Hệ thống chính trị là gì? Đặc điểm, cấu trúc hệ thống chính trị?

Hệ thống chính trị là gì? Hệ thống chính trị tiếng Anh là gì? Đặc điểm của hệ thống chính trị? Cấu trúc hệ thống chính trị?

    Hệ thống chính trị được đặc trưng trong tính chất tổ chức nhà nước của mỗi quốc gia. Tại Việt nam, Đảng được xem là hạt nhân, và Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị. Nhờ vậy mà đất nước ta đang có nhiều đổi mới và thành tựu trên con đường xây dựng Xã hội chủ nghĩa. Hệ thống chính trị thể hiện sự sắp xếp, tính hệ thống của các cơ quan, tổ chức quyền lực nhà nước. Qua đó phân công, triển khai các nhiệm vụ riêng và phối hợp trong quản lý, lãnh đạo chung. Cùng tìm hiểu các đặc điểm, cấu trúc của hệ thống chính trị.

    Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

    1. Hệ thống chính trị là gì?

    Chính trị là gì?

    Chính trị là một lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, thực hiện trong nhiệm vụ quản lý đất nước. Gồm các hoạt động và mối quan hệ giữa các chủ thể trong đời sống xã hội có liên quan đến việc nhận diện và giải quyết các vấn đề chung trong xã hội. Để giải quyết các vấn đề này, cần thiết lập một lực lượng chung có sức mạnh cưỡng chế để duy trì trật tự, hòa bình và công lý trong xã hội. Tổ chức này có tính chất đại diện, có quyền lực và khả năng cưỡng chế bằng sức mạnh quản lý.

    Nhà nước được tổ chức để thực thi quyền lực này và quyền lực nhà nước có nguồn gốc từ nhân dân. Trong đó, hệ thống chính trị là sự tổ chức của các lĩnh vực quản lý khác nhau. Nhằm thống nhất lãnh đạo nhân dân, mang đến quyền lợi và tiếng nói chung cho người dân.

    Hệ thống chính trị:

    Trong xã hội có giai cấp, các giai cấp sẽ tùy vào khả năng và tương quan lực lượng của mình để giành quyền lực nhà nước. Từ đó thực hiện hóa lợi ích cho giai cấp mình trên cơ sở và nhân danh thực hiện mục tiêu chung của xã hội. Mang sự đại diện, lãnh đạo và mục đích tìm kiếm lợi ích một cách công bằng, bình đẳng cho người dân.

    Với cách hiểu này, chính trị là quan hệ giữa các giai cấp và các tầng lớp trong ngành trong việc giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước. Được xây dựng có tính hệ thống để đảm bảo hiệu quả quản lý trong nước, cũng như mang sức mạnh lãnh đạo ra bên ngoài.

    Hệ thống chính trị là một tổ hợp có tính chất chỉnh thể các thể chế chính trị. Được tổ chức có tính chuyên nghiệp, phân chia cũng như phối hợp thực hiện các quyền lực nhà nước. Phân ra thành cơ quan quyền lực nhà nước, đảng chính trị, tổ chức và phong trào xã hội,…

    Hệ thống chính trị được xây dựng trên cơ sở quyền và chuẩn mực xã hội, phân bố theo kết cấu chức năng nhất định. Thể hiện các chức năng của chủ thể quản lý nhà nước, đại diện nhân dân. Vận hành theo nguyên tắc, cơ chế và quan hệ cụ thể nhằm thực thi quyền lực chính trị.

    Xem thêm: Nhà nước là gì? Vai trò của Nhà nước trong hệ thống chính trị?

    2. Hệ thống chính trị tiếng Anh là gì?

    Hệ thống chính trị tiếng Anh là Political system.

    Xem thêm: Thể chế chính trị là gì? Các thể chế chính trị trong hệ thống chính trị Việt Nam?

    3. Đặc điểm của hệ thống chính trị?

    Ở Việt nam, hệ thống chính trị do Đảng cộng sản lãnh đạo, không tồn tại các đảng chính trị khác.

