cụ thể để giúp đỡ học sinh đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng. Giáo viên chủ nhiệm phải có danh sách học sinh yếu kém của lớp mình và thường xuyên trao đổi với phụ huynh học sinh. Sau mỗi kỳ kiểm tra cần có sự đối chiếu xem mức độ tiến bộ của học sinh để có biện pháp tiếp tục bồi dưỡng cho phù hợp .
c. Chữ viết giáo viên và học sinh:
– Viết đúng theo mẫu chữ “Mẫu chữ viết trong trường Tiểu học” theo quyết định số 31/2002/ QĐ – BGD&ĐT. Giáo viên viết trên bảng phải viết đúng mẫu chữ quy định. Trình bày bảng cẩn thận.
– Duy trì việc rèn chữ, giữ vở hàng ngày của HS, GV cần quan tâm tới việc giữ vở và chữ viết của học sinh trong mọi tiết học. Duy trì việc rèn chữ trong GV theo bộ vở rèn chữ và việc rèn chữ hàng ngày thể hiện trên bảng lớp và sổ ghi chép.
2. Thực hiện chương trình.
– Thực  hiện chương trình Thời khóa biểu dưới sự chỉ đạo của ban giám hiệu, tổ trưởng không bỏ, cắt xén chương trình, sử dụng các tài liệu bổ trợ liên quan đến điều chỉnh nội dung dạy học.
* Thời gian trong năm học:
– Ngày tựu trường: 14/8/2015. Riêng khối 1, thực hiện “ 02 tuần không”
– Ngày khai giảng năm học mới: 05/9/2015;
– Ngày bắt đầu chương trình năm học mới: Thứ 2, ngày 07/9/2015
– Học kỳ I: Từ 05/9/2015 đến 16/01/2016 (có ít nhất 18 tuần thực học, còn lại dành cho hoạt động khác);
– Học kỳ II: Từ 18/01/2016 đến 22/5/2016 (có ít nhất 17 tuần thực học, 01 tuần nghỉ tết Nguyên đán, còn lại dành cho các hoạt động khác);
– Ngày kết thúc năm học: Cuối tháng 5/2016.
– Xét hoàn thành Chương trình tiểu học và bàn giao chất lượng tiểu học cho THCS  xong trước ngày 10/6/2016; Đợt 2 xong trước 10/8/2016.
– Các trường hợp nghỉ đột xuất do thiên tai, thời tiết hoặc lý do đặc biệt khác, thực hiện theo hướng dẫn của phòng và Sở Giáo dục và Đào tạo. Khắc phục tình trạng bố trí nghỉ bù, học bù không đúng qui định.
3. Hồ sơ giáo viên quy định (13 loại)
– Kế hoạch bài dạy (Giáo án);
– Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp);
– Học bạ học sinh.
– Sổ theo dõi chất lượng giáo dục; ( Kể cả GV Bộ môn, GV2);
– Sổ hội họp;
– Sổ Bồi dưỡng chuyên đề;
– Hồ sơ lưu các tài liệu BDTX
– Sổ tích lũy chuyên môn;
– Kế hoạch BDTX
– Sổ thăm lớp dự giờ;
– Hồ sơ học sinh khuyết tật, tàn tật (đối với lớp có học sinh học hoà nhập).
– Sổ liên lạc giữa nhà trường và gia đình học sinh.
