Hệ thống hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) của Hoa Kỳ có gì khác biệt?

Nói chung, hệ thống TBT của Hoa Kỳ là lấy tiêu chuẩn làm cơ sở. Khái niệm tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật Hoa Kỳ trong nhiều trường hợp được dùng cho cùng một mục đích, khác với quy định rạch ròi như được đè cập trong Hiệp định TBT của WTO.

Hoa Kỳ có hệ thống lớn các cơ quan, tổ chức xây dựng tiêu chuẩn với hơn 50.000 tiêu chuẩn khác nhau. Các cơ quan, tổ chức xây dựng tiêu chuẩn chủ yếu là tư nhân, hiệp hội chuyên nghiệp, hiêp hội ngành nghề. Khác với Việt Nam, Tiêu chuẩn quốc gia của Hoa Kỳ không được xây dựng từ ban đầu, theo  kế hoạch hàng năm mà được công nhận dựa trên các tiêu chuẩn sẵn có của các cơ quan, tổ chức xây dựng tiêu chuẩn.

Một khác biệt quan trọng giữa hệ thống tiêu chuẩn Hoa Kỳ với các quốc gia khác nằm ở sự phân tán hoá cơ cấu của nó. Chính phủ Liên bang chịu trách nhiệm ban hành một số tiêu chuẩn mang tính bắt buộc, chủ yếu liên quan đến ngành chế tạo, giao thông, bảo vệ môi trường, thực phẩm và dược phẩm, v.v…. Phần còn lại với số lượng lớn các tiêu chuẩn, đặc biệt là tiêu chuẩn ngành do giới công nghiệp tự ban hành và thực hiện.

Hình ảnh: Minh họa hệ thống hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) của Hoa Kỳ 

Kết quả thể chế này tạo ra là số lượng tiêu chuẩn kỹ thuật tương đối phức tạp, với các yêu cầu tương đối nghiêm ngặt và có nhiều khác biệt giữa các cơ quan, tổ chức khác nhau ở các bang khác nhau. Việc sử dụng các tiêu chuẩn này sẽ trở nên khó khăn, không hiệu quả đối với các nhà xuất khẩu nước ngoài. Ví dụ, nếu muốn xuất khẩu thang gỗ hoặc kim loại sang thị trường Hoa Kỳ thì phải thu thập ít nhất trên 30 tiêu chuẩn hoặc quy định, nội dung liên quan đến vật liệu, công dụng, bao bì, v.v…. Những tiêu chuẩn này do các cơ quan khác nhau ban hành, có một số là quy định mang tính bắt buộc của chính quyền bang, thành phố, số còn lại chủ yếu là “tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng”, do đó nếu không nghiên cứu điều tra đầy đủ thì sản phẩm dễ “phạm quy” khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ.

Ngoài ra, hệ thống đánh giá sự phù hợp của Hoa Kỳ vừa phân tán vừa phức tạp. Hoa Kỳ sử dụng phổ biến khái niệm “đánh giá của bên thứ 3”, tức là cơ quan, tổ chức độc lập với nhà sản xuất và khách hàng. Các cơ quan, tổ chức bên thứ 3 này sau khi kiểm tra, đánh giá sản phẩm, hàng hóa sẽ cung cấp giấy chứng nhận đánh giá hợp chuẩn. Ví dụ: nhiều cửa hàng lớn Hoa Kỳ về cơ bản không bán thiết bị điện nếu không có chứng nhận UL (Underwriters Laboratories)- tổ chức lớn và có uy tín của Hoa Kỳ trong thử nghiệm, đánh giá các sản phẩm điện và điện tử.

Với ANSI – Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ, cơ quan công nhận thực thi tiêu chuẩn Hoa Kỳ, bên cạnh đó một hệ thống các cơ quan đánh giá của Hoa Kỳ mang tính phân tán với trên 400 các phòng thí nghiệm chuyên môn tiến hành hoạt động thử nghiệm, kiểm tra, chứng nhận, hoạt động kiểm tra chuyên nghiệp của Hoa Kỳ cũng hình thành một ngành công nghiệp rất lớn, với doanh thu mỗi năm trên 10 tỉ USD.