    Đây cũng là đặc trưng ở các nước xã hội chủ nghĩa, bên cạnh tính đặc thù từ điều kiện thực tế của Việt Nam. Đảng ra đời mang đến sức mạnh, là tất yếu dại diện và lãnh đạo nhân dân. Ngay từ khi ra đời, Đảng đã được nhân dân tín nhiệm, ủng hộ và tôn vinh ở vị trí lãnh đạo. Sức mạnh của Đảng là sức mạnh tập thể, sự đoàn kết. Trước tiên là dành lại độc lập dân tộc, sau là đưa đất nước tiến đến Xã hội chủ nghĩa.

    Hệ thống chính trị Việt Nam được xây dựng trên nền tảng cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là hai hệ tư tưởng tiến bộ, là bản chất trong chiến lược phát triển và định hướng xây dựng đất nước. Bên cạnh sự tham khảo thêm kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

    Các tổ chức thành viên đều do Đảng cộng sản Việt Nam sáng lập:

    Đảng lập ra và Mặt trận Tổ quốc cùng các tổ chức chính trị- xã hội. Dựa trên các nhu cầu tất yếu về quyền lợi của nhân dân, các tổ chức được lập ra có vai trò, ý nghĩa hoạt động cụ thể. Trong đó, đều hướng đến nhiệm vụ là tổ chức tập hợp, đoàn kết nhân dân. Đại diện cho ý chí và nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Giúp quản lý, lãnh đạo nhân dân hoàn thành các mục tiêu chung trong định hướng xây dựng đất nước.

    Hệ thống chính trị Việt Nam là hệ thống thống nhất và tập trung quyền lực.

    Tính thống nhất bắt nguồn từ quyền lực của nhân dân ủy quyền cho Đảng, Nhà nước để thực hiện các mục đích chung. Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ trong tất cả các công việc của đất nước. Trong đó, các Đảng viên lại thay mặt đại diện cho nhân dân để đóng góp, xây dựng tổ chức lớn mạnh.

    Phải có sự tập chung quyền lực thì mới có hiệu quả trong quyết định, trong công tác lãnh đạo. Nhân dân được quyền giám sát các công việc được tiến hành trong tổ chức Đảng.

    Mục đích chính trị của toàn Đảng, toàn dân là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Mang đến chế độ xã hội mới, phù hợp và đảm bảo cho người dân. Thực hiện mục tiêu cụ thể là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Tất cả hướng đến quyền lợi, hiệu quả tiếp cận cho cuộc sống nhân dân.

    Các thành viên trong hệ thống chính trị có địa vị pháp lý vững chắc.

    Vị trí và chức năng của các thành viên được quy định rõ ràng trong Hiến pháp và các đạo luật. Đảm bảo thực thi các quyền hạn, trách nhiệm trong chức vụ đảm nhận.

    Có sự phân định rõ ràng về nhiệm vụ cơ bản giữa các tổ chức thành viên:

    Mỗi tổ chức ra đời vì một tính chất tất yếu, và duy trì trong nhu cầu quản lý, điều hành đất nước. Bởi vì mục tiêu chung là thực thi quyền lực của giai cấp và các lực lượng thống trị trong xã hội. Trong hệ thống chính trị:

    + Đảng cầm quyền hoặc liên minh các đảng cầm quyền lãnh đạo nhà nước;

    + Nhà nước quản lí xã hội theo chủ trương, đường lối, chính sách của đảng cầm quyền hoặc liên minh các đảng cầm quyền và trên cơ sở pháp luật do mình ban hành;

    + Các tổ chức hợp pháp khác tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội theo pháp luật.

    Xem thêm: Chính trị là gì? Vai trò lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị?

    4. Cấu trúc hệ thống chính trị?

    Cấu trúc này được tổ chức khác nhau, nhưng có những điểm chung trên thế giới. Đều thể hiện sự phân chia và phối hợp quyền lực giữa các cơ quan, tổ chức. Từ đó hình thành các liên kết, gọi là hệ thống chính trị.

    Hệ thống chính trị bao gồm những yếu tố sau:

    – Đảng chính trị (hay còn gọi là Đảng cầm quyền):

    Là lực lượng chủ yếu thực thi quyền lực của Nhà nước, quyết định các chính sách quốc gia. Đảng này thực hiện chức năng lãnh đạo, đại diện lớn nhất cho quyền lực nhà nước cũng như quyết định các công việc chung của đất nước.

    Các đảng khác (nếu có) chỉ đóng vai trò hợp tác, tham gia phản biện, giám sát cũng như tìm cách hạn chế, ngăn cản hoạt động của đảng cầm quyền để đảm bảo lợi ích cho đảng của mình. Thể hiện sự tiết chế, tính phù hợp trong quyền hạn, ý nghĩa quản lý đất nước của Đảng cầm quyền.

    Khi trở thành đảng cầm quyền, đảng này sẽ thể chế hóa cương lĩnh, mục tiêu và đường lối chính trị của đảng thành luật pháp, chương trình hay dự án,… Tuy nhiên vẫn phải cân đối, đảm bảo trong vai trò và trách nhiệm với dân tộc, với đất nước.

    Ở nước ta, chỉ có một Đảng duy nhất trong hệ thống chính trị, đó là Đảng Cộng sản Việt Nam.

    – Nhà nước:

    Gồm 3 cơ quan chính là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong đó, pháp luật được ban hành, được thực thi cũng như có tính cưỡng chế tất cả xã hội. Hoạt động của nhà nước cũng được xây dựng trên cơ sở pháp luật.

    Ba cơ quan này có nhiệm vụ thực thi quyền lực nhà nước với tính chất “độc quyền cưỡng chế hợp pháp”. Thực hiện tính chất lãnh đạo, đại diện nhân dân quản lý nhà nước trong khuôn khổ, trong trật tự chung.

    – Các tổ chức chính trị – xã hội:

    Là các tổ chức của công dân, nhằm bảo vệ lợi ích của tổ chức và lợi ích của các thành viên. Các tổ chức này đại diện cho tiếng nói của người dân, cũng như kiểm soát tính độc đoán của giai cấp thống trị.

    Có nhiệm vụ thực hiện một mục tiêu nhất định tác động đến việc thực hiện quyền lực của Đảng cầm quyền và nhà nước. Điều tiết, giám sát giai cấp thống trị, thực hiện các mục tiêu lợi ích cho tổ chức mình. Mức độ tác động nhiều hay ít phụ thuộc vào vị trí, khả năng và nguồn lực của tổ chức.

    – Sự tương tác giữa các thể chế chính trị:

    Các thể chế chính trị có sự phối hợp, phân chia vai trò, chức năng trong hệ thống chính trị. Cũng như có sự tương tác lẫn nhau để đảm bảo ý nghĩa quản lý, xây dựng nhà nước vì lợi ích cho nhân dân. Sự tương tác này theo các cơ chế và mối quan hệ đã được xác lập, phần lớn dựa trên nền tảng của pháp luật.

    Các tổ chức có sự liên kết tương hỗ hoặc ngăn cản nhau trong các quá trình nhất định để thực thi quyền lực chính trị. Qua đó mang đến hiệu quả giám sát, kịp thời điều chỉnh các tính chất quản lý, thống trị của giai cấp lãnh đạo. Nhằm đạt được mục đích chung của hệ thống, xã hội và lợi ích các tổ chức thành viên. Cân đối được quyền lợi, nghĩa vụ, nhiệm vụ trong Hiến pháp và pháp luật.

    Các bộ phận trong cấu trúc hệ thống chính trị Việt Nam:

    Bao gồm:

    + Đảng Cộng sản Việt Nam,

    + Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Mặt trận tổ quốc Việt Nam, cùng các tổ chức chính trị – xã hội khác của nhân dân như Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,

    + Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,

    + Hội Cựu chiến binh Việt Nam,

    + Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam,

    + Hội Nông dân Việt Nam.

    Trong hệ thống chính trị của Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức thành viên của Mặt trận và là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội, là hạt nhân trong hệ thống chính trị. Nhà nước được coi là trung tâm của hệ thống chính trị. Các tổ chức chính trị – xã hội ra đời trong vai trò hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên của tổ chức tiếp cận quyền lợi hiệu quả.