Hệ Miễn Dịch Của Trẻ Khác Gì Với Người Lớn? Cách Bổ Sung
Khác với người lớn hệ miễn dịch của trẻ thường chưa được hoàn thiện. Vì vậy vào thời điểm giao mùa trẻ rất dễ mắc bệnh. Để giúp trẻ luôn khỏe mạnh cha mẹ cần quan tâm hơn nữa đến việc tăng cường sức đề kháng tự nhiên. Cụ thể bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này.
Mục Lục
Hệ miễn dịch của trẻ khác gì so với người lớn?
Hệ miễn dịch hiểu một cách đơn giản là tập hợp các tế bào bạch cầu, lympho trong máu, hạch, tủy xương và lá lách có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các vi trùng, vi khuẩn. Để hoạt động hiệu quả, hệ miễn dịch sẽ tự sinh ra kháng thể hoặc dùng men tiêu hủy và cơ chế thực bào để ngăn chặn kẻ thù tấn công.
Ở người trưởng thành, hệ miễn dịch sẽ được xây dựng và củng cố qua những lần mắc bệnh dựa trên nguyên tắc ghi nhớ và tạo kháng thể phù hợp để tiêu diệt các kháng nguyên trong những lần tiếp theo. Người ta gọi đây là cơ chế miễn dịch chủ động.
Còn ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch trong những tháng đầu đời thường được thừa hưởng các dòng kháng thể từ sữa mẹ.Tuy nhiên theo thời gian các kháng thể sẽ bị suy giảm nhanh chóng nhất là khi bé bắt đầu cai sữa. Chính vì vậy trong thời gian này, bé sẽ thường mắc các bệnh truyền nhiễm và đây là cơ hội để hệ miễn dịch của trẻ chủ động riêng cho mình. Nhưng đối với một số chủng khuẩn có độc tính cao, gây bệnh nặng cha mẹ cần chủ động phòng ngừa cho con bằng cách tiêm vắc-xin.
Cũng theo các chuyên gia, ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ, các tế bào tiền thân đã phân chia, chuyên môn hóa và trở thành tế bào của hệ miễn dịch. Tốc độ phân chia này rất nhanh lúc đầu nhưng khi thai nhi càng trường thành thì càng giảm. Các đại thực bào sẽ được tìm thấy trong ruột của thai nhi ở tuần 11 và 12. Số lượng này sẽ tăng nhanh vào tháng 4 và thứ 5 của thai kỳ. Tế bào T và B cũng được tìm thấy trong ruột vào khoảng tháng thứ 16 của tuổi thai và đến tuần 16 chúng sẽ tổ chức thành các hạch bạch huyết chuyên biệt. Tuy nhiên trong môi trường tử cung vô trùng, hệ miễn dịch của trẻ chưa cần hoạt động.
Hệ miễn dịch của trẻ được hình thành thế nào sau khi sinh?
Hệ miễn dịch của trẻ sẽ được hình thành thông qua các yếu tố sau đây:
- Qua nhau thai: Các kháng thể do hệ miễn dịch của mẹ sẽ đi qua nhau thai ở tuần thứ 13 để truyền cho bé. Tuy nhiên hầu hết các kháng thể đều đi vào cuối thai kỳ trong tam cá nguyệt thứ ba. Vì vậy chúng rất dồi dào tại thời điểm bé chào đời. Sự chuyển giao muộn màng này giúp trẻ sơ sinh có lượng kháng thể dồi dào để chống lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài.
- Qua sữa mẹ: Sữa mẹ là nguồn cung cấp dồi dào chất dinh dưỡng và các kháng thể, tế bào của hệ miễn dịch. Điều này đặc biệt đúng với sữa non được sản xuất trong những ngày đầu sau sinh. Một vài nghiên cứu khoa học đã chỉ ra 1 ml sữa non chứa tới 3 triệu tế bào trong đó 1,8 triệu là đại thực bào. Thông qua việc bú sữa trẻ sẽ được truyền các kháng thể giúp hệ miễn dịch bắt đầu hoạt động và hoàn thiện hơn. Theo thời gian khi hệ miễn dịch của trẻ tăng lên, các kháng thể của sữa mẹ cũng sẽ dần mất đi. Các thành phần trong sữa lúc này đóng vai trò nhiều hơn về dinh dưỡng thay vì khả năng miễn dịch bảo vệ cơ thể.