Hoạt động kiểm tra của Hoa Kỳ được phân thành hai loại chính: kiểm tra hải quan (xuất nhập khẩu) và kiểm tra trong nước.

1.1. Kiểm tra hải quan

Kiểm tra hải quan chủ yếu do Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) thực hiện, dự án kiểm tra chủ yếu là xem hàng nhập khẩu liệu có dán ký hiệu hoặc dán mác đặc thù đã yêu cầu hay không, hơn nữa phương pháp ghi dấu hoặc ghi nhãn liệu có đáp ứng yêu cầu hải quan hay không, liệu có đáp ứng các yêu cầu đặc biệt đã được quy định bởi các điều lệ pháp luật của các bộ phận liên quan khác của Chính phủ hay không. Nếu không đáp ứng yêu cầu sẽ bị bắt giữ, sau đó xử lý theo 3 hình thức: khắc phục/cải tiến, trả lại hoặc huỷ bỏ.

Hình ảnh: Minh họa hệ thống hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) của Hoa Kỳ 

Theo khảo sát, do những lý do khác nhau, hàng hoá nhập khẩu của các nước  hàng tháng bị FDA Hoa Kỳ bắt giữ trung bình lên tới khoảng 3.500 lô hàng, trong đó  có khoảng 160 lô hàng từ Trung Quốc. Đối với các nước đang phát triển, trong nhiều lĩnh vực việc phải đạt được yêu cầu tiêu chuẩn Hoa Kỳ là rất khó khăn. Ví dụ, để đáp ứng yêu cầu FDA phải ghi rõ tối thiểu hàm lượng của 14 thành phần dinh dưỡng, các nhà sản xuất Hoa Kỳ hàng đầu trong lĩnh vực chế biến thực phẩm phải chi mỗi năm hơn 1,05 tỉ USD. Điều này thật không dễ đối với các nước không có điều kiện tiến hành phân tích thực phẩm, khi đó yêu cầu của FDA được cho là biện pháp ngắn cấm nhập khẩu.

1.2. Kiểm tra trong nước

Về khía cạnh kiểm tra trong nước, Cục Quản lý An toàn và Sức khoẻ Nghề nghiệp Hoa Kỳ (U.S Occupational Safety and Health Administration), Uỷ ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng (U.S. Consumer Product Safety Commission), Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA), Uỷ ban Thương mại Liên bang (Federal Trade Commission), Bộ Thương mại, Cục Tiêu chuẩn Hiệu quả Năng lượng (Bureau of Energy Efficiency Standards), Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA)… căn cứ vào “Luật các chất độc hại liên bang”,”Luật ướp lạnh gia đình”, “Luật kiểm soát phóng xạ vì sức khoẻ và an toàn” (Radiation Control for Health and Safety Act),”Luật kiểm dịch thực vật”,”Luật sâu bệnh liên bang” (Federal Plant Pest Act), “Luật Thú y” (Animal Welfare Act), “Luật Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm” (Federal Food, Drug, and Cosmetic Act),”Luật dịch vụ y tế công cộng” (Public Health Service Act), “Luật bao bì và ghi nhãn công bằng” (Fair Packaging and Labeling Act), “Luật ghi nhãn dinh dưỡng và giáo dục” (Nutrition Labeling and Education Act),”Luật thuốc trẻ em”, “Luật nhập khẩu chè”, “Luật thức ăn trẻ em”…tiến hành kiểm tra lấy mẫu thị trường đối với hàng hóa trong nước và nhập khẩu, nếu một trong các văn bản pháp luật nà không được đáp ứng, thì có thể bị từ chối nhập cảnh vào thị trường Mỹ.

Tham khảo thêm các dịch vụ mà ISOCERT cung cấp:

Ngày cập nhật: