Hệ thống giáo dục là gì
Hệ thống giáo dục quốc dân hệ thống giáo dục có cơ cấu theo cấp bậc, bao hàm từ lớn đến nhỏ do nhà nước quản lí. Góp phần giáo dục và đào tạo ra các tầng lớp thế hệ mới cho tương lai đất nước. Để rồi từ đó, xây dựng một chế độ học tập tiến bộ cho toàn thể nhân dân. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, sau đây webmuanha.com sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cũng như cách tổ chức của giáo dục quốc dân tại Việt Nam. Hãy cùng xem nhé !
Nội dung chính
- Thế nào là hệ thống giáo dục quốc dân?
- Định nghĩa
- Phân loại
- Hệ thống giáo dục quốc dân chịu sự chi phối của những yếu tố nào?
- Yếu tố kinh tế và trình độ khoa học kĩ thuật.
- Yếu tố xã hội, chính trị
- Yếu tố sư phạm
- Cơ cấu bộ máy của hệ thống giáo dục quốc dân nước ta như thế nào?
- Để xây dựng hệ thống giáo dục quốc dân cần có những nguyên tắc nào?
- Video liên quan
Mục Lục
1 Thế nào là hệ thống giáo dục quốc dân?2 Hệ thống giáo dục quốc dân chịu sự chi phối của những yếu tố nào?
Mục Lục
Thế nào là hệ thống giáo dục quốc dân?
Định nghĩa
Khái niệm này bao gồm tổng thể các bộ phận chuyên trách trong trong quá trình giáo dục đối với công dân. Đã là một hệ thống thì chắc chắn chúng sẽ có mối liên hệ mật thiết với nhau. Đó là sự tác động qua lại dưới những hình thức nhất định để xây dựng một cơ cấu toàn diện và hoàn chỉnh nhất.
Bạn đang xem: Hệ thống giáo dục quốc dân là gì
Mục đích của việc ra đời một hệ thống như vậy là để đào tạo học viên theo hệ chính quy hoặc không chính quy. Đồng thời bồi dưỡng cho công dân cả về học thức lẫn ý thức.. Góp phần tạo ra nguồn nhân tài, nhân lực giỏi, xây dựng được dân trí cho toàn đất nước.
Phân loại
Hệ thống giáo dục quốc dân được phân chia thành nhiều hệ thống nhỏ. Cụ thể là hệ thống ngoài nhà trường, hệ thống cơ sở quản lí, giám sát giáo dục. Bên cạnh đó còn có hệ thống các cơ quan chuyên làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học giáo dục nói chung
Hệ thống nhỏ hơn, quan trọng nhất và gần gũi nhất đối với chúng ta đó chính là hệ thống trong nhà trường. Trong toàn hệ thống giáo dục quốc dân, đây được coi là đơn vị có cấu trúc cơ bản nhất.
Bao gồm nhiều cấp học, chuyên ngành chính, phụ, bậc học. Hay đối tượng, thành phần khác nhau. Cụ thể như trong trường có giáo viên, viên chức, học sinh, sinh viên, Trong các giáo còn được chia nhỏ lại thành hiệu trưởng, hiệu phó, văn thư, Hay là các lớp 1,2,3,.. các cấp:1,2,3.
Riêng đối với hệ thống ngoài nhà trường thì cũng không quá xa lạ với mọi công dân. Bởi nó chính là các hoạt động giáo dục giải trí, các cơ sở văn hóa, đào tạo và bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật,
Trên lý thuyết là như thế nhưng thực chất hiện nay hệ thống các cơ sở giáo dục ngoài nhà trường không còn quá nhiều mối liên kết với những bộ phận trong nhà trường. Chính vì thế nó được tách biệt ra khỏi hệ thống giáo dục quốc dân.
Hệ thống giáo dục quốc dân chịu sự chi phối của những yếu tố nào?
Yếu tố kinh tế và trình độ khoa học kĩ thuật.
