Hệ thống miễn dịch không đặc hiệu giúp ích gì cho giáo viên mầm non
So sánh miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu
Nội dung chính
- 2. Miễn dịch không đặc hiệu là gì?
- 1. Thế nào là miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu
- 2. So sánh điểm giống nhau của miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu
- 3. So sánh sự khác nhau của miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu.
- 3.1. Tính đặc hiệu
- 3.2. Thuộc về
- 3.3. Thành phần
- 3.4. Tế bào
- 3.5.Tính ghi nhớ
- 3.6. Tính hiệu quả
- 3.7. Thời gian đáp ứng
- 3.8. Ứng dụng y học
- 4. Kết luận
- Video liên quan
So sánh miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu là tài liệu vô cùng hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 10 tham khảo.
Phân biệt miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu tổng hợp toàn bộ kiến thức về khái niệm, vai trò của miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu. Từ đó tìm ra được điểm giống và khác nhau của 2 hình thức này. Thông qua tài liệu này các bạn nhanh chóng nắm được kiến thức để đạt được kết quả cao trong bài thi học kì 2 Sinh học 10. Bên cạnh đó các bạn xem thêm một số tài liệu như: Phân biệt biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn, Phân biệt quang hợp và hô hấp.
Miễn dịch đặc hiệu được hình thành do quá trình bị nhiễm mầm bệnh hoặc tiêm vaxin và chỉ có khả năng miễn dịch với một loại bệnh nhất định. Miễn dịch đặc hiệu có khả năng ghi nhớ miễn dịch do đó có khả năng chống lại sự tái nhiễm của các yếu tố gây bệnh lặp lại tuy nhiên cần phải có thời gian để đáp ứng với yếu tố gây bệnh xâm nhập cơ thể.
Hệ miễn dịch đặc hiệu có 2 phương thức là miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào (miễn dịch tế bào) để loại trừ kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể.
Miễn dịch dịch thể
Miễn dịch dịch thể là phương thức miễn dịch đặc hiệu thể hiện bằng việc sản xuất các kháng thể có khả năng chống lại các vi sinh vật và tế bào lạ từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Các kháng thể (globulin) được sản xuất từ những tế bào lympho B biệt hóa sẽ được tiết vào hệ thống tuần hoàn và các dịch tiết của các màng nhầy để ngăn chặn không cho các các vi sinh vật xâm nhập vào các tế bào và mô liên kết. Tuy nhiên, các kháng thể lại không có khả năng liên kết được với các vi sinh vật sống và nhân lên bên trong các tế bào của cơ thể bị nhiễm chúng.
Miễn dịch qua trung gian tế bào
Miễn dịch qua trung gian tế bào là phương thức đáp ứng miễn dịch chống lại những tế bào đã bị nhiễm virus, vi khuẩn hay tế bào bất thường thông qua các tác động trung gian của tế bào lympho T.
Mục Lục
2. Miễn dịch không đặc hiệu là gì?
Miễn dịch không đặc hiệu hình thành một cách tự nhiên, con người từ lúc được sinh ra đã có sẵn hệ thống miễn dịch không đặc hiệu bảo vệ chống lại các yếu tố gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.. Ngay từ lúc mới sinh khả năng miễn dịch này đã luôn ở trạng thái sẵn sàng nhận diện và loại bỏ các vi sinh vật và phát huy tác dụng ngay khi sinh vật xâm nhập vào các mô của cơ thể.
Hệ thống miễn dịch của cơ thể gồm có hai hệ thống là hệ thống miễn dịch không đặc hiệu và hệ thống miễn dịch đặc hiệu. Hai hệ thống này đều có vai trò bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các mầm bệnh, chúng ta cùng tìm hiều vai trò của từng hệ miễn dịch đối với cơ thể.
Miễn dịch đặc hiệu được tạo ra do quá trình nhiễm mầm bệnh hoặc tiêm vaxin và chỉ có khả năng miễn dịch với một loại bệnh nhất định. Miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể chống lại sự tái nhiễm của các yếu tố gây bệnh lặp lại, chỉ có đáp ứng miễn dịch chống lại một kháng nguyên cụ thể, đáp ứng này được kích hoạt sau khi các đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu thất bại.
