Hệ thống sản xuất (Production System) trong doanh nghiệp là gì?
Hệ thống sản xuất là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp, đặc biệt trong các nhà máy khi nó thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất – kĩ thuật với nhau. Cùng ITG tìm hiểu chi tiết về khái niệm này tại bài viết dưới đây.
Hệ thống sản xuất (Production System) là gì?
Hệ thống sản xuất (tiếng Anh: Production System) bao gồm các phương pháp, thủ tục hoặc sự sắp xếp các chức năng cần thiết để tập hợp các yếu tố đầu vào và cung cấp sản phẩm đầu ra có thể bán được trên thị trường. Hệ thống sản xuất sử dụng nguyên vật liệu, kinh phí, cơ sở hạ tầng và lao động để tạo ra sản lượng hàng hóa cần thiết.
Mục đích duy nhất của quản lý sản xuất là đảm bảo doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chất lượng có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách thường xuyên. Bên cạnh đó, hệ thống còn giúp doanh nghiệp xây dựng quy trình sản xuất trơn tru, linh hoạt và không bị quá tải, chi phí sản xuất giảm xuống thấp nhất có thể.
Quy trình quản lý sản xuất “hiệu quả” dành cho 6 ngành trọng điểm
Phân loại các hệ thống sản xuất
Ý nghĩa của hệ thống sản xuất trong doanh nghiệp
Hệ thống sản xuất sử dụng các yếu tố đầu vào là nguyên vật liệu thô, con người, máy móc, nhà xưởng, kỹ thuật công nghệ, tiền mặt và các nguồn tài nguyên khác để chuyển đổi nó thành sản phẩm hoặc dịch vụ. Sự chuyển đổi này giúp doanh nghiệp có một nền tảng của sự tập trung và chuyên môn hóa cao. Từ đó đem lại nhiều lợi ích như:
- Giúp doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu của mình: Quản lý sản xuất giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu bán hàng và kinh doanh bằng cách sản xuất hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Doanh thu và lợi nhuận sẽ tăng nếu sản phẩm được sản xuất đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Tăng uy tín kinh doanh: Việc đáp ứng nhu cầu khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp ghi điểm trong từng sản phẩm, dịch vụ đem lại. Từ đó gia tăng tỷ lệ vòng đời khách hàng cũng như thúc đẩy danh tiếng doanh nghiệp.
- Giảm chi phí sản xuất: Quản lý sản xuất đảm bảo rằng các nguồn lực được sử dụng một cách thận trọng; không ảnh hưởng đến chất lượng. Nói cách khác, doanh nghiệp sẽ tiếp tục cung cấp sản phẩm chất lượng và bán giá thuận tiện cho khách hàng. Nhưng điều này chỉ có trong trường hợp đầu vào và đầu ra được tối đa hoá.
Các tiêu chí giúp Doanh Ngiệp đánh giá nhà cung cấp hệ thống MES trong sản xuất
Sở hữu ngay giải pháp quản lý sản xuất toàn diện nhất cho doanh nghiệp
Trong bối cảnh thị trường ngày một khó tính hiện nay, để duy trì khả năng cạnh tranh, chú trọng yếu tố sản xuất trở thành tiêu chí quan trọng, tạo ra lợi thế của từng nhà máy sản xuất. Bởi lẽ, chỉ khi xây dựng một quy trình quản trị sản xuất hiệu quả thì doanh nghiệp mới có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu chi phí và gia tăng lợi nhuận… từ đó khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh các nhà máy hiện đại ngày càng quan tâm tới yếu tố công nghệ, thì việc xây dựng hệ thống sản xuất toàn diện dựa trên các giải pháp công nghệ trở thành lựa chọn hàng đầu.
Trước những yêu cầu thiết thực trên, Công ty CP Công nghệ ITG đã xây dựng phần mềm 3S MES là giải pháp Điều hành & Thực thi sản xuất tiên tiến. Đây là giải pháp được ITG phát triển từ các tri thức quản trị tinh gọn được đúc kết từ kinh nghiệm triển khai các nền tảng công nghệ cho hơn 1000 khách hàng lớn trong nước cũng như nhiều doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. 3S MES được xây dựng 6 modules lõi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của hệ thống sản xuất toàn diện:
- Quản lý sản xuất: Lập lịch sản xuất, Quản lý lệnh sản xuất, Phân tích hiệu suất sản xuất, Quản lý các công đoạn sản xuất, Hoạch định quy trình sản xuất (BOP), Theo dõi và giám sát sản xuất theo thời gian thực;
- Quản lý kho: Quản lý kho nguyên liệu, Quản lý kho thành phẩm hay bán thành phẩm, Quản lý tồn trên các công đoạn sản xuất (WIP);
- Quản lý chất lượng: Quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra (OQC), Quản lý chất lượng nguyên vật liệu đầu vào (IQC), Quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất (PQC);
- Quản lý thiết bị: Quản lý hồ sơ thiết bị, Quản lý vật tư phụ tùng, Theo dõi trạng thái thiết bị, Lập kế hoạch bảo trì và bảo dưỡng thiết bị;
- Quản lý truy xuất nguồn gốc: Cung cấp cái nhìn chi tiết về hành trình sản phẩm qua từng giai đoạn sản xuất từ nguyên liệu tới thành phẩm chỉ bằng một chỉ dấu duy nhất;
- Tích hợp thiết bị IIoT, kết nối máy sản xuất: Kết nối với tầng tự động hóa công nghiệp để ghi nhận dữ liệu tự động, tính toán OEE thời gian thực kết hợp với hệ thống điều khiển tập trung để tăng khả năng hiển thị và hiệu suất điều hành;
3S MES là một hệ thống quản lý sản xuất toàn diện với chu trình quản lý chặt chẽ và khép kín, điều này nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất luôn được kiểm soát tối ưu. Từ đó, nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định nhanh chóng và chính xác hơn trong quá trình vận hành sản xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh với đối thủ. Ứng dụng 3S MES là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp lớn thuộc top VNR 500 và nhiều doanh nghiệp Nhật Bản thuộc nhiều ngành nghề sản xuất, khác nhau như: bao bì, cơ khí, dược phẩm, hóa chất, may mặc….
Kết luận:
Cho đến nay, hệ thống sản xuất đã chứng minh hiệu quả của mình trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa… từ đó giúp doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Để được tư vấn về giải pháp quản trị sản xuất MES hàng đầu hiện nay, doanh nghiệp hãy liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi qua số hotline: 092.6886.855