– Lịch báo giảng – theo dõi thiết bị dạy học;
4. Chất lượng hồ sơ:
* Tiêu chí xếp loại hồ sơ: Tính theo thang điểm 10
+ Đủ các đầu sổ theo quy định: 2 điểm
+ Hồ sơ sạch sẽ, trình bày đẹp khoa học : 2 điểm
+ Soạn bài đầy đủ, cập nhật đủ các cuộc họp, buổi sinh hoạt chuyên môn: 3 điểm
+ Dự đủ số tiết dự giờ: 2 điểm (Nếu thiếu tiết trừ 1 điểm)
+ Hồ sơ BDTX cập nhật thông tin thường xuyên, liên tục: 1 điểm
+ Sổ CN và sổ theo dõi chất lượng trình bày đẹp, cập nhật các nhận xét: 2 điểm
      (Nếu thiếu các tiêu chuẩn trên thì sẽ trừ điểm theo nhận xét chung của chuyên môn)
* Xếp loại:
+ Loại Tốt : 9 đến 10 điểm    + Loại TB : 5 đến 6 điểm             
+ Loại Khá: 7 đến 8 điểm      + Loại Yếu: Dưới 5 điểm
5. Các hoạt động Chuyên môn:
– Tham gia tích cực các hoạt động ngoại khóa với học sinh. Tham gia chuyên đề, thi giáo viên chủ nhiệm giỏi, rèn chữ viết đẹp. Viết Sáng kiến kinh nghiệm.
– Tích cực khai thác CNTT vào giảng dạy, vào hộp thư, trang báo của nhà trường, trường bạn để nắm bắt thông tin. Có đồ dùng tự làm, tích cực trang trí, vệ sinh lớp học.
6. Quản lí học sinh:
– Thực hiện tốt nội quy của lớp, trường đề ra. Đi học đúng giờ, không nghỉ học tuỳ tiện, không chửi bậy, không ăn quà vặt trong trường. Có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp, nơi công cộng.
– Chăm chỉ học hành tham gia các hoạt động đều đầy đủ. Có đủ đồ dùng học tập. Ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, mặc đồng phục đúng quy định. Hăng hái tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài. Lớp đạt danh hiệu từ Lớp Tiên tiến trở lên.
7. Nội quy sinh hoạt chuyên môn.
– Sinh  hoạt chuyên môn của tổ 2lần/tháng theo kế hoạch của tổ. Sinh hoạt chuyên môn của trường 1 lần/tháng do BGH lên kế hoạch.
– Duy trì sinh hoạt chuyên môn hàng tuần tập trung vào một số nội dung sau: soạn bài tập thể, xây dựng tiết dạy mẫu, dự giờ, thao giảng, sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học, tham khảo các tiết dạy đã ghi hình, rèn chữ viết trên bảng lớp theo mẫu chữ hiện hành, rèn phát âm và kỹ năng kể chuyện, thực hành kỹ năng thiết kế bài dạy.
8. Các cuộc vận động và phong trào thi đua
– Tiếp tục thực hiện tốt các cuộc vận động và các phong trào thi đua.
V. Khen thưởng và kỷ luật:
1. Khen thưởng:
– Thưởng cho học sinh có thành tích cao trong học tập.
– Thưởng cho giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi các cấp
– Thưởng cho học sinh đạt HSG các mặt nỗi trội và mốt số cuộc thi.
( Dưa vào tình hình nhà trường để đưa mức khen thưởng phù hợp)
2. Kỷ luật – Khiển trách trực tiếp
* Thời gian : Đối với các tr­ường hợp lí do không chính đáng: 
          + Đi muộn  10 phút (Giờ học) đối với giáo viên có tiết dạy trên lớp.
          + Vào lớp muộn 10 phút sau giờ ra chơi.
          + Làm việc riêng trong lớp.
+ Nhắc nhở  nếu quá 3 lần sẽ hạ thi đua.
         * Những trường hợp kỹ luật khác – Không hoàn thành nhiệm vụ
          + Bỏ 1 tiết trong ch­ương trình
          + Bỏ lớp làm việc riêng, nghe điện thoại…          
          + Không phục tùng sự phân công nhiệm vụ hoặc nghỉ không lí do.
          + Đến lớp không soạn bài: Chuyên môn phát hiện sẽ lập biên bản vi phạm quy chế
+ Một lần bỏ lớp không đến trường không có lý do chính đáng.