Hệ thống miễn dịch không đặc hiệu gồm các cơ quan biểu bì như da, niêm mạc, các tế bào miễn dịch như bạch cầu đa nhân trung tính, tế bào đại thực bào, tế bào diệt tự nhiên, bạch cầu đơn nhân, tế bào mast và những phân tử chất do tế bào tiết ra như các lysozyme …. Khi các mầm bệnh xâm nhập cơ thể hệ thống miễn dịch không đặc hiệu sẽ có đáp ứng để bảo vệ cơ thể dù chưa từng tiếp xúc với kháng nguyên, là tuyến phòng thủ đầu tiên bảo vệ cơ thể.
Hệ thống miễn dịch của cơ thể gồm có hê thống miễn dịch đặc hiệu và hệ thống miễn dịch không đặc hiệu cùng nhau hoạt động để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Chúng ta hay so sánh miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu để tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau giữa hai loại đáp ứng miễn dịch này.
- Hai đáp ứng miễn dịch này đều là các loại phản ứng miễn dịch của hệ thống của cơ thể đối với các tác nhân ngoại lai xâm nhập cơ thể.
- Hai đáp ứng miễn dịch này diễn ra đều nhằm bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công và gây bệnh của các mầm bệnh.
- Cả hai loại đáp ứng miễn dịch này đều có sự tham gia của các tế bào bạch cầu
– Khác nhau về tính đặc hiệu: Miễn dịch đặc hiệu chỉ đáp ứng với một kháng nguyên nhất định đã nhận được nhận diện trước còn miễn dịch không đặc hiệu đáp ưng với bất kỳ kháng nguyên nào xâm nhập mà không cần tiếp xúc trước với kháng nguyên đó.
– Khác nhau về cách hình thành: miễn dịch đặc hiệu là miễn dịch thích ứng hình thành khi hệ miễn dịch tiếp xúc với kháng nguyên còn miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch bẩm sinh hình thành một cách tự nhiên của cơ thể.
– Khác nhau về tế bào miễn dịch: đáp ứng miễn dịch đặc hiệu , liên quan đến các tế bào lympho và tế bào trình diện kháng nguyên trong khi đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu liên quan đến các tế bào bạch cầu trung tính, đại thực bào, tế bào diệt tự nhiên NK, bạch cầu đơn nhân, tế bào đuôi gai, tế bào mast.
– Khác nhau về tính ghi nhớ: miễn dịch đặc hiệu có tính ghi nhớ miễn dịch nghĩa là khi kháng nguyên đã xâm nhập cơ thể một lần, hệ miễn dịch sẽ khi nhớ kháng nguyên và cách chống lại nó ở những lần xâm nhập sau này trong khi miễn dịch không đặc hiệu thì không có ghi nhớ miễn dịch.
– Khác nhau về tính hiệu quả: đáp ứng miễn dịch đặc hiệu có hiệu quả chống mầm bệnh hơn đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu.
– Khác nhau về thời gian đáp ứng: Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu xảy ra nhanh gần như tức thì trong khi đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu cần thời giản để tạo ra đáp ứng.
– Khác nhau về tính ứng dụng: miễn dịch đặc hiệu được hình thành khi cơ thể ứng phó với tác nhân gây bệnh xâm nhập và ghi nhớ để ứng phó khi mầm bệnh tái xâm nhập và ứng phó nhanh chóng hiệu quả hơn và được ứng dụng để tạo nên vaxin trong phòng ngừa một số mầm bệnh. Trong khi đó, miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch bẩm sinh, hoạt động theo cách tự nhiên và không có khả năng ghi nhớ miễn dịch.
Như vậy, cả hai hệ thống miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu đều có vai trò tạo ra các đáp ứng miễn dịch nhằm bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh. Giữa chúng có một số đặc điểm giống nhau và khác, việc so sánh phân biệt hai loại miễn dịch này giúp chúng ta hiểu rõ hơn cách thức hoạt động của hệ thống miễn dịch trong cơ thể để bảo vệ cơ thể chống lại các yếu tố gây bệnh.
Tìm hiểu thêm:
Bí quyết giảm đau đớn trong hóa xạ trị
So sánh hóa trị và xạ trị trong điều trị ung thư
Hóa trị xạ trị có gây rụng tóc không?
