Hệ mặt trời là gì, có bao nhiêu hành tinh, thứ tự các sao
Hệ mặt trời là gì? Các hành tinh trong hệ mặt trời bao gồm những hành tinh nào? Liệu có thực sự có sự tồn tại của hành tinh thứ 9 trong vũ trụ hay không…? Hãy cùng Hải Triều tìm hiểu nhé!
Mục Lục
Tìm hiểu về hệ mặt trời
Hệ mặt trời ra đời từ khi nào? Lịch sử hình thành ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong phần dưới đây!
Tin tức liên quan:
▸10 vai trò của tầng ozon quan trọng đối với con người, vật
▸ Tam giác quỷ Bermuda là gì, nằm ở đâu? giải mã 10 bí ẩn
▸ 10 chiếc đồng hồ Omega Moonwatch bán chạy mọi thời đại
1. Hệ mặt trời là gì?
Hệ mặt trời còn gọi là Thái Dương Hệ, được hình thành cách đây 4,6 tỷ năm. Chúng là tập hợp của các thiên thể liên kết với nhau bởi lực hấp dẫn.
Hệ bao gồm những gì? Thiên thể chính trong hệ là Mặt Trời. Mặt Trời là một ngôi sao chứa đến 99,9% khối lượng của cả hệ và có lực hấp dẫn rất lớn.
Trong hệ, sẽ có Mặt Trời và các hành tinh (hay còn gọi là sao). Mặt Trời nằm ở trung tâm và làm trục cho các hành tinh khác xoay xung quanh nó.
Hệ mặt trời rộng bao nhiêu?
Theo lý thuyết, kích thước hệ mặt trời là 200,000 AU. Con số này tương đương khoảng cách 3,2 năm ánh sáng.
Các hành tinh trong hệ mặt trời nào có sự sống?
Theo những gì khoa học loài người nghiên cứu được thì trong tất cả các hành tinh trong hệ mặt trời thì chỉ có duy nhất một hành tinh có sự sống. Đó cũng chính là Trái Đất của chúng ta.
Hình ảnh hệ mặt trời mà các nhà khoa học ghi nhận được
2. Sự hình thành
Các hành tinh trong hệ mặt trời được hình thành như thế nào?
Quá trình hình thành các hành tinh trong hệ mặt trời diễn ra cách đây khoảng 4,6 tỷ năm. Chúng ra đời do sự suy sụp của đám mây phân tử khổng lồ.
Các giai đoạn hình thành các hành tinh trong hệ mặt trời:
- Giai đoạn sơ khai
Lúc bấy giờ, vũ trụ không có gì ngoài các ngôi sao được tạo nên từ đổ vỡ của tinh vân. Đó cũng chính là những đám mây khí bụi.
Sau đó, có một vụ nổ siêu tân tinh xảy ra. Chúng đã xé toạc tinh vân tiền mặt trời và làm nó bị co lại. Vụ nổ này cũng đã phóng đi một lượng lớn phóng xạ.
Qua hàng triệu năm, tinh vân dần co lại và nguội đi. Cũng từ đó, một tiền mặt trời được ra đời.
Hình ảnh vụ nổ siêu tân tinh
- Giai đoạn tiền mặt trời
Trong giai đoạn tiền mặt trời, sức nóng và ánh sáng mặt trời khiến cho các mảnh đá vỡ ra và tan thành khí lỏng như Hydro và Heli.
Một số các mảnh đá còn sót lại, chúng sẽ tự liên kết lại với nhau. Hình thành nên những mảnh đá lớn.
Trải qua hàng tỷ năm, những mảnh đá lớn này kết dính với nhau. Từ đó đã hình thành nên các hành tinh.
Các hành tinh được hình thành từ những mảnh đá lớn trong các vụ nổ của vũ trụ
3. Cấu trúc
Cấu trúc hệ có bao nhiêu hành tinh?
Người ta đã tính toán được số lượng các hành tinh trong hệ mặt trời là 8 hành tinh. Và 8 hành tinh đó chia thành 2 vòng: vòng trong và vòng ngoài. Chúng luôn chuyển động xoay quanh Mặt Trời.
-
4 hành tinh nhỏ, nằm ở vòng trong: Sao Thủy, Trái Đất, Sao Kim, Sao Hỏa
-
4 hành tinh khí khổng lồ, nằm ở vòng ngoài: Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương. 4 hành tinh này có kích thước và khối lượng lớn hơn gấp nhiều lần so với các hành tinh vòng trong.
Hệ mặt trời có bao nhiêu hành tinh?
Liệu có phải có 9 hành tinh trong hệ hay không?