          * Nếu vi phạm những vấn đề trên trong năm học sẽ xếp loại trung bình hoặc yếu hoặc không hoàn thành nhiệm vụ năm học, tùy vào mức độ nặng nhẹ để đưa ra hình thức kỹ luật phù hợp. Hồi đồng thi đua, khen thưởng, kỹ luật phải làm việc thống nhất mức độ kỹ luật đối với giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn.
Trên đây là một số điểm cụ thể hóa quy định trong công tác chuyên môn, yêu cầu mỗi giáo viên nghiên cứu kĩ và thực hiện nghiêm túc.
       Nơi nhận:                                                              HIỆU TRƯỞNG
–          Chuyên môn
–          Lưu VP                                                                  

(Đã ký)

 
                                                                                      Trần Ngọc Lâm
 

Căn cứ Điều lệ trường Tiểu học ban hành kèm theo quyết định số 07/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;Căn cứ quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;Căn cứ vào nhiệm vụ năm học của trường Tiểu học Diễn Kim.- Chỉ đạo giáo viên thực hiện đúng nhiệm vụ năm học.- Chỉ đạo Giáo viên thực hiện dạy đúng thời khóa biểu, lịch báo giảng,- Nghiên cứu kỹ phân phối chương trình các lớp, chỉ đạo đúng kế hoạch.- Phân công chuyên môn cho từng giáo viên sao cho phù hợp, giao chỉ tiêu cụ thể.- Dự đủ số tiết theo quy định ( Báo trước hoặc đột xuất).- Kiểm tra hồ sơ của giáo viên định kỳ, đột xuất có nhận xét đánh giá xếp loại.- Chỉ đạo kiểm tra định kỳ đúng lịch, đúng quy chế. Báo cáo đúng chất lượng.- Kiểm tra chuyên môn 70%, toàn diện 30% tổng số giáo viên.- Triển khai đầy đủ các chuyên đề, các cuộc thi đối với giáo viên và học sinh.- Giao nhiệm vụ cho tổ trưởng triển khai kế hoạch chuyên môn của tổ mình.- Đánh giá xếp loại học sinh theo đúng TT 30/2014 QĐ BGD-ĐT.- Sinh hoạt chuyên môn toàn trường đúng lịch 1 lần/tháng.- Chỉ đạo các tổ chuyên môn sinh hoạt chuyên môn đúng lịch 2 lần/tháng.- Tổ chức chuyên đề theo tổ.- Chấp hành sự phân công, điều động của BGH, giúp BGH hoàn thành nhiệm vụ năm học. Có trách nhiệm lên kế hoạch hoạt động, kế hoạch chuyên môn của tổ.- Thảo luận bàn chỉ tiêu thi đua của tổ viên, thống nhất chỉ tiêu phấn đấu cho các lớp, đánh giá và rút kinh nghiệm sau mỗi đợt khảo sát, kiểm tra của tổ mình(ưu điểm, tồn t ại), hướng khắc phục tồn tại.- Duyệt kế hoạch của tổ viên vào các buổi sinh hoạt chuyên môn trong tháng. Nắm bắt thông tin 2 chiều để phản ánh lại chuyên môn để giải quyết các vướng mắc, có thể gửi kết quả qua thư điện tử hoặc trao đổi trực tiếp.- Chỉ đạo duy trì sinh hoạt chuyên môn tổ. Báo cáo chất lượng học sinh chính xác, đúng thời gian. Phân công giáo viên thao giảng, dạy chuyên đề, các tiết của tổ mình phụ trách. Kết hợp với chuyên môn ra đề kiểm tra khảo sát chất lượng định kì cuối KHI và cuối năm đối với môn Toán, Tiếng việt, Khoa học, môn Lịch sử & Địa lý Khối 4,5.- Giúp BGH kiểm tra hồ sơ của giáo viên 2 lần/học kỳ, có nhận xét và nhắc nhỡ trước khi BGH kiểm tra. Tổ chức chỉ đạo tổ kiểm tra giữ vở sạch viết chữ đẹp của học sinh 2 lần/học kỳ, có nhận xét đánh giá xếp loại.