Hạt giống tía tô

Giới thiệu cây rau tía tô

Cây rau tía tô là loại cây rau gia vị đã quá quen thuộc với nhiều người không chỉ tại Việt Nam mà còn ở nhiều nước khác. Loại cây có nguồn gốc từ Đông Nam Á và cùng cao nguyên của Ấn Độ. Ngày nay cây tía tô được trồng nhiều ở các nước như Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam. Cũng chính vì điều này mà cây tía tô cũng được phân loại theo các quốc gia.

Ngày nay tía tô được nghiên cứu và đánh giá cao trong lĩnh vực y học, là loại cây có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người dưới dạng bài thuốc hoặc tham gia vào các món ăn. Hầu hết các bộ phận của cây tía tô đều có thể dùng được. Lá tía tô dùng trong các món ngon phổ biến như cháo tía tô, sinh tố tia tô, hay dùng để ăn sống. Cành dùng để ép nước cốt để uống. Dầu tía tô được sử dụng trong các món xào. Hạt tía tô thì sử dụng trong các món salad, các món súp, hầm. Thân tía tô thường được ngâm cùng với rượu.

Những lợi ích mà tía tô mang lại đối với sức khỏe con người thì có rất nhiều như chống virus, đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm, giúp tăng cường hệ thần kinh, giảm đau, ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa, hạn chế tổn thương gan, điều trị mất ngủ, công dụng làm đẹp. Đặc biệt loại rau có tác dụng rất tốt cho bà bầu.

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua hạt giống tía tô để gieo trồng, mà chưa tìm được cơ sở cung cấp hạt giống uy tín. Hãy liên hệ với cửa hàng hạt giống TỐT TƯƠI, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng dòng hạt giống chất lượng tốt nhất, đảm bảo tỷ lệ nảy mầm cao, sinh trưởng tốt, năng suất vượt trội, kèm với đó là dịch vụ tư vấn, hướng dẫn cách gieo trồng cho khách hàng, hỗ trợ giao hàng tại nhà cho khách hàng.

Đặc điểm thực vật của cây tía tô

  • Thân: Cây rau tía tô có thân cỏ mọc thẳng đứng với chiều cao 50 – 100cm, phân nhánh nhiều, toàn cây có mùi thơm và có nhiều lông. Thân và cành vuông, lõm ở cạnh, có màu xanh hoặc màu tím.

  • Lá: Lá của cây tía tô là dòng lá đơn, mọc đối chéo theo hình chữ thập, phiến lá mỏng, hình trứng rộng, kích thước khoảng 7-13×5-9cm, đỉnh lá hình nhọn, gốc lá hình tròn, bìa lá có răng cưa nhọn, hai mặt có màu xanh tím hoặc màu tím cả 2 mặt, gân lá màu tím, gân bên 6 – 8 đôi.

  • Cuống lá: Cuống lá tía tô có dạng sợi, dài từ 2 – 5cm, đường kính khoảng 1,5 – 2mm, có màu tím xanh.

  • Cụm hoa: Cụm hoa tía tô được mọc dạng chùm ở nognj cành hoặc nách lá, có chiều dài 5 – 20cm, mỗi đốt mang 2 hoa mọc đối hình chữ thập, hoa mọc không đều, là dòng lưỡng tính có màu trắng.

  • Quả: Quả tía tô có hình trắng hoặc gần hình cầu, gốc của quả hơi nhọn gồm 4 hạch nhỏ, mỗi hành chứa 1 hạt. Khi chưa chín có màu trắng ngà với đường kính khoảng 1 – 1,5mm. Khi chín quả khô lại và có màu nâu đen, có vân mạng lưới, dễ dàng rơi ra hỏi đài từng quả riêng rễ. Vỏ quả mỏng, giàn, dễ vỡ, hạt có mùi thơm nhẹ khi vỡ và có vị cay.

Thông tin hạt giống tía tô tại cửa hàng TỐT TƯƠI

+ Xuất xứ: Việt Nam;

+ Tỷ lệ nảy mầm: >80%

+ Màu sắc: Xanh tím

+ Thời gian gieo trồng: Quanh năm, tốt nhất tháng 1-2 dương lịch

+ Nhiệt độ gieo: 15 – 25 độ C

+ Nhiệt độ sinh trưởng: 15 – 35 độ C

+ Thời gian nảy mầm: 10 – 15 ngày

+ Thời gian thu hoạch: 35 – 40 ngày

+ Chiều cao cây: 0,5 – 1 m

+ Số lượng hạt: 2gr/ gói

+ Hạn hạt giống sử dụng: 2 năm

Hướng dẫn kỹ thuật trồng rau tía tô đạt năng suất cao

  • Phần 1: Lựa chọn thời vụ gieo trồng

– Hạt giống tía tô rất dễ nảy mầm nên bạn hoàn toàn có thể gieo trồng quanh năm, nhưng nhiệt độ giúp hạt nảy mầm tốt nhất là từ 25 – 30 độ C. Nếu nhiệt độ dưới 20 độ C thì hạt sẽ khó nảy mầm hoặc tỷ lệ nảy mầm sẽ thấp, thời gian nảy mầm có thể sẽ kéo dài. Nên bạn hãy lựa chọn thời vụ gieo trồng cho phù hợp để đạt năng suất cao.

– Đối với khu vực miền Bắc thì bạn nên gieo trồng vào 2 vụ đó là mùa Xuân gieo từ khoảng tháng 2 đến tháng 3 và vụ mùa Thu rơi vào khoảng tháng 6 đến tháng 8. Còn đối với khu vực miền Nam nắng ấm nên có thể gieo trồng quanh năm.

  • Phần 2: Đất gieo trồng cây rau tía tô

– Cây tía tô là loại cây ưa độ ẩm cao, độ ẩm thích hợp để cây phát triển khoảng 70 – 80%. Như vậy bạn nên trồng đất có nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, thoát nước và giữ ẩm tốt, đất hơi kiềm.

– Sau khi chuẩn bị đất xong thì bạn tiến hành cày sâu bừa kĩ, phơi ải tầm khoảng 10 ngày, đập đất cho nhỏ tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại, sau đó tiến hành bón 15 – 20kg phân chuồng hoai mục cho 100m2 đất gieo trồng, rải thêm Basudin để sạch mầm bệnh, sau đó tiến hành làm luống. Mùa nắng thì bạn nên làm luống rộng 1 – 1,2m, còn mùa mưa thì bạn nên làm luống rộng 0,8 – 1m và làm cao 20cm để thoát nước tốt.

  • Phần 3: Xử lý hạt giống trước khi gieo

– Đối với hạt giống rau tía tô thì bạn có thể gieo trực tiếp mà không cần phải xử lý vì hạt có độ nảy mầm cực cao. Tuy nhiên để tăng tỷ lệ nảy mầm tốt hơn nữa, cũng như giảm thời gian nảy mầm của hạt thì bạn nên xử lý hạt giống trước khi gieo.

– Bạn tiến hành ngâm hạt giống trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh trong khoảng 4 tiếng, sau đó vớt hạt ra đem ủ trong khăn ẩm (bạn có thể dùng khăn vải hoặc khăn giấy). Tiến hành bỏ hạt giống vào khăn ẩm, gấp gọn lại rồi tiến hành tưới nước cho khăn sao cho khăn có độ ẩm 75 – 80%, sau đó cho vào túi bóng nilon buộc kín lại để ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời. Sau khoảng 48 tiếng thì bạn kiểm tra nếu hạt nứt nanh nảy mầm thì tiến hành đem gieo hạt giống, hạt nào chưa nảy mầm thì bạn tiếp tục ủ trong 24 tiếng tiếp theo.

  • Phần 4: Phương pháp gieo tía tô

– Nếu bạn gieo tía tô với diện tích nhỏ thì bạn có thể sử dụng 5 – 6gr cho 100m2, bạn tiến hành gieo mà nhưng khi cây con phát triển thì không nhổ tỉa trồng lại mà để cây phát triển đến khi thu hoạch. Cách này vừa nhanh, ít tốn công chuyển cây trồng, nhưng vì trồng thưa nên tạo điều kiện cho cỏ dại phát triển, năng suất đạt mức trung bình.

– Nếu bạn gieo hạt giống tía tô theo diện tích lớn, bạn nên gieo trong vườn ươm với lượng hạt giống từ 15 – 25gr cho 100m2, phương pháp gieo như gieo mạ, khi cây con phát triển đủ tiêu chuẩn thì tiến hành nhổ tỉa chuyển sang nơi trồng chính. Gieo phương pháp này thì tốn công, tốn chi phí đầu tư ban đầu nhưng bù lại năng suất đạt cao.

– Khi gieo thì bạn tiến hành trộn hạt giống với tro bếp hoặc đất bột mịn rồi tưới thêm ít nước để hạt bám vào đất, tiến hành rải đều hạt giống lên bề mặt luống. Dùng cao để cào đất bột phủ lên trên bề mặt với độ dày khoảng 1cm để đảm bảo hạt nằm trong đất. Bạn có thể phủ lên trên một lớp rơm rạ hoặc trấu mỏng để giữ ẩm được tốt cho đất. Sau đó tiến hành tưới nước bằng vòi sen nhẹ nhàng để tránh hạt chồi lên mặt luống.

– Duy trì độ ẩm cho đất vườn ươm bằng cách tưới nước đều đặn, đảm bảo đất luôn có độ ẩm 65 – 75%, sau khoảng 7 – 10 ngày thì hạt giống bắt đầu nảy mầm            , lúc này bạn có thể bỏ lớp rơm ra hoặc trấu đi nếu không tự phân hủy, vì lớp rơm rạ sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển của cây, khiến cây không thể mọc thẳng đứng được.

– Sau khi hạt đã nảy mầm được khoảng 10 – 15 ngày thì bạn tiến hành hòa phân đạm urê với nước để tưới cho cây giúp cây phát triển nhanh hơn, rễ mọc nhiều, cây cứng cáp hơn. Bạn chú ý không nên bón quá nhiều đạm sẽ khiến cây tốt quá khi cấy dễ bị giập nát và làm héo cây.

– Tiếp tục chăm sóc, sau khoảng 25 – 30 ngày thì lúc này cây đã có 5 – 6 lá thật, cây phát triển khỏe mạnh thì bạn tiến hành nhổ tỉa, chuyển cây đến nơi trồng chính. Tùy vào mục đích mà bạn trồng tía tô với khoảng cách và mật độ khác nhau.

  • Phần 5: Mật độ và khoảng cách trồng tía tô

– Trồng làm thuốc: Nếu bạn xác định trồng tía tô để thu hoạch hạt thì bạn nên trồng thưa với khoảng cách cây cách cây 25, hàng cách hàng 30cm. Khi trồng không hái lá để cây có nhiều hoa, nhiều hạt. Thông thường ở miền Bắc hay gieo trồng vào tháng 1 – 2 đến tháng 8 – 9 thì thu hoạch hạt. Còn ở miền Nam thì gieo trồng tháng 11 – 12 thu hoạch hạt vào khoảng mùa thu năm sau.

– Trồng lấy giống: Nếu bạn trồng lấy giống tía tô cho vụ sau thì bạn cũng trồng tương tự như trồng làm thuốc.

– Trồng lấy rau: Nếu bạn trồng lấy rau đem đi tiêu thụ thì bạn tiến hành trồng với mật độ dày. Trồng thu hoạch 1 lần thì trồng với khoảng cách hàng cách hàng 15cm, cây cách cây 15cm, sau khi thu hoạch thì nhổ cả cây. Trồng thu hoạch cành lá đem đi bán thì trồng với khoảng cách cây cách cây 20cm, hàng cách hàng 25cm.

  • Phần 6: Phương pháp chăm sóc cây tía tô

– Sau khi cấy trồng tía tô trong 3 – 7 ngày bạn cần tưới nước thường xuyên để cây nhanh bén rễ hồi xanh, sau đó tùy vào điều kiện thời tiết mà bạn có kế hoạch tưới nước cho phù hợp. Đảm bảo đất trồng tía tô luôn đạt độ ẩm 65 – 75%.

– Sau khi trồng được khoảng 10 ngày thì bạn tiến hành bón thúc phân bón cho cây để giúp cây phát triển được tốt hơn. Bạn có thể sử dụng phân đạm urê hòa tan với nước để tưới cho cây, khoảng 20gr phân đạm bạn hòa với 10 lít nước, kết hợp với bánh dầu và phân chuồng. Cứ khoảng 10 ngày bạn tiến hành bón phân 1 lần cho cây.

– Kết hợp với bón phân là bạn tiến hành làm sạch cỏ dại để tránh cây bị cạnh tranh dinh dưỡng, xới đất vun gốc để tạo độ thông thoáng cho đất, tránh đất bị đóng váng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cây.

– Trồng tía tô ít bị sâu bệnh hại tấn công, nhưng bạn cũng cần chú ý quan sát theo dõi để phát hiện sâu bệnh sớm, từ đó có biện pháp diệt trừ cho phù hợp. Thông thường giai đoạn cây 4 – 5 lá thật thì hay bị bệnh chết