So sánh miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu sẽ giúp bạn nhanh chóng hiểu hơn về hệ miễn dịch của cơ thể, cách mà cơ thể bạn chống lại các tác nhân gây bệnh như thế nào. Từ đó, những ứng dụng của liệu pháp miễn dịch trong điều trị bệnh, đặc biệt là ung thư đang hứa hẹn rất nhiều bởi sự vượt trội của nó.
So sánh miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu
1. Thế nào là miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu
Để hiểu về cách so sánh miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu cùng ý nghĩa của chúng, cùng tìm hiểu một những nội dung cơ bản cần thiết dưới đây nhé.
Miễn dịch là gì?
Bạn có thể hiểu một cách đơn giản thế này, miễn dịch là cách mà cơ thể bạn sử dụng rất nhiều các cơ chế để chống lại các tác nhân gây hại từ bên trong (rối loạn xảy ra trong tế bào, loại bỏ các tế bào già, chết) và bên ngoài (các vi sinh vật, vi khuẩn, virus xâm nhập từ bên ngoài vào).
Nhờ có miễn dịch mà bạn sẽ không bị một số bệnh nào đó dù cho bạn sống trong một môi trường có nhiều vi khuẩn gây bệnh.
Dựa vào tính đặc hiệu (bạn sẽ hiểu tính đặc hiệu ở đây là gì sau khi tìm hiểu sư so sánh miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu dưới đây) mà miễn dịch có thể chia làm 2 loại:
– Miễn dịch đặc hiệu:
- Là phản ứng miễn dịch chống lại một kháng nguyên cụ thể.
- Đây là tuyến phòng thủ thứ 3 của cơ thể, được kích hoạt sau sự thất bại của hệ thống miễn dịch không đặc hiệu trong việc tiêu diệt mầm bệnh.
– Miễn dịch không đặc hiệu:
- Phản ứng miễn dịch không đặc hiệu là phản ứng bảo vệ ngay lập tức của hệ thống miễn dịch mà không cần phải tiếp xúc với kháng nguyên.
- Nó là tuyến phòng thủ đầu tiên (bao gồm da, các lớp chất nhầy hay nước bọt, nước mắt, axit dạ dày – những hàng rào hóa học ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh) và tuyến phòng thủ thứ 2 của cơ thể (với sự hiện diện của các tế bào đại thực bào, tế bào giết tự nhiên, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính, tế bào mast đóng vai trò thực bào và phản ứng viêm, sốt, histamin,…)
2. So sánh điểm giống nhau của miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu
- Cả đáp ứng miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu đều là các loại phản ứng miễn dịch của hệ thống miễn dịch của cơ thể.
- Cả đáp ứng miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu đều bảo vệ cơ thể bạn chống lại mầm bệnh.
- Các tế bạch cầu có liên quan đến cả đáp ứng miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu.
3. So sánh sự khác nhau của miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu.
Tìm hiểu sự khác nhau giữa miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu qua những điểm dưới đây:
3.1. Tính đặc hiệu
Tính đặc hiệu là sự khác biệt lớn nhất khi so sánh miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu.
- Miễn dịch đặc hiệu: Là miễn dịch hình thành để đáp lại sự xâm nhập của một kháng nguyên cụ thể.
- Miễn dịch không đặc hiệu: Là sự bảo vệ ngay lập tức của hệ thông miễn dịch không cần tiếp xúc với kháng nguyên trước đó.
3.2. Thuộc về
- Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu: Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu thuộc về miễn dịch thích ứng.
- Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu: Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu thuộc về miễn dịch bẩm sinh.
3.3. Thành phần
- Miễn dịch đặc hiệu: Miễn dịch qua trung gian tế bào và tế bào là các thành phần của phản ứng miễn dịch đặc hiệu.
- Miễn dịch không đặc hiệu: Hàng rào vật lý, hóa học, thực bào, histamin, phản ứng viêm, sốt, … là các thành phần của phản ứng miễn dịch không đặc hiệu.
3.4. Tế bào
- Miễn dịch đặc hiệu: Tế bào lympho và tế bào trình diện kháng nguyên có liên quan đến việc tạo ra một phản ứng miễn dịch đặc hiệu.
- Phản ứng miễn dịch không đặc hiệu: Các tế bào như đại thực bào, bạch cầu trung tính, tế bào giết tự nhiên Nk, bạch cầu đơn nhân, tế nào mast, tế bào đuôi gai có liên quan đến việc tạo ra phản ứng miễn dịch không đặc hiệu.
3.5.Tính ghi nhớ
- Miễn dịch đặc hiệu: Miễn dịch đặc hiệu tạo ra một bộ nhớ miễn dịch, tức là khi kháng nguyên đã xâm nhập một lần, nó sẽ ghi nhớ kháng nguyên này và cách thức chống lại nó ở những lần xâm nhập tiếp theo.
- Miễn dịch không đặc hiệu: Miễn dịch không đặc hiệu thì không tạo ra bộ nhớ miễn dịch.
3.6. Tính hiệu quả
- Miễn dịch đặc hiệu: Đắp ứng miễn dịch đặc hiệu có hiệu quả hơn.
- Miễn dịch không đặc hiệu: Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu ít hiệu qua hơn đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.
3.7. Thời gian đáp ứng
- Miễn dịch đặc hiệu: Phản ứng miễn dịch đặc hiệu xảy ra đáp ứng gần như tức thì.
- Miễn dịch không đặc hiệu: Phản ứng miễn dịch không đặc hiệu cần thời gian để xảy ra đáp ứng.
3.8. Ứng dụng y học
Vì miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch bẩm sinh của cơ thể còn miễn dịch đặc hiệu là cách cơ thể ứng phó khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập vào, đặc hiệu riêng với từng tác nhân gây bệnh và nó còn có khả năng ghi nhớ cách thức hoạt động để lần tới nếu gặp tác nhân đó nó sẽ biết cách chống lại một cách nhanh chóng và hữu hiệu hơn.
Do đó, người ta đã ứng dụng miễn dịch đặc hiệu để tạo nên bước tiến vacxin (Vacxin thực chất là các vi sinh vật gây bệnh đã bị giết chết hoặc làm suy yếu, hoặc là các chất độc của các vi sinh vật đó) trong phòng ngừa một số mầm bệnh.
Ngoài ra,miễn dịch còn được ứng dụng trong chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh, đặc biệt là căn bệnh ung thư.
Các biện pháp điều trị ung thư truyền thống đang được sử dụng như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật đều đem đến nhiều tác dụng phụ người bệnh, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tổng thể và thời gian sống của bệnh nhân.
Nhưng liệu pháp miễn dịch, một hướng mới trong điều trị ung thư , lấy chính hệ miễn dịch của cơ thể để tiêu diệt các tế bào ung thư, từ đó tạo nên hy vọng về một phương pháp điều trị ung thư an toàn và hiệu quả cao.
4. Kết luận
So sánh miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu sẽ giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về các loại phản ứng được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Miễn dịch đặc hiệu thuộc về miễn dịch thích ứng trong khi đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu thuộc về miễn dịch bẩm sinh.
Phản ứng miễn dịch đặc hiệu được tạo ra cho một mầm bệnh cụ thể trong khi đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu là đối với tất cả các loại mầm bệnh.
Do đó, sự khác biệt chính khi so sánh miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu đó là tính đặc hiệu của miễn dịch đối với mầm bệnh.
Thông qua cách so sánh miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu, hy vọng bạn đã hiểu phần nào cách thức mà hệ miễn dịch của cơ thể bạn hoạt động để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại hình thành trong cơ thể hay chính từ môi trường xung quanh.
Và để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh, bên cạnh các yếu tố giúp ăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, có thể kể đến như hoạt chất Fucoidan Nhật bản kết hợp với bột nấm Agaricus có trong sản phẩm King Fucoidan & Agaricus. Đây xứng đáng là sự lựa chọn hoàn hảo tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch của bạn.
Sử dụng King Fucoidan & Agaricus cũng là cách giúp bạn ngăn ngừa ung thư, căn bệnh nguy hiểm không ngừng gia tăng trong những năm gần đây.
Bạn có thể mua sản phẩm chính hãng trực tiếp qua website https://kingfucoidan.vn/ bằng cách gọi đến số tổng đài miễn cước trong giờ hành chính 18000069
Tài liệu tham khảo thêm: https://pediaa.com/difference-between-specific-and-nonspecific-immune-response/