Để xây dựng được một hệ thống lớn mạnh và lâu dài đòi hỏi phải có kinh tế. Dựa vào quỹ ngân sách nhà nước và số tiền học sinh, sinh viên, học viên đóng góp hàng năm để duy trì cơ sở hạ tầng trong giáo dục.
Bên cạnh đó còn cần có sự đầu tư về trang thiết bị, điều kiện dạy và học. Để có được những điều này, rất cần đến một nền sản xuất tiên tiến, có quy mô lớn. Như thế thì nội dung và phương pháp của giáo dục quốc dân mới được truyền tải một cách sâu sắc đến với công dân được.
Yếu tố xã hội, chính trị
Bất kể thời kì lịch sử nào cũng gắn liền với một chế độ xã hội và cơ sở hạ tầng nhất định. Trong cơ sở hạ tầng đó bao gồm cả giáo dục. Nếu như lúc trước, xã hội phân ra nhiều giai cấp và bắt buộc chia theo kiểu phân biệt sang hèn giàu nghèo.
Xem thêm: ‘Thuyết Âm Mưu’ Về Phiến Quân Hồi Giáo Is Qua Những Dấu Mốc Cơ Bản
Ngược lại thời nay, mọi công dân đều có quyền được học tập, giáo dục bình đẳng như nhau. Sự khác nhau về văn hóa của mỗi đất nước cũng ảnh hưởng đến hệ thống giáo dục quốc dân trong sự hình thành và phát triển.
Yếu tố sư phạm
Thời thế ngày càng thay đổi thì đòi hỏi những kiến thức cũng được đổi mới. Bởi vậy mà trong giáo dục đòi hỏi phải có sự linh hoạt trong tư duy cũng như phương pháp giảng dạy. Thông thường những tư tưởng mang tính lỗi thời sẽ được xóa bỏ. Thay vào đó là sự sửa đổi bổ sung giáo trình và trang thiết bị mới.
Cơ cấu bộ máy của hệ thống giáo dục quốc dân nước ta như thế nào?
Cơ cấu là những yêu cầu nhất định và sự vận động của những bộ phận riêng lẻ trong cùng một cái tổng thể. Dựa trên những nguyên tắc đã được tích hợp sẵn. Cơ cấu bộ máy được nói đến ở đây là những quy ước liên quan đến thứ hạng bằng cấp và các tầng bậc của hệ thống giáo dục.
Trong sơ sồ bộ máy được vẽ ra. Dựa trên quyết định 1981 thì Việt Nam có tổng cộng 8 cấp giáo dục và đào tạo. Cấp cao nhất là tiến sĩ, tiếp đến là thạc sĩ, xuống nữa là đại học rồi đến cấp cao đẳng, trung cấp.
Và 3 cấp còn lại tuy đơn giản nhưng vô cùng quan trọng. Đó là tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Ngoài ra còn có giáo dục thường xuyên đối với hình thức đào tạo không chính quy. Những trường mầm non, nhà trẻ cũng được mô tả trong sơ đồ này.
Trong chương trình từ THPT thì chúng ta đã nắm rõ rồi. Riêng trong việc đào tạo đại học, cao đẳng thì chúng ta học theo tín chỉ. Mỗi tín chỉ tương đương với 15 tiết học. Cứ đủ số tín chỉ yêu cầu thì sinh viên mới có điều kiện để ra trường.
Thông thường, với hệ đại học 4 năm thì số tín chỉ tích lũy được sẽ vào khoảng 120 tín. Và số tiền quy định tùy vào chuyên ngành học tập và trường học.
Để xây dựng hệ thống giáo dục quốc dân cần có những nguyên tắc nào?
Thứ nhất, phải đáp ứng nhu cầu thực tiễn của nhân dân. Bởi mục đích ra đời là để phục vụ cho dân.Thứ hai, phải liên tục, toàn diện và phổ biến một cách rộng rãi đồng bộ trong cả nước. Vì quyền lợi của mỗi người là như nhau.Thứ 3, cần phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của đất nước. Đồng thời có khả năng tiếp thu cái mới, cái tiến bộ của quốc gia khác.