Một số người phát hiện ra hành tinh thứ 9 trong hệ mặt trời. Tuy nhiên đây vẫn giả thiết và chưa xác thực thông tin một cách chính thống. Hiện tại các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về sự tồn tại của chúng.
Các hành tinh (sao) trong hệ mặt trời
Thứ tự các hành tinh trong hệ mặt trời (hay còn gọi là các sao trong hệ) xếp theo thứ tự như sau: Sao Thủy, Sao Kim, Trái đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và cuối cùng là Sao Hải Vương.
Tên gọi của các sao trong hệ mặt trời đa phần được lấy cảm hứng từ những vị thần Hy Lạp và La Mã cổ đại.
Tên các hành tinh trong hệ mặt trời được lấy cảm hứng từ tên của những vị thần cổ đại
1. Sao Thủy
Sao Thủy được phát hiện bởi người La Mã và Hy Lạp cổ đại. Chúng có tên khoa học Mercury. Tuy vị trí của Sao Thủy ở gần mặt trời nhất, nhưng đây lại không phải là sao nóng nhất so với các hành tinh trong hệ mặt trời khác.
Cấu tạo:
Sao Thủy là hành tinh có kích thước và trọng lượng nhỏ nhất trong toàn hệ.
Tuy có tên gọi liên quan đến Thủy (là nước). Thế nhưng, sự thật thì bề mặt của Sao Thủy lại bị bao phủ bởi rất nhiều núi lửa.
Sao Thủy cũng không có bầu khí quyển và cũng không có mặt trăng nào.
Chu kỳ xoay:
Do nằm ở vị trí gần Mặt Trời nhất nên chu kỳ xoay của Sao Thủy cũng ngắn nhất. Chúng chỉ mất khoảng 116 ngày là đã hoàn tất 1 chu kỳ xoay quanh mặt trời.
Sao Thủy được bao phủ bởi rất nhiều núi lửa
2. Sao Kim
Sao Kim có tên gọi khoa học là Venus – Venus cũng chính là tên của một vị thần cổ đại.
Tuy vị trí của Sao Kim không ở gần mặt trời nhất, nhưng nó lại là hành tinh nóng nhất (nhiệt độ lên đến hơn 4300°C).
Cấu tạo:
Sao Kim có kích thước to hơn Trái Đất một chút. Cụ thể: Sao Kim có đường kính là 12.104 km còn Trái Đất thì có đường kính là 12.742 km.
Chúng có bầu khí quyển ngập tràn khí Carbon Dioxide và các đám mây từ Axit Sunfuric.
Bề mặt cấu tạo của Sao Kim phần lớn là chứa núi và núi lửa.
Chu kỳ xoay:
Điểm đặc biệt nhất của Sao Kim so với các hành tinh trong hệ mặt trời đó chính là hướng xoay. Chúng xoay đối ngược hoàn toàn so với hướng xoay của Trái Đất và những hành tinh còn lại.
Sao Kim không hề có mặt trăng và mỗi năm mặt trời ở Sao Kim chỉ mọc 2 lần.
Sao Kim có kích thước to hơn so với Trái Đất một chút
3. Trái đất
Trái Đất hay còn gọi là Địa Cầu (Earth). Nếu xét theo độ xa dần khoảng cách các hành tinh trong hệ mặt trời thì Trái Đất đứng thứ 3 trong hệ.
Trái Đất chính là nơi duy nhất có sự sống tồn tại. Các nhà nghiên đã chứng minh rằng, sự sống trên trái đất được hình thành cách đây 1 tỷ năm.
Cấu tạo:
Bề mặt Trái Đất đã trải qua quá trình kiến tạo hơn hàng triệu năm.
Trái Đất bao phủ bởi 70% là các đại dương, 30% còn lại là các châu lục.
Nước là thành phần vô cùng thiết yếu của sự sống và chúng chỉ mới được phát hiện ở 2 nơi đó là Trái Đất và Sao Hỏa.
Chu kỳ xoay:
Trái Đất mất khoảng 365 ngày để hoàn thành một chu kỳ vòng quanh Mặt Trời. Ngoài ra, Trái Đất chỉ có một vệ tinh tự nhiên duy nhất đó chính là Mặt Trăng.
Trong hệ mặt trời hành tinh nào có sự sống? – Đó chính là Trái Đất
4. Sao Hỏa
Sao Hỏa có tên khoa học là là Mars, hay còn được gọi là Hành tinh Đỏ.
Cấu tạo:
Ở Sao Hỏa rất lạnh, nhiệt độ thường chỉ rơi vào khoảng -62 độ C. Nhiệt độ này còn cả mức cần thiết để đóng băng.
