Hệ điều hành được lưu trữ ở đâu?
5. Các loại hệ điều hành phổ biến trên điện thoại, máy tính
1. Hệ điều hành là gì?
Trắc nghiệm: Hệ điều hành được lưu trữ ở đâu?
A. Bộ nhớ trong (Rom, Ram)
B. Bộ nhớ ngoài ( Đĩa cứng, CD,…)
C. Bộ xử lý trung tâm
D. Kết quả khác
Lời giải:
Đáp án đúng: B. Bộ nhớ ngoài ( Đĩa cứng, CD,…)
Hệ điều hành có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống. Hãy cùng Top tài liệu tìm hiểu chi tiết về Hệ điều hành nhé!
1. Hệ điều hành là gì?
* Giới thiệu chung
– Hệ điều hành (tiếng Anh: Operating System – viết tắt: OS) là phần mềm được cài đặt đầu tiên trên mây tính, dùng để điều hành, quản lý toàn bộ tất cả thành phần (bao gồm cả phần cứng và phần mềm) của thiết bị điện tử, tất cả các phần mềm khác chỉ có thể hoạt động khi máy tính đã được cài đặt hệ điều hành.
– Hệ điều hành là tập hợp các chương trình được tổ chức thành một hệ thống với nhiệm vụ:
+ Đảm bảo tương tác giữa người dùng với máy tính, có vai trò trung gian trong việc giao tiếp giữa người sử dụng và thiết bị.
+ Cung cấp các phương tiện và dịch vụ để điều phối thực hiện chương trình.
+ Quản lí chặt chẽ các tài nguyên của máy, tổ chức khai thác chúng một cách thuận tiện và tối ưu.
– Hệ điều hành cùng với các thiết bị kĩ thuật (máy tính và các thiết bị ngoại vi) tạo thành một hệ thống.
– Một số hệ điều hành phổ biến hiện nay đó là MS-DOS, Windows 98, Windows 2000, Win XR, …
2. Thành phần của hệ điều hành
Để đảm bảo những chức năng trên, hệ điều hành cần có các chương trình tương ứng:
– Cung cấp môi trường giao tiếp giữa người dùng và hệ thống: thông qua hệ thống câu lệnh được nhập từ bàn phím hoặc thông qua các đề xuất của hộ thống (bảng chọn, cửa sổ, biểu tượng đồ hoạ…) được điều khiển bằng bàn phím hoặc chuột.
– Quản lí tài nguyên, bao gồm phân phối và thu hồi tài nguyên.
– Tổ chức thông tin trên bộ nhớ ngoài nhằm lưu trữ, tìm kiếm và cung cấp thông tin cho các chương trình khác xử lí (được gọi chung là hệ thống quản lí tệp),
Đa số các hệ điều hành phổ biến hiện nay có một số tiện ích liên quan đến mạng máy tính đó là các dịch vụ kết nối và làm việc với Internet, trao đổi thư tín điện tử…
3. Chức năng của hệ điều hành
– Tổ chức giao tiếp giữa người dùng và hệ thống, có thể thông qua hệ thống lệnh hoặc bảng chọn được điều khiển bởi chuột và bàn phím.
– Cung cấp tài nguyên cho các chương trình và tổ chức thực hiện các chương trình đó. Cung cấp cho người dùng giao diện phù hợp, để có thể sử dụng các phần mềm trên máy tính.
– Tổ chức lưu trữ thông tin trên bộ nhớ ngoài, cung cấp các công cụ để tìm kiếm và truy cập thông tin: Là nơi để quản lý thông tin phần cứng, bao gồm như: Quản lý bộ nhớ, quản lý CPU, quản lý mạng, quản lý thiết bị và quản lý hệ thống tập tin.
– Kiểm tra và hỗ trợ bằng phần mềm cho các thiết bị ngoại vi để có thể khai thác chúng một cách thuận tiện và hiệu quả;
– Cung cấp các dịch vụ tiện ích hệ thống (làm việc với đĩa, truy cập mạng…).
=> Vậy chức năng của hệ điều hành là làm điểm trung gian kết nối giữa phần cứng với người dùng, giúp chúng ta nhanh chóng truy cập, cũng như vận hành các tài nguyên khác. Xử lý các xung đột xảy ra giữa chương trình hệ thống và các chương trình khác do người dùng sử dụng.
4. Phân loại hệ điều hành
Hệ điều hành có ba loại chính sau:
a. Đơn nhiệm một người dùng
– Các chương trình phải được thực hiện lần lượt.
– Mỗi lần làm việc chỉ có một người được đăng kí vào hệ thống.
– Hệ điều hành loại này đơn giản và không đòi hỏi máy tính phải có bộ xử lí mạnh.
– Ví dụ: MS-DOS là một hệ điều hành đơn nhiệm một người dùng.
b. Đa nhiệm một người dùng
– Chỉ cho phép một người được đăng kí vào hệ thống nhưng có thể kích hoạt cho hệ thống thực hiện đồng thời nhiều chương trình.
– Hệ điều hành loại này khá phức tạp và đòi hỏi máy phải có bộ xử lí đủ mạnh.
– Ví dụ: Windows 95 là hệ điều hành đa nhiệm một người dùng.
c. Đa nhiệm nhiều người dùng
– Cho phép nhiều người được đăng kí vào hệ thống, có thể thực hiện đồng thời nhiều chương trình.
– Hệ điều hành loại này rất phức tạp, đòi hỏi máy phải có bộ xử lí mạnh, bộ nhớ trong lớn và thiết bị ngoại vi phong phú.
– Ví dụ: Window’s XP là một hệ điều hành đa nhiệm nhiều người dùng.
5. Các loại hệ điều hành phổ biến trên điện thoại, máy tính
a. Hệ điều hành máy tính
* Windows
– Windows luôn là hệ điều hành được nhiều người sử dụng nhất từ trước đến nay, được phát hành đầu tiên vào năm 1980 bởi Microsoft và gần đây nhất là Windows 10 (ra mắt vào 2015).
* MacOS
Trước đây macOS còn có tên là OS X, được tạo ra bởi Apple và được cài sẵn trên tất cả các thiết bị máy tính của Apple. So với tốc độ và độ mượt mà khi sử dụng thì dòng này hơn hẳn Windows và người dùng đánh giá ổn định, ít lag. Tuy nhiên macOS lại khá là kén thiết bị, có nhiều thiết bị không tương thích khi chạy trên phần mềm này dẫn đến ít người dùng hơn.
b. Hệ điều hành điện thoại
* Android
Được phát triển bởi công ty Android Inc và được Google mua lại vào năm 2005. Vậy hệ điều hành android là gì? Android là hệ điều hành trên thiết bị di động có số người được sử dụng đông đảo nhất trên thế giới (chiếm 87,7% thị phần) năm 2017.
* iOS
IOS là phần mềm được ra mắt người dùng vào năm 2007, chuyên dành riêng cho thiết bị thông minh của Apple như iPhone, iPad, iPod, MacBook. iOS đã tạo ra một cuộc cách mạng lớn về công nghệ phần mềm và hiện nay số lượng thiết bị sử dụng hệ điều hành iOS chỉ đứng sau Android, chiếm lĩnh gần một nửa thị trường.