- Chỉ đạo dạy đúng, đủ chương trình và đổi mới phương pháp giảng dạy- học theo hướng tích cực. Dự đầy đủ các chuyên đề của phòng; tổ chức, mở thêm các chuyên đề khác khi tổ có đề nghị. Dự đủ số tiết theo quy định 2 tiết/tuần. Lên kế hoạch soạn bài tập thể, xây dựng giáo án mẫu thống nhất phương pháp dạy học các môn học và các bài dạy quy định.- Chấp hành sự phân công, điều động của tổ trưởng, giúp tổ trưởng hoàn thành nhiệm vụ BGH phân công. Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của tổ khi tổ trưởng vắng mặt.- Thực hiện tất cả mọi nhiệm vụ do BGH, tổ trưởng, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của học sinh trong giờ đến trường.- Đầy đủ, đúng chương trình không bỏ tiết, có hệ thống câu hỏi phù hợp đặc trưng bộ môn, dạy đủ các bước lên lớp, không soạn gộp hoặc cắt xén các bước, hạn chế viết tắt ghi rõ ngày soạn, ngày giảng, soạn trước tối đa 2 ngày sạch đẹp – khoa học. Thể hiện rõ hoạt động cuả thầy – trò, những thiết bị đồ dùng dạy học sẽ sử dụng, bám sát yêu cầu cơ bản về kiến thức kĩ năng của từng bài, đề ra PP và hình thức dạy học phù hợp, phan hóa đối tượng, linh hoạt sáng tạo.- Duyệt kế hoạch với tổ trưởng mỗi tháng 2 lần, dự đủ số tiết theo quy định1 tiết/tuần. Sau tiết dự có nhận xét đánh giá nhưng không xếp loại. Giáo viên dạy buổi hai dạy đúng đủ số tiết quy định, đảm bảo thông tin 2 chiều với giáo viên chủ nhiệm, có ý thức trách nhiệm với lớp mình giảng dạy.- Có ý thức cao trong giảng dạy, dạy đúng, đủ số tiết, đủ môn, đủ thời gian quy định không tự ý dạy quá thời gian trong một tiết (không quá 40 phút/ tiết đối với môn nhiều giờ). Nắm chắc nội dung chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên 1, 2, 3, 4, 5.- Mỗi giáo viên phải có sách giáo khoa và sách giáo viên, bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng, nội dung giảm tải các môn học; TT30/BGD về đánh giá xêp loại học sinh; văn bản số 896/BGD&ĐT-GDTH ngày 13/2/2006 của bộ giáo dục và đào tạo; tài liệu tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; tài liệu tích hợp nội dung giáo dục giá trị sống kỹ năng sống, phòng tránh tai nạn thương tích, môi trường và biển đảo, ứng phó biến đổi khí hậu…theo chỉ đạo chuyên môn.- Nghiên cứu kĩ bài giảng theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người hướng dẫn, học sinh chủ động nắm kiến thức, tổ chức hình thức gây hứng thú cho học sinh. Trong mỗi tiết dạy giáo viên cần quan tâm tới từng học sinh trong lớp (đặc biệt là học sinh KT học hòa nhập, học sinh cá biệt), giảng dạy theo đúng yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng đã quy định, sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp để học sinh được học tập vừa sức và hiệu quả. Thực hiện nghiêm túc việc thay đổi chỗ ngồi của học sinh 1 lần/tháng, xưng hô trong trường học đúng quy định.- Không ngồi giảng bài, không dạy chay, phải có đồ dùng lên lớp theo yêu cầu của bài dạy, không làm việc riêng, không sử dụng điện thoại trong giờ dạy, không tùy tiện bỏ giờ dạy đi ra ngoài khi chưa có sự đồng ý của BGH trực.- Nghiên cứu và sử dụng tốt các thiết bị dạy học, khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học. Mượn, trả đúng kế hoạch và đầy đủ. Quan tâm đặc biệt tới từng đối tượng học sinh yếu kém ở trong lớp, đặc biệt là học sinh yếu kém về môn Toán, Tiếng Việt, có kế hoạch và biện pháp cụ thể để giúp đỡ học sinh đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng. Giáo viên chủ nhiệm phải có danh sách học sinh yếu kém của lớp mình và thường xuyên trao đổi với phụ huynh học sinh. Sau mỗi kỳ kiểm tra cần có sự đối chiếu xem mức độ tiến bộ của học sinh để có biện pháp tiếp tục bồi dưỡng cho phù hợp .c.- Viết đúng theo mẫu chữ “Mẫu chữ viết trong trường Tiểu học” theo quyết định số 31/2002/ QĐ – BGD&ĐT. Giáo viên viết trên bảng phải viết đúng mẫu chữ quy định. Trình bày bảng cẩn thận.- Duy trì việc rèn chữ, giữ vở hàng ngày của HS, GV cần quan tâm tới việc giữ vở và chữ viết của học sinh trong mọi tiết học. Duy trì việc rèn chữ trong GV theo bộ vở rèn chữ và việc rèn chữ hàng ngày thể hiện trên bảng lớp và sổ ghi chép.- Thực hiện chương trình Thời khóa biểu dưới sự chỉ đạo của ban giám hiệu, tổ trưởng không bỏ, cắt xén chương trình, sử dụng các tài liệu bổ trợ liên quan đến điều chỉnh nội dung dạy học.* Thời gian trong năm học:- Ngày tựu trường: 14/8/2015. Riêng khối 1, thực hiện “ 02 tuần không”- Ngày khai giảng năm học mới: 05/9/2015;- Ngày bắt đầu chương trình năm học mới: Thứ 2, ngày 07/9/2015- Học kỳ I: Từ 05/9/2015 đến 16/01/2016 (có ít nhất 18 tuần thực học, còn lại dành cho hoạt động khác);- Học kỳ II: Từ 18/01/2016 đến 22/5/2016 (có ít nhất 17 tuần thực học, 01 tuần nghỉ tết Nguyên đán, còn lại dành cho các hoạt động khác);- Ngày kết thúc năm học: Cuối tháng 5/2016.- Xét hoàn thành Chương trình tiểu học và bàn giao chất lượng tiểu học cho THCS xong trước ngày 10/6/2016; Đợt 2 xong trước 10/8/2016.- Các trường hợp nghỉ đột xuất do thiên tai, thời tiết hoặc lý do đặc biệt khác, thực hiện theo hướng dẫn của phòng và Sở Giáo dục và Đào tạo. Khắc phục tình trạng bố trí nghỉ bù, học bù không đúng qui định.- Kế hoạch bài dạy (Giáo án);- Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp);- Học bạ học sinh.- Sổ theo dõi chất lượng giáo dục; ( Kể cả GV Bộ môn, GV2);- Sổ hội họp;- Sổ Bồi dưỡng chuyên đề;- Hồ sơ lưu các tài liệu BDTX- Sổ tích lũy chuyên môn;- Kế hoạch BDTX- Sổ thăm lớp dự giờ;- Hồ sơ học sinh khuyết tật, tàn tật (đối với lớp có học sinh học hoà nhập).- Sổ liên lạc giữa nhà trường và gia đình học sinh.