Bề mặt Sao Hỏa chủ yếu là đá, hẻm núi và núi lửa, đồng thời bị bao phủ bởi bụi đỏ. Không khí ở đây không có nhiều Oxy mà chủ yếu là khí Cacbonic.
Sao Hỏa là 1 trong 2 hành tinh hiện nay có chứa nước. Thế nhưng nước của chúng tồn tại ở dạng đất bằng hoặc trên các đám mây. Ngoài ra, một số nhà khoa học còn phát hiện ra những bằng chứng về hiện tượng lũ lụt cổ đại trên Sao Hỏa.
Chu kỳ xoay:
Một năm trên Sao Hỏa sẽ bằng 1,8809 năm Trái Đất. Cụ thể hơn là: 1 năm, 320 ngày và 18,2 giờ.
Bề mặt Sao Hỏa chủ yếu là đá, những hẻm núi và núi lửa.
NASA đã từng khẳng định rằng con người có thể lên Sao Hỏa vào năm 2035
5. Sao Mộc
Sao Mộc có tên khoa học là Jupiter. Đây là hành tinh lớn nhất so với các hành tinh trong hệ mặt trời khác.
Khối lượng của chúng gấp 2,5 lần khối lượng của các hành tinh trong hệ mặt trời cộng gộp lại (và gấp 1300 lần kích thước của Trái Đất)
Cấu tạo:
Bầu khí quyển của Sao Mộc có nét tương đồng lớn với bầu khí quyển của Mặt Trời. Cụ thể, ở đây chủ yếu là Hydro và Heli.
Khí quyển của Sao Mộc có 4 màu chính là nâu, vàng, đỏ, trắng. Các khí quyển của chúng sẽ đốt cháy bất cứ thứ gì có thể tiếp cận.
Chu kỳ xoay:
Sao Mộc mất khoảng gần 12 năm mới có thể hoàn thành một quỹ đạo xoay quanh mặt trời.
Sao Mộc có đại dương rộng lớn nhất trong toàn hệ. Tuy nhiên trong đó chỉ toàn chứa Hidro.
Khối lượng của Sao Mộc gấp 2,5 lần khối lượng của các hành tinh trong hệ mặt trời cộng gộp lại
6. Sao Thổ
Sao Thổ có tên khoa học là Saturn. Đây là hành tinh lớn thứ 2 so với kích thước các hành tinh trong hệ mặt trời khác. Đồng thời, gấp 9 lần so với Trái Đất.
Cấu tạo:
Điểm nổi bật nhất của Sao Thổ so với các hành tinh khác chính là vành đai rộng lớn của nó. Sao Thổ có kích thước vành đai lớn nhất trong toàn hệ.
Do tốc độ tự quay quanh trục rất nhanh nên hành tinh này bị mài mòn nhiều, tạo thành hình cầu dẹt một cách rõ rệt.
Chu kỳ xoay:
Sao Thổ chỉ mất khoảng 10,6 tiếng để quay quanh trục của chính mình. Nhưng lại mất đến 29,5 năm để hoàn thành một quỹ đạo xoay quanh Mặt Trời.
Sao Thổ có kích thước vành đai lớn nhất trong toàn hệ
7. Sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương có tên khoa học là Uranus. Đây là hành tinh thứ bảy trong hệ.
Trục quay của Sao Thiên Vương bị nghiên rất nhiều – gần như song song với mặt phẳng quỹ đạo của chính nó.
Chu kỳ xoay: Ở Thiên Vương Tinh, một mùa sẽ bằng một ngày.
Sao nào lạnh nhất hệ mặt trời vậy nhỉ? Đó chính là Sao Thiên Vương
8. Sao Hải Vương
Sao Hải Vương được đặt tên theo một vị thần biển cả Neptune. Đây là ngôi sao xa nhất trong các hành tinh trong hệ mặt trời và cũng có khối lượng riêng lớn nhất.
Chu kỳ xoay:
Sao Hải Vương chỉ mất 16 giờ để tự xoay quanh trục nhưng mất đến 165 năm để hoàn thành một vòng xoay quanh mặt trời.
Cấu tạo:
Sao Hải Vương có chứa nước, tuy nhiên nhiệt độ của hành tinh này rất thấp, nên nước đều tồn tại dưới dạng băng.
Sao Hải Vương có 5 vành đai xung quanh, và những vành đai này được đặt tên theo tên của nhà khoa học đã phát hiện ra chúng.
Sao Hải Vương có nước, tuy nhiên nhiệt độ của hành tinh này rất thấp, nên nước đều tồn tại dưới dạng băng
9. Hành tinh thứ 9
Năm 2012, hành tinh thứ 9 được các nhà khoa học phát hiện ra. Tuy nhiên, hiện tại cũng chưa có bằng chứng chính xác về hành tinh thứ 9 này. Tất cả giả thuyết đều mô phỏng dựa trên những thuật toán giữa các hành tinh.
Những câu hỏi hay về hệ mặt trời
Sau khi biết được các kiến thức sơ lược về 9 hành tinh trong hệ: hệ mặt trời là gì, hệ mặt trời có bao nhiêu hành tinh, các hành tinh trong hệ mặt trời…. thì chúng ta dễ dàng trả lời những câu hỏi liên quan mà nhiều người vẫn còn thắc mắc:
1. Hành tinh nào trong hệ mặt trời quay nhanh nhất?
Sao Thủy chính là hành tinh quay nhanh nhất trong toàn hệ.
Do gần mặt trời nhất cho nên chu kỳ quỹ đạo của Sao Thủy cũng sẽ ngắn nhất
Cũng bởi vì tốc độ xoay chuyển vô cùng nhanh chóng này nên sao Thủy đã được người La Mã đặt tên là Mercurius. Mercurius là tên của một vị thần liên lạc, nổi tiếng với đặc điểm đưa tin nhanh chóng.
Sao Thủy chính là hành tinh quay nhanh nhất trong hệ mặt trời
2. Hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời
Danh hiệu hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời thuộc về Sao Mộc. Chúng có bán kính trung bình là 69911 kkm. Tương đường bằng với 1/10 bán kính Mặt Trời.
Sao Mộc có tác động rất lớn đến toàn hệ. Do là hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời cho nên lực hút của nó rất lớn, ảnh hưởng đến việc định hình vị trí của Sao Hải Vương, Sao Thiên Vương.
Cũng chính nhờ vào lực hút cực lớn đó nên Sao Mộc đã đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn những tiểu hành tinh va vào Trái Đất.
Sao Mộc là hành tinh lớn nhất
3. Hành tinh nhỏ nhất trong hệ mặt trời
Hành tinh nhỏ nhất trong hệ mặt trời lại chính là sao Thủy – với đường kính chỉ khoảng 4879,4km.
Đường kính của nó gấp 0,4 lần trái đất. Thậm chí còn không bằng vệ tinh tự nhiên của Sao Thổ và Sao Mộc.
Hành tinh nhỏ nhất trong hệ mặt trời là Sao Thủy
4. Hành tinh nóng nhất trong hệ mặt trời
Sao nào nóng nhất hệ?
Sao Kim chính là hành tinh nóng nhất. Bởi vì nó được bao phủ bởi những lớp mây chứa đầy khí CO2. Chính việc này làm cho nhiệt từ Mặt trời không thể thoát ra.
Sao nào lạnh nhất trong hệ?
Hành tinh lạnh nhất đó chính là Sao Hải Vương.
Sao Hải Vương là sao lạnh nhất
5. Mặt trăng nằm ở đầu trong hệ?
Mặt Trăng là một vệ tinh tự nhiên. Và các hành tinh có thể có một hoặc nhiều mặt trăng xung quanh.
Ở Trái Đất của chúng ta thì chỉ có một Mặt Trăng duy nhất. Và đây cũng chính là nơi duy nhất ngoài địa cầu mà con người đã từng đặt chân tới. Chúng có đường kính 3474 km, tức khoảng ¼ đường kính của Trái Đất.
Mặt Trăng được hình thành từ các mảnh vụn văng ra giữa Trái Đất với một thiên thể khác.
Đối với Trái Đất, Mặt Trăng có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nếu như không có Mặt Trăng sẽ không có hiện tượng thủy triều, quỹ đạo quay của Trái Đất sẽ bị mất ổn định rất nhiều. Cũng như là các hiện tượng núi lửa, động đất sẽ xảy ra nhiều hơn.
Mặt Trăng có ý nghĩa to lớn đối với đối Trái Đất
Kết lại
Vừa rồi là những thông tin khái quát về hệ mặt trời và các hành tinh trong hệ mặt trời. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết thêm nhiều kiến thức bổ ích và thú vị của Thiên văn học.
Có thể bạn quan tâm:
▸ Sa mạc là gì? 10 sa mạc lớn nhất thế giới và cách sinh tồn
▸ Nguyệt thực toàn phần, một phần là gì, xảy ra khi nào?
▸ Giải mã đầy đủ bí mật 12 cung hoàng đạo chính xác nhất
was last modified: