Hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning System) là gì?

Hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (tiếng Anh: Enterprise Resource Planning System, viết tắt: ERP) là phần mềm xử lí được các công ty sử dụng để quản lí và tích hợp các bộ phận quan trọng trong hoạt động kinh doanh.

freeresources_517e77b1b5fa8

Hình minh họa. Nguồn: simplilearn.com

Hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp

Khái niệm

Hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp trong tiếng Anh là Enterprise Resource Planning System, viết tắt là ERP System.

Hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (ERP System) là phần mềm xử lí được các công ty sử dụng để quản lí và tích hợp các bộ phận quan trọng trong hoạt động kinh doanh.

Nhiều ứng dụng phần mềm ERP rất quan trọng đối với các công ty vì chúng giúp nhà quản lí thực hiện lập kế hoạch tài nguyên bằng cách tích hợp tất cả các qui trình cần thiết để điều hành công ty với một hệ thống duy nhất. 

Một hệ thống phần mềm ERP cũng có thể tích hợp hoạch định kế hoạch, mua hàng tồn kho, bán hàng, marketing, tài chính, nhân lực, chuỗi cung ứng, v.v.

Chức năng của hệ thống ERP

Một hệ thống ERP có thể ví như chất keo kết dính các hệ thống máy tính khác nhau trong một tổ chức lớn. Nếu không có ứng dụng ERP, mỗi bộ phận sẽ có hệ thống được tối ưu hóa cho các nhiệm vụ cụ thể. 

Với phần mềm ERP, mỗi bộ phận vẫn có hệ thống của mình, nhưng tất cả các hệ thống có thể được truy cập thông qua một ứng dụng với một giao diện.

Các ứng dụng ERP cũng cho phép các bộ phận trong công ty giao tiếp và chia sẻ thông tin dễ dàng với nhau. ERP thu thập thông tin về hoạt động và trạng thái của các bộ phận khác nhau, giúp cho những thông tin này có thể được dễ dàng truy cập và sử dụng hiệu quả bởi một bên khác.

Các ứng dụng ERP có thể giúp một doanh nghiệp hiểu rõ bản thân hơn hơn bằng cách liên kết thông tin về sản xuất, tài chính, phân phối và nguồn nhân lực với nhau. Vì hệ thống ERP kết nối các công nghệ khác nhau trong các bộ phận của doanh nghiệp, nên nó có thể loại bỏ các công nghệ trùng lặp và không tương thích.

Qui trình xử lí này thường tích hợp tài khoản phải trả, hệ thống kiểm soát chứng khoán, hệ thống giám sát đơn hàng và cơ sở dữ liệu khách hàng vào một hệ thống.

Các dịch vụ ERP đã phát triển từ các mô hình phần mềm truyền thống sử dụng máy chủ vật lí đến phần mềm điện toán đám mây cung cấp quyền truy cập từ xa, dựa trên web.

Hạn chế của việc sử dụng hệ thống ERP

Không phải lúc nào một hệ thống ERP cũng loại bỏ sự thiếu hiệu quả trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải cân nhắc về cách thức tổ chức của mình, nếu không sẽ chọn nhầm công nghệ không tương thích.

Các hệ thống ERP thường không đạt được mục tiêu của chúng do doanh nghiệp không muốn từ bỏ các qui trình làm việc cũ không tương thích với phần mềm. 

Một số công ty cũng không muốn từ bỏ phần mềm cũ hoạt động tốt trong quá khứ. Điều quan trọng là ngăn chặn các dự án ERP bị chia thành nhiều phần nhỏ hơn, điều này có thể dẫn đến chi phí vượt mức.

(Theo investopedia)