Hé Lộ Cách Giải Quyết Tình Trạng Trẻ Sơ Sinh Khóc Đêm Cho Mẹ

Trẻ sơ sinh khóc đêm là một trong những hiện tượng thường gặp nhưng mang đến rất nhiều nỗi lo lắng cho các bậc phụ huynh. Trên thực tế, tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất, tinh thần của cả mẹ và bé. Vậy tại sao trẻ sơ sinh hay khóc đêm? Cách dỗ trẻ sơ sinh quấy khóc cụ thể như thế nào? Zaracos sẽ tiết lộ câu trả lời chi tiết cho các bạn ngay sau đây.

1. Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khóc đêm có thể bạn chưa biết

Tình trạng trẻ sơ sinh khóc đêm xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là trong giai đoạn từ 0 – 3 tháng tuổi. Vậy lý do trẻ sơ sinh quấy đêm cụ thể là gì?

tre-so-sinh-qiay-khoc-ban-dem-do-nhieu-nguyen-nhan-khac-nhau

Trẻ sơ sinh quấy khóc ban đêm do nhiều nguyên nhân khác nhau

  • Bé khóc đêm do đói: Dạ dày của em bé sơ sinh có kích thước rất nhỏ, dẫn đến tình trạng nhanh đói. Trung bình, trong 3 tháng đầu tiên, bé phải thức giấc để bú ít nhất 3 cữ.

  • Hệ tiêu hoá hoạt động không tốt: Khi bé bú sữa quá no trước khi đi ngủ, ăn những thực phẩm gây khó tiêu hoặc dị ứng, uống thuốc kháng sinh… dễ dẫn đến hiện tượng đầy hơi, chướng bụng. Đây là nguyên nhân khiến nhiều bé bị khó chịu và khóc đêm liên tục.

  • Tã bỉm bị ướt: Bé đi tiểu nhiều vào ban đêm khiến tả bỉm ướt sũng, lúc này bé thường quấy khóc, lăn qua lăn lại liên tục. Vì thế, mẹ không nên cho bé uống nhiều nước trước khi đi ngủ, đồng thời chủ động thay tả bỉm trước khi quá đầy.

  • Bé khóc đêm do bị bệnh: Trẻ sơ sinh thường xuyên gặp phải những vấn đề như nghẹt mũi, sổ mũi, khô họng, ho, sốt, dị ứng… Tất cả những hiện tượng này đều khiến bé mệt mỏi, khó ngủ và khóc nhiều.

Ngoài ra, bé sơ sinh có thể khóc đêm do những nguyên nhân khác như: Không gian phòng ngủ quá ồn ào, nhiệt độ phòng quá cao hoặc quá thấp, bé mọc răng, côn trùng đốt, hoạt động quá mức, lạ nhà, xa mẹ, đang trong giai đoạn tuần khủng hoảng

> > > Xem ngay : Phương pháp EASY là gì ? Nuôi con phương pháp Easy có lợi ích như thế nào

2. Ảnh hưởng của tình trạng trẻ sơ sinh hay khóc đêm

Tình trạng trẻ sơ sinh khóc đêm liên tục, thường xuyên giật mình và không ngủ xuyên đêm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển toàn diện của bé, cũng như sức khỏe và tinh thần của mẹ. Cụ thể như sau:

2.1. Ảnh hưởng đến bé

  • Giảm sút hormone tăng trưởng, khiến bé chậm tăng cân và chiều cao phát triển hạn chế.

  • Ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch, bé dễ ốm vặt khi thay đổi môi trường.

  • Ức chế khả năng tiêu hoá, giảm cảm giác thèm ăn, lâu dần dẫn đến tình trạng biếng ăn.

  • Hiện tượng khóc to liên tục và kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng khó thở, ức chế khả năng hô hấp, gây nguy hiểm đến sức khoẻ của bé.

tre-quay-khoc-dem-anh-huong-den-suc-khoe-cua-be

Tình trạng khóc đêm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của bé

2.2. Ảnh hưởng đến mẹ

Trẻ sơ sinh quấy khóc đêm không chịu ngủ liên tục khiến mẹ bị mệt mỏi thường xuyên, từ đó dẫn đến tình trạng căng thẳng và có thể gây bệnh trầm cảm sau sinh. Bên cạnh đó, khi mẹ phải thức đêm để chăm bé trong một thời gian dài sẽ khiến lượng sữa và chất lượng sữa giảm sút nghiêm trọng.

> > > Xem ngay : Thực Đơn Cho Mẹ Sau Sinh – Ăn Gì Để Mẹ Khoẻ Mạnh Và Có Nhiều Sữa?

me-mat-ngu-thuong-xuyen-tang-nguy-co-tram-cam-sau-sinh

Mẹ mệt mỏi và dễ dẫn đến trầm cảm do trẻ sơ sinh khóc đêm khó ngủ

3. Cách dỗ trẻ sơ sinh quấy khóc

Nếu các bạn đang tìm hiểu cách dỗ trẻ sơ sinh quấy khóc đêm thì hãy “bỏ túi” ngay những tuyệt chiêu hữu ích được “bật mí” ngay sau đây:

  • Điều đầu tiên, các bậc phụ huynh cần giữ sự bình tĩnh và tìm hiểu ngay lý do bé quấy khóc để tìm cách khắc phục. Thông thường, bé sẽ quấy khóc do mệt, đói, nóng, lạnh, tã bỉm ướt, ngủ mơ, giật mình…, khi giải quyết được những vấn đề này, bé sẽ ngừng khóc và tiếp tục ngủ. Trong nhiều trường hợp, cha mẹ sẽ luống cuống và cáu gắt khi bé tỉnh dậy giữa đêm, điều này thường khiến bé khó chịu và khóc nhiều hơn.

  • Khi bé khóc liên tục, khó quay lại giấc ngủ, mẹ nên vỗ về và ôm bé vào lòng, điều này sẽ giúp bé có được cảm giác an toàn.

  • Mẹ có thể thử các

    cách quấn chăn cho bé ngủ ngon

    vừa giúp giữ ấm cho trẻ và giảm giật mình khi ngủ ở trẻ sơ sinh

me-om-be-vo-ve-khi-con-khoc-ban-dem

Mẹ ôm bé và vỗ về chính là một trong những tuyệt chiêu giúp bé nhanh hết quấy khóc vào ban đêm

  • Ánh sáng và

    nhiệt độ phòng ngủ cho bé

     cần được duy trì ở mức khoa học, tốt nhất các bạn chỉ nên sử dụng đèn ngủ nhỏ, đồng thời đảm bảo nhiệt độ dao động trong khoảng từ 26 đến 28 độ C.

  • Nôi ngủ cho bé

    , ga trải giường và các loại chăn gối cần được giặt sạch sẽ, ưu tiên sử dụng các loại sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên. Tuyệt đối tránh những loại bột giặt, nước giặt chứa nhiều thành phần hoá học gây kích ứng da của bé.

  • Không nên cho bé bú sữa quá no trước khi đi ngủ. Đồng thời, cha mẹ cần tập cho bé thói quen ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi, đại tiểu tiện một cách khoa học để bé phát triển toàn diện hơn.

  • Nên thay tã bỉm mới cho bé sau khi đi tiểu hoặc đại tiện, điều này giữ cho cơ thể bé luôn khô ráo và sạch sẽ, tránh bị ướt gây khó chịu.

  • Tránh nói chuyện ồn ào, vui đùa quá mức khiến bé bị giật mình.​

4. Mẹo dân gian chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh 

Trong dân gian thường lưu truyền các mẹo dân gian chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh do ông bà xưa truyền lại nhằm giải quyết tình trạng này ở trẻ, một số cách làm và xử dụng nguyên liệu phổ biến, dễ tìm thấy như cỏ ở bờ giếng, lá tre, lá trà tươi hay than củi có thể được sử dụng để áp dụng các mẹo chữa khóc dạ đề, khóc đêm cho trẻ sơ sinh theo phương pháp dân gian.

Lưu ý: Cần lưu ý rằng một số phương pháp này chỉ là những mẹo vặt trong dân gian, chưa được khoa học xác thực. Do đó, không nên tự ý áp dụng mà nên tham vấn với bác sĩ hoặc chuyên gia có kinh nghiệm để đảm bảo an toàn cho bé.

Cách 1: Sử dụng cỏ ở bờ giếng, hoặc rơm hay cỏ lót ổ gà đẻ ngầm để đặt dưới chiếu nằm của bé mà không để mẹ biết. Điều này giúp bé cảm thấy ấm áp và thoải mái hơn, từ đó giảm thiểu khóc đêm.

Cách 2: Dùng lá trà tươi (chè non), nhai nhuyễn và đặt vào rốn của bé, sau đó quấn lại bằng băng để giữ cho lá trà ở vị trí đó. Tác dụng của lá trà là làm dịu đau đớn và giảm căng thẳng, từ đó giúp bé dễ dàng ngủ và giảm thiểu khóc đêm.

Cách 3: Một cách chữa khóc đêm dạ đề cho trẻ là dùng 1 cây trúc đùi gà hay còn gọi là trúc ống điếu, trúc quan âm, chặt lấy 3 đoạn ngắn đặt lén ở chỗ trẻ ngủ đừng cho ai biết.

Cách 4: Hỏi mua hạt bìm bìm tại các cửa hàng thuốc Đông y và dùng 4gram tán nhỏ, hòa với nước, sau đó bôi vào rốn trẻ để trị khóc đêm.

Cách 5: Cách thực hiện này phức tạp hơn các phương pháp khác bởi bạn cần sử dụng một cục than củi để đốt lên trên bếp. Nếu bạn đang sử dụng bếp củi, bạn có thể lấy than từ bếp đó. Khi đã có than, bạn cần đưa ra ngoài cửa nhà và thả muối trắng lên than để tạo lửa. Nếu nhà có bàn thờ Bồ Tát hay Phật, bạn cần thắp nhan bàn thờ trước.

Sau đó, bạn cần đặt em bé cách than khoảng 50cm và thận trọng để tránh bị cháy vào tã lót. Nam giới cần đứng ở vị trí 7 và nữ giới cần đứng ở vị trí 9. Cuối cùng, bạn cần mang than đi khắp trong nhà và đọc câu thần chú” giúp trẻ ngủ ngon kinh thành tâm khẫn nguyện cho bé khỏe mạnh, ngoan ngoãn, dễ nuôi dễ ăn và thông minh, và không bị quấy nhiễu.

Xem thêm : 

Hy vọng rằng những thông tin hữu ích trong bài viết trên đã giúp các bậc phụ huynh hết băn khoăn về tình trạng trẻ sơ sinh khóc đêm. Đồng thời tìm kiếm được những phương án phù hợp để giúp bé và cả gia đình vượt qua được giai đoạn đầu đời đầy khó khăn này. Để cập nhật thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích, quý bạn đọc hãy tiếp tục đồng hành cùng Zaracos trong những bài viết tiếp theo nhé!