- Qua các lần bị ốm: Các bệnh nhiễm trùng trẻ thường xuyên gặp phải trong năm tháng đầu đời sẽ giúp ích cho việc hoàn thiện hệ miễn dịch. Theo đó nhóm tế bào T và B sẽ ghi nhớ và hình thành các kháng thể miễn dịch để ngăn ngừa sự tái phát trong những lần sau. Nói cách khác đó là quá trình học hỏi, làm giàu kinh nghiệm để giúp hệ miễn dịch của trẻ tốt hơn.
- Tiêm chủng: Tiêm chủng sẽ gây ra các phản ứng miễn dịch, tạo kháng thể đặc hiệu với virus và vi khuẩn trong cơ thể. Điều đó có nghĩa là nếu trong tương lai trẻ thực sự mắc bệnh, hệ miễn dịch của trẻ sẽ tự nhận diện virus, vi khuẩn trước đó để chống lại và ngăn ngừa biến chứng.
Khi nào thì hệ miễn dịch của trẻ bắt đầu hoàn thiện?
Hệ miễn dịch của trẻ sau sinh thường chưa được hoàn thiện và đáp ứng miễn dịch đặc hiệu do thiếu kinh nghiệm kháng nguyên.Trong giai đoạn 6 tháng đầu đời, trẻ sẽ được bảo vệ nhờ lượng kháng thể truyền từ sữa mẹ. Đồng thời hệ miễn dịch của bé cũng học hỏi và phát triển nhờ tiếp xúc với các yếu tố môi trường xung quanh.
Sau 6 tháng, lượng kháng thể từ sữa mẹ giảm dần, trẻ bắt đầu bước giai đoạn tập ăn dặm và tiếp xúc với nhiều yếu tố lạ hơn. Lúc này hệ miễn dịch của trẻ phải tự chủ động sản sinh kháng thể để đáp ứng với phát triển của cơ thể. Tuy nhiên các đáp ứng do hệ miễn dịch của trẻ tạo ra sẽ vẫn còn thấp do những lý do như:
- Với hệ miễn dịch bẩm sinh, số lượng đại thực bào và bạch cầu trung tính còn bị giới hạn.
- Với miễn dịch đặc hiệu, do ‘’thiếu kinh nghiệm kháng nguyên’’ nên mọi mầm bệnh với trẻ đều là mới. Cơ thể lúc này sẽ cần phải có thời gian để tìm hiểu kháng nguyên trước khi đưa ra giải pháp đáp ứng. Bên cạnh đó, tế bào T và B ở trẻ khác với người lớn nên mức sản xuất kháng thể còn rất thấp.
Đến khi 3 hoặc 4 tuổi, hệ miễn dịch của trẻ mới được hoàn thiện. Lúc này cơ thể trẻ sẽ có thể tự sản xuất đầy đủ các kháng thể để chống lại những mầm bệnh nhiễm khuẩn. Theo đó khoảng thời gian từ 6 tháng- 3 tuổi, khi kháng thể của mẹ truyền qua sữa giảm dần và hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện trẻ sẽ có ‘lỗ hổng miễn dịch’ khiến cơ thể thường xuyên mắc bệnh.
Những yếu tố ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ
Hệ miễn dịch của trẻ là hàng rào quan trọng để bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công và xâm nhập của các loại vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên không phải lúc nào hệ miễn dịch của trẻ cũng khỏe. Đôi khi do yếu tố ngoại cảnh và sự tấn công quá mạnh của chủng khuẩn mà hệ miễn dịch sẽ yếu đi. Dưới đây là những yếu tố gây ảnh hưởng tới sức khỏe và hệ miễn dịch của trẻ:
- Cơ địa: Sức đề kháng của trẻ một phần là do người mẹ truyền cho. Vì vậy trẻ sinh ra yếu đuối hay khỏe mạnh một phần là nhờ sức đề kháng của mẹ truyền cho con.
- Tuần thai: Theo các nghiên cứu khoa học trẻ nhỏ được sinh đủ tháng sẽ có nền tảng hệ miễn dịch tốt hơn trẻ sinh non.
- Đường sinh: Việc sinh tự nhiên qua đường sinh dục cũng sẽ giúp trẻ tiếp xúc với các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp ích cho sự phát triển miễn dịch sau này.
