Hệ thống điện là gì? Quy trình lắp đặt mạng điện cho gia đình
Việc thi công lắp đặt hệ thống điện cần phải đảm bảo tính thẩm mỹ và nguyên tắc an toàn điện. Để làm được điều đó thì bạn cần phải hiểu rõ hệ thống điện là gì và quy trình lắp đặt bảng điện, mạng lưới điện trong nhà yêu cầu những gì. Cùng đọc bài viết dưới đây của maykhoanbosch.net để tìm câu trả lời.
Mục Lục
Hệ thống điện là gì?
Hệ thống điện là một bộ phận của hệ thống năng lượng. Nó bao gồm hệ thống phát điện (nhà máy điện, trạm phân phối, trạm biến áp,…); các đường dây truyền tải, phân phối và các trang thiết bị phụ trợ khác (điều khiển, bảo vệ rơle…) được liên kết với nhau tạo thành một hệ thống làm nhiệm vụ sản xuất, truyền tải và sử dụng điện năng.
Hệ thống điện
Mỗi một thiết bị cấu thành nên hệ thống điện đều được gọi là phần tử của hệ thống điện. Có phần tử trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, biến đổi, truyền tải và tiêu thụ điện năng như: máy phát điện, máy biến đổi dòng điện, máy biến áp, dây dẫn các loại,… Có phần tử lại đóng vai trò điều khiển, điều chỉnh và bảo vệ quá trình sản xuất và phân phối điện năng như: máy cắt điện, tự động điều chỉnh kích thích bảo vệ rơle,…
Xem thêm: Quy trình lắp đặt điều hòa chi tiết, đúng kỹ thuật tại nhà
Quy trình lắp đặt mạng điện trong nhà
Để đảm bảo việc thi công, lắp đặt hệ thống điện, lắp đặt thiết bị điện đầy đủ, chính xác và an toàn, bạn có thể tham khảo cách lắp đặt hệ thống điện trong nhà dưới đây:
Lắp đặt hệ thống điện âm tường
Khi tiến hành lắp đặt hệ thống điện âm trần – âm tường, bạn cần phải chọn lựa một vị trí phù hợp về cả chiều dài, chiều rộng và chiều cao của hệ thống điện. Sau đó, đánh dấu những vị trí đã được định vị bằng máy cắt rồi tiến hành thiết kế hệ thống điện và đóng lưới tường theo các vị trí đã được đánh dấu trước đó.
Lắp đặt hệ thống điện âm tường
Nếu bạn chưa nắm rõ cách làm thì có thể tham khảo trong bài Hướng dẫn cách đi dây điện âm tường trong nhà an toàn, đúng kỹ thuật. Ngoài ra, khi đục tường đi dây điện thì bạn cần lưu ý nên chọn loại máy khoan bê tông hay máy đục bê tông chuyên dụng, có chất lượng tốt để tạo rãnh theo đường có sẵn mà không làm hỏng bề mặt của tường.
Lắp hệ thống ống điện âm sàn bê tông
Để lắp đặt hệ thống ống điện âm sàn thì bạn cần phải có các hộp box trung gian. Những hộp này sẽ được sắp xếp và đặt ở các vị trí phù hợp rồi dùng ống điện để kết nối các hộp box này lại với nhau.
Công đoạn này sẽ tạo nên đường dẫn ống dây điện nguồn. Sau khi hoàn thành, tiến hành đổ bê tông sàn. Khi đổ bê tông cần lưu ý không làm các ống điện bị biến dạng hoặc bẹp.
Lắp hệ thống ống điện âm sàn bê tông
Lắp đặt hệ thống máng cáp
Một bước quan trọng không thể thiếu trong cách lắp đặt các thiết bị điện dân dụng mà bạn nhất định không nên bỏ qua chính là lắp hệ thống máng cáp.
Máng cáp có chức năng chính là đưa dãn các đường cáp điện, cáp mạng. Khí lắp máng cáp, bạn cần phải xác định trước độ cao và vị trí lắp giá đỡ máng cáp. Sau đó lắp phần giá đỡ máng với khoảng cách từ 1,3 – 1,5m là đẹp. Lưu ý, để xây dựng hệ thống tiếp đất an toàn cho tuyến cáp thì máng cáp cần phải được kết nối đất bằng thanh đồng hoặc cáp đồng bọc PVC.
Cách lắp hệ thống dây dẫn điện
Sau khi hoàn thành các bước lắp đặt ở trên, các bạn tiến hành thông ống điện và kéo dây. Khi kéo dây điện, hãy dùng dây nylon luồn vào trong ống điện. Ngoài ra, hãy đảm bảo các dây điện phải được đánh dấu theo màu và theo pha để dễ phân biệt khi đấu nối.
Lắp hệ thống dây dẫn điện
Kiểm tra dây và lắp điện
Sau khi hoàn thành bước kéo dây điện, để đảm bảo an toàn, bạn hãy kiểm tra thật kỹ lại một lần nữa xem nguồn điện có vấn đề gì không, đã được thông chưa, có chỗ nào bị chập hay rò rỉ điện không,… Nếu đảm bảo không có vấn đề gì thì mới tiến hành kết nối dây với các thiết bị điện dân dụng.
Thiết kế tủ điện
Thiết kế tụ điện là một bước mà bạn không thể bỏ qua trong quy trình lắp đặt bảng điện dân dụng. Nó có công dụng chứa các thiết bị bảo vệ điện, giúp bạn nhanh chóng kiểm tra và xử lý khi hệ thống điện xảy ra sự cố.
Thiết kế tủ điện
Tủ điện rất quan trọng nên hãy đảm bảo rằng lớp vỏ của nó có độ cách điện và an toàn cao. Cuối cùng, hãy kết nối tủ điện này với hệ thống điện trong nhà bằng các đầu cáp ra vào của tủ.
Kiểm tra hệ thống và nghiệm thu
Đây là bước cuối cùng trong cách lắp điện dân dụng và là kỹ thuật thi công công trình xây dựng dân dụng mà bất kỳ đơn vị thi công chuyên nghiệp nào cũng phải thực hiện. Việc kiểm tra lại lần cuối toàn bộ hệ thống sẽ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cho bạn và gia đình khi sử dụng điện và hạn chế tối đa các sự cố điện ngoài ý muốn có thể xảy ra.
Trên đây là những giải đáp liên quan đến hệ thống điện là gì và quy trình lắp đặt mạng điện cho gia đình. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hoàn thiện công việc thi công lắp đặt hệ thống điện dân dụng an toàn, đúng kỹ thuật và nhanh chóng hơn, nâng cao hiệu suất làm việc tối đa.