Hệ thống sản xuất là gì? các loại hệ thống sản xuất – Solution IAS

Hệ thống sản xuất là gì? các loại hệ thống sản xuất hiện nay bao gồm những gì? Những yêu cầu cần thiết nào trong các hệ thống sản xuất hiện nay? để tìm hiểu được những thắc mắc trên thì đừng bỏ lỡ bài viết này nhé.

1. Hệ thống sản xuất là gì?

Hệ thống sản xuất trong tiếng Anh được gọi là production system bao gồm các phương pháp, thủ tục, sự sắp xếp của các chức năng cần thiết để tập hợp các yếu tố đầu vào và cung cấp các thành phẩm đầu ra để bán ra thị trường. Hay nói chung hơn thì hệ thống sản xuất là một tập hợp các bộ phận sản xuất, phục vụ sản xuất, sự phân bố về không gian và mối quan hệ giữa sản xuất – kỹ thuật với nhau. Hệ thống sản xuất sử dụng các nguyên vật liệu, kinh phí, cơ sở hạ tầng và lao động để tạo ra số lượng hàng hóa yêu nhu cầu.

Hệ thống sản xuất là bộ phận quan trọng nhất và không thể thiếu đối với một doanh nghiệp sản xuất. Để có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng kịp thời, đúng lúc và thường xuyên. Xây dựng một hệ thống trơn tru và linh hoạt hơn.

Hệ thống sản xuất là gì?

2. Các loại hệ thống sản xuất

2.1 Phân loại theo số lượng và tính chất lặp lại

Sản xuất đơn chiếc

Đây là loại hình sản xuất diễn ra trong các doanh nghiệp có số chủng loại sản phẩm đa dạng nhưng sản lượng lại sản xuất rất nhỏ. Chỉ từ một chiếc đến vài chiếc, quá trình sản xuất không lặp lại thường chỉ được tiến hành một lần.

Sản xuất hàng khối

Loại hình sản xuất này đối lập hoàn toàn với loại hình sản xuất đơn chiếc, số chủng loại sản phẩm rất ít nhưng sản lượng lại lớn và đều đặn. Qúa trình sản xuất ổn định, ít có sự thay đổi về kết cấu sản phẩm, kỹ thuật gia công,… Một số ví dụ cho sản phẩm loại hình này như: sản xuất thép, điện, giấy, xi măng,…

Sản xuất hàng loạt

Đây là loại hình sản xuất nằm giữa sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng khối, áp dụng cho các doanh nghiệp có số chủng loại sant phẩm được sản xuất ra tương đối nhiều, nhưng khối lượng sản xuất hàng năm của mỗi sản phẩm chưa đủ lớn để có thể hình thành một dây chuyền sản xuất độc lập. Loại hình sản xuất này rất phổ biến trong ngành công nghiệp cơ khí dụng cụ, máy công cụ, dệt may, điện dân dụng, đồ gỗ nội thất…

2.2 Phân loại theo hình thức sản xuất

Phân loại theo hình thức sản xuất

Sản xuất liên tục

Sản xuất liên tục là quá trình sản xuất mà ở đó người ta sản xuất và xử lý một khối lượng lớn một loại sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm nào đó. Các thiết bị sản xuất được lắp đặt theo dây chuyền tạo cho dòng sản phẩm di chuyển có tính chất thẳng dòng. Loại hình sản xuất này không có tính linh hoạt do các thiết bị máy móc và các tổ hợp sản xuất chỉ được trang bị để sản xuất một loại sản phẩm.

Sản xuất gián đoạn

Là hình thức tổ chức sản xuất xử lý, gia công, chế biến một số lượng tương đối nhỏ cho mỗi loại sản phẩm, nhưng số loại sản phẩm lại đa dạng. Qúa trình sản xuất sử dụng các thiết bị vạn năng, các thiết bị được lắp đặt theo các bộ phận chuyển môn hóa chức năng, là nơi tập hợp các thiết bị có cùng chức năng, nhiệm vụ,…

Sản xuất theo dự án

Là loại hình sản xuất mà các sản phẩm là độc nhất, ví dụ như sản xuất một bộ phim, viết một cuốn sách, đóng một con tàu,… quá trình sản xuất là duy nhất và không lặp lại. Các công việc được phối hợp làm giảm thời gian gián đoạn, đảm bảo thời gian kết thúc dự án và giao nộp sản phẩm đúng thời hạn.

3. Yêu cầu của hệ thống sản xuất

Yêu cầu của hệ thống sản xuất

Đảm bảo tính chuyên môn hóa cao nhất có thể.

Đảm bảo tính linh hoạt cần thiết

Đảm bảo tính cân đối cần thiết ngay từ khâu thiết kế:

  • Cân đối giữa nhiệm vụ sản xuất với các nguồn lực đầu vào
  • Cân đối giữa bộ phận sản xuất và phục vụ sản xuất
  • Cân đối giữa sản xuất chính, sản xuất phụ, sản xuất phù trợ.
  • Cân đối giữa các bộ phận cấu thành của sản xuất chính, sản xuất phụ và sản xuất phù trợ.

Tạo điều kiện gắn trực tiếp hoạt động quản trị và hoạt động sản xuất:

  • Tính toán, bố trí các bộ phận sản xuất phù hợp với công nghệ chế tạo trong một giới hạn không gian cần thiết.
  • Tạo điều kiện cho các hoạt động quản trị diễn ra thuận lợi nhất.
  • Đảm bảo sự quan sát, kiểm tra trực tiếp, thường xuyên hoạt động của dây chuyền.

>>> Tham khảo: Quản lý sản xuất là gì? Hệ thống quản lý sản xuất