- Lịch báo giảng – theo dõi thiết bị dạy học;* Tiêu chí xếp loại hồ sơ: Tính theo thang điểm 10+ Đủ các đầu sổ theo quy định: 2 điểm+ Hồ sơ sạch sẽ, trình bày đẹp khoa học : 2 điểm+ Soạn bài đầy đủ, cập nhật đủ các cuộc họp, buổi sinh hoạt chuyên môn: 3 điểm+ Dự đủ số tiết dự giờ: 2 điểm (Nếu thiếu tiết trừ 1 điểm)+ Hồ sơ BDTX cập nhật thông tin thường xuyên, liên tục: 1 điểm+ Sổ CN và sổ theo dõi chất lượng trình bày đẹp, cập nhật các nhận xét: 2 điểm(Nếu thiếu các tiêu chuẩn trên thì sẽ trừ điểm theo nhận xét chung của chuyên môn)* Xếp loại:+ Loại Tốt : 9 đến 10 điểm + Loại TB : 5 đến 6 điểm+ Loại Khá: 7 đến 8 điểm + Loại Yếu: Dưới 5 điểm- Tham gia tích cực các hoạt động ngoại khóa với học sinh. Tham gia chuyên đề, thi giáo viên chủ nhiệm giỏi, rèn chữ viết đẹp. Viết Sáng kiến kinh nghiệm.- Tích cực khai thác CNTT vào giảng dạy, vào hộp thư, trang báo của nhà trường, trường bạn để nắm bắt thông tin. Có đồ dùng tự làm, tích cực trang trí, vệ sinh lớp học.- Thực hiện tốt nội quy của lớp, trường đề ra. Đi học đúng giờ, không nghỉ học tuỳ tiện, không chửi bậy, không ăn quà vặt trong trường. Có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp, nơi công cộng.- Chăm chỉ học hành tham gia các hoạt động đều đầy đủ. Có đủ đồ dùng học tập. Ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, mặc đồng phục đúng quy định. Hăng hái tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài. Lớp đạt danh hiệu từ Lớp Tiên tiến trở lên.- Sinh hoạt chuyên môn của tổ 2lần/tháng theo kế hoạch của tổ. Sinh hoạt chuyên môn của trường 1 lần/tháng do BGH lên kế hoạch.- Duy trì sinh hoạt chuyên môn hàng tuần tập trung vào một số nội dung sau: soạn bài tập thể, xây dựng tiết dạy mẫu, dự giờ, thao giảng, sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học, tham khảo các tiết dạy đã ghi hình, rèn chữ viết trên bảng lớp theo mẫu chữ hiện hành, rèn phát âm và kỹ năng kể chuyện, thực hành kỹ năng thiết kế bài dạy.- Tiếp tục thực hiện tốt các cuộc vận động và các phong trào thi đua.Thưởng cho học sinh có thành tích cao trong học tập.- Thưởng cho giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi các cấp- Thưởng cho học sinh đạt HSG các mặt nỗi trội và mốt số cuộc thi.( Dưa vào tình hình nhà trường để đưa mức khen thưởng phù hợp)* Thời gian : Đối với các tr­ường hợp lí do không chính đáng:+ Đi muộn 10 phút (Giờ học) đối với giáo viên có tiết dạy trên lớp.+ Vào lớp muộn 10 phút sau giờ ra chơi.+ Làm việc riêng trong lớp.+ Nhắc nhở nếu quá 3 lần sẽ hạ thi đua.– Không hoàn thành nhiệm vụ+ Bỏ 1 tiết trong ch­ương trình+ Bỏ lớp làm việc riêng, nghe điện thoại…+ Không phục tùng sự phân công nhiệm vụ hoặc nghỉ không lí do.+ Đến lớp không soạn bài: Chuyên môn phát hiện sẽ lập biên bản vi phạm quy chế+ Một lần bỏ lớp không đến trường không có lý do chính đáng.* Nếu vi phạm những vấn đề trên trong năm học sẽ xếp loại trung bình hoặc yếu hoặc không hoàn thành nhiệm vụ năm học, tùy vào mức độ nặng nhẹ để đưa ra hình thức kỹ luật phù hợp. Hồi đồng thi đua, khen thưởng, kỹ luật phải làm việc thống nhất mức độ kỹ luật đối với giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn.Trên đây là một số điểm cụ thể hóa quy định trong công tác chuyên môn, yêu cầu mỗi giáo viên nghiên cứu kĩ và thực hiện nghiêm túc.Nơi nhận:- Chuyên môn- Lưu