- Sữa mẹ: Sữa mẹ, đặc biệt là sữa non chứa rất nhiều kháng thể và chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của hệ miễn dịch. Do đó những trẻ được bú sữa mẹ thường xuyên sẽ có sức đề kháng tốt hơn những trẻ dùng sữa ngoài.
- Chế độ dinh dưỡng: Ăn dặm đúng thời điểm và lựa chọn chế độ thực phẩm phù hợp sẽ giúp trẻ nhận đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho hệ miễn dịch như vitamin A, D, E. Từ đó duy trì sức khỏe và hệ miễn dịch khỏe mạnh.
- Giấc ngủ: Yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hệ miễn dịch của trẻ chính là giấc ngủ. Khi ngủ không đủ giấc, cơ thể trẻ sẽ giảm khả năng sản sinh ra protein chống nhiễm trùng và viêm nhiễm. Theo đó, các nhà khoa học đã chỉ ra, số giờ ngủ của trẻ mỗi ngày theo độ tuổi là: Trẻ mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi nên ngủ 10-13 giờ mỗi ngày; trẻ từ 6-13 tuổi nên ngủ từ 9-11 giờ/ ngày; thanh thiếu niên từ 14-17 tuổi nên ngủ 8-10 tiếng mỗi ngày.
- Tiêm chủng: Tuổi nhỏ hệ miễn dịch của trẻ chưa thực sự đủ mạnh để chống lại những loại vi khuẩn nguy hiểm do đó cha mẹ nên tiêm phòng đầy đủ cho con theo phác đồ của bộ Y tế quy định.
- Vận động tích cực: Việc thường xuyên để trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh sẽ giúp tăng cường sức khỏe thể chất, tích lũy kinh nghiệm kháng nguyên, từng bước hoàn thiện hệ miễn dịch.
- Mỗi trường sống: Sống trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc, bụi mịn và các chất hóa học sẽ khiến hệ thống phòng thủ chính của trẻ bị tổn thương. Lâu ngày miễn dịch sẽ suy giảm, vi khuẩn và virus dễ dàng tấn công.
- Lạm dụng thuốc: Cha mẹ quá lạm dụng thuốc kháng sinh, corticoid và không tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ sẽ khiến hệ vi sinh vật trong cơ thể con nhỏ bị tiêu diệt nhầm. Tình trạng này nếu để kéo dài, các tế bào của hệ miễn dịch của bị ảnh hưởng và suy yếu.
Cách tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ hiệu quả
Trong độ tuổi đến trường, trẻ vận động và tiếp xúc nhiều với các tác nhân bên ngoài do đó cần tăng cường hệ miễn dịch để phòng ngừa bệnh tật hiệu quả. Dưới đây là một số biện pháp giúp bảo vệ cơ thể trẻ khỏe mạnh, chống chọi lại với các tác nhân gây hại.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng đa dạng
Trẻ nhỏ là đối tượng cần bổ sung dinh dưỡng để cơ thể phát triển và hoàn thiện hệ miễn dịch. Vì vậy cha mẹ cần đa dạng chế độ dinh dưỡng để cơ thể bé hấp thụ được nhiều dưỡng chất có lợi. Một số loại thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch của bé như:
- Thịt cá: Ngoài cung cấp chất đạm, cá còn giúp duy trì chức năng của cơ thể, tăng cường miễn dịch, chống viêm nhờ hàm lượng kẽm, selen và axit béo Omega-3 dồi dào.
- Các loại thịt đỏ: Thịt bò, thịt heo, trứng là những nguồn cung cấp chất đạm và khoáng chất cần thiết cho hệ miễn dịch của trẻ.
- Các loại hải sản: Tôm, cá, cua,… là những thực phẩm có hàm lượng kẽm, iot, selenium dồi dào nên rất cần thiết cho quá trình sản xuất những tế bào của hệ miễn dịch. Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, mỗi ngày mẹ nên cho trẻ tiêu thụ khoảng 150-200g hải sản.
- Sữa chua: Bổ sung sữa chua vào khẩu phần ăn hàng ngày sẽ giúp bé phát triển tốt về hệ sinh vật trong đường ruột, tăng cường miễn dịch hiệu quả.
