Hãy cùng xem lại khái niệm ‘công nghệ thông tin’

Qua các bài viết, tôi thấy mọi người đang tranh luận rất sôi nổi về đề tài này nhưng hình như họ quên mất định nghĩa gốc CNTT là gì. Để cuộc thảo luận thêm hiệu quả, tôi xin giới thiệu lại định nghĩa. (Trần Thanh Minh)
> Những chuyện dở khóc dở cười về sinh viên CNTT

Trang từ điển mở Wikipedia:

Công nghệ thông tin, viết tắt CNTT, (tiếng Anh: Information Technology, viết tắt là IT)) là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin, đặc biệt trong các cơ quan tổ chức lớn.

Cụ thể, CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền, và thu thập thông tin. Vì lý do đó, những người làm việc trong ngành này thường được gọi là các chuyên gia CNTT (IT specialist) hoặc cố vấn quy trình doanh nghiệp (Business Process Consultant), và bộ phận của một công ty hay đại học chuyên làm việc với CNTT thường được gọi là phòng CNTT.

Ở Việt Nam thì khái niệm Công nghệ thông tin được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết 49/CP ký ngày 04/08/1993 về phát triển công nghệ thông tin của chính phủ Việt Nam, như sau: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại – chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.”

Trong hệ thống giáo dục Tây phương, CNTT đã được chính thức tích hợp vào chương trình học phổ thông. Người ta đã nhanh chóng nhận ra rằng nội dung về CNTT đã có ích cho tất cả các môn học khác. Với sự ra đời của Internet mà các kết nối băng thông rộng tới tất cả các trường học, áp dụng của kiến thức, kỹ năng và hiểu biết về CNTT trong các môn học đã trở thành hiện thực.

Theo định nghĩa này thì không thể nào có chuyên gia CNTT mà lại không hiểu biết về sử dụng máy tính và phần mềm máy tính!

Ý kiến của bạn?