Hệ thống quản lý giáo dục mầm non, ưu điểm và tồn tại

Hệ thống quản lý giáo dục mầm non hiện nay đã được nhiều nhà trường quan tâm, chú trọng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn nhiều hạn chế cần sớm khắc phục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng tốt nhu cầu của phụ huynh học sinh.

Hệ thống quản lý giáo dục mầm non, ưu điểm và tồn tại

1. Ưu điểm của hệ thống quản lý giáo dục mầm non hiện nay

 

Các trường mầm non hiện nay đã tổ chức thực hiện tốt các điều lệ trường mầm non. Trong đó, đại đa số các trường mầm non tư thục đã đảm bảo đầy đủ các thủ tục về mặt tổ chức, hành chính theo quy định của điều lệ. Trong đó, các nhà trường đã bám sát điều lệ để tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo đúng quy định.

Về cơ bản, đội ngũ cán bộ quản lý đã được đào tạo bài bản và bố trí đủ cho các trường mầm non, trong đó, tỷ lệ cán bộ quản lý và giáo viên trên chuẩn ngày càng tăng cao.

Đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực tốt, có nhiều giải pháp hữu hiệu giúp phát triển nhà trường.

Các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được tổ chức thường xuyên, nhằm nâng cao tay nghề của các thầy cô giáo và cán bộ quản lý bậc mầm non.

 

2. Tồn tại của hệ thống quản lý giáo dục mầm non

 

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm như trên, thì hệ thống quản lý giáo dục mầm non vẫn còn tồn tại một số điểm cần sớm khắc phục, cụ thể như sau:

  • Hiện nay, nhiều trường mầm non vẫn còn chưa đảm bảo về mặt tổ chức như: chưa có quyết định thành lập trường, chưa có bìa đất, con dấu, văn phòng làm việc,…
  • Một số cán bộ quản lý và giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ theo quy định.
  • Nhiều cán bộ quản lý chưa qua đào tạo, bồi dưỡng nên hiệu quả quản lý chưa cao hoặc năng lực quản lý chưa tương xứng với trình độ đào tạo.
  • Đối với người quản lý thì kế hoạch là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay nhiều hiệu trưởng các trường mầm non chưa xem trọng việc xây dựng kế hoạch hoặc làm một cách hời hợt, đối phó cho nên hiệu quả mang lại chưa cao.
  • Một số hiệu trưởng còn né tránh trách nhiệm hoặc có tư tưởng đổ lỗi cho người khác
  • Việc chỉ đạo chuyên môn trong các trường mầm non còn nhiều tồn tại
  • Công tác tham mưu cho các cấp chính quyền còn nhiều hạn chế
  • Việc phối hợp với các bậc phụ huynh cũng còn nhiều hạn chế.

 

3. Nguyên nhân của những tồn tại trong hệ thống quản lý giáo dục mầm non

 

  • Một số cán bộ quản lý tuổi đã cao, kinh nghiệm quản lý và chuyên môn yếu, chưa qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng
  • Nhiều cán bộ quản lý trẻ chưa có kinh nghiệm, chưa có ý thức tự trau dồi, thiếu tinh thần tự học, tự bồi dưỡng nên việc quản lý còn yếu kém
  • Công tác đào tạo, bồi dưỡng, khảo sát, đánh giá trình độ chuyên môn của giáo viên mầm non chưa được thực hiện kịp thời.

Hệ thống quản lý giáo dục mầm non, ưu điểm và tồn tại

 

4. Biện pháp khắc phục những yếu kém trong hệ thống quản lý giáo dục mầm non thời gian tới

 

  • Cần kiện toàn lại tổ chức các nhà trường: hoàn thiện thủ tục thành lập trường, rà soát lại các điều kiện đảm bảo chất lượng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và giáo viên trong trường, có thể cử đi tập huấn nếu có điều kiện.
  • Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá định kỳ.
  • Chú trọng công tác xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường

 

Lời kết

 

Trên đây là một số ưu nhược điểm của hệ thống quản lý giáo dục mầm non và biện pháp khắc phục. Hi vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà quản lý giáo dục trong việc phát triển hệ thống trường mầm non đạt chuẩn chất lượng!

 

Có thể bạn quan tâm:  Ý nghĩa của đồng phục học sinh mầm non, có thể bạn chưa biết