- Trái cây: Ngoài việc cung cấp chất béo và chất đạm cần thiết cho hoạt động hàng ngày của trẻ bố mẹ cũng đừng quên bổ sung trái cây để cung cấp vitamin và chất khoáng dồi dào. Việc làm này không những giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh mà còn phòng chống bệnh tật hiệu quả.
- Rau củ: Chế độ ăn nhiều rau củ, quả sẽ giúp trẻ thanh lọc cơ thể, tăng cường tính kiềm, ổn định pH và duy trì chức năng của hệ miễn dịch khỏe mạnh. Bố mẹ có thể nghĩ nhiều cách chế biến đa dạng như hấp, luộc, xào hoặc nấu canh để con cảm thấy ngon miệng hơn.
Ngủ đủ giấc
Thiếu ngủ là nguyên nhân chính khiến hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm do đó để hạn chế tình trạng này cha mẹ nên cho con ngủ đủ giấc. Cụ thể theo giám đốc Trung tâm giáo dục Nhi khoa toàn diện tại bệnh viện Nhi Đồng Boston, trẻ sơ sinh cần đến 18 tiếng để ngủ mỗi ngày, trẻ mới biết đi cần 12-13 tiếng và trẻ mẫu giáo cần khoảng 10 tiếng. Việc thiếu ngủ không những khiến hệ miễn dịch suy giảm mà tăng khả năng mắc những bệnh nguy hiểm do tế bào miễn dịch hạn chế.
Tăng cường tập thể dục thể thao
Thể dục thể thao là hoạt động giúp tăng cường sức đề kháng cho bé hiệu quả. Cha mẹ có thể tham khảo một số bài tập luyện đơn giản dưới đây:
- Đưa tay lên xuống: Đầu tiên mẹ đặt ngón cái vào lòng bàn tay bé để bé nắm chặt. Những ngón còn lại của mẹ sẽ đỡ lấy bàn tay bé. Mẹ tiến hành di chuyển cánh tay bé lên xuống dọc cơ thể để giúp nâng cơ vai, tăng cường trao đổi chất.
- Bài tập xoay cánh tay: Mẹ chỉ cần giữ tay bé và quay vòng sang 2 bên để cơ vai của bé được linh hoạt.
- Bài tập co duỗi chân: Mẹ nắm tay vào phần đầu gối của bé, sau đó đẩy chân bé co gập về phía bụng. Lặp đi lặp lại vài lần sẽ giúp cơ xương chậu của bé được linh hoạt đồng thời hạn chế chứng táo bón hiệu quả.
- Bài tập tư thế máy bay: Mẹ để hai tay dưới nách và giữ chặt người bé. Tù từ nâng bé lên và ở tư thế nằm ngang. Bài tập này sẽ giúp khuyến khích bé tự nhấc đầu và chân thẳng lên, phát triển cơ lưng hiệu quả.
Ngoài ra đối với những trẻ vị thành niên cha mẹ có thể tạo thói quen tập thể dục cho trẻ với những bộ môn như đạp xe, đi bộ, trượt băng,…
Bổ sung nước ion kiềm cho mẹ và bé
Nước là thành phần quan trọng chiếm 70% trọng lượng cơ thể nên có ảnh hưởng rất lớn đến hệ miễn dịch. Không chỉ thế nước ion kiềm còn chứa rất nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe như Na, Ka, Mg,… Với cấu trúc phân tử siêu nhỏ, giàu hydrogen loại nước này có tác dụng chống oxy hóa và tiêu diệt gốc tự do rất tốt. Do đó để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, mẹ có thể bổ sung nước ion kiềm trong suốt hành trình mang thai. Việc làm này không những giúp các kháng nguyên được truyền sang cho trẻ dồi dào mà còn giúp mẹ khỏe mạnh hơn trong suốt thai kỳ.
Đối với những trẻ tuổi vị thành niên, cha mẹ có thể cho bé sử dụng trực tiếp nước ion kiềm mỗi ngày để giúp cơ thể hấp thụ tốt nhất các vi khoáng. Từ đó giúp phòng ngừa bệnh tật và nâng cao miễn dịch hiệu quả.
Trên đây là toàn bộ thông tin về hệ miễn dịch của trẻ và cách tăng cường hiệu quả. Cha mẹ cần chú ý quan sát thường xuyên để giúp con nhỏ phòng tránh được những bệnh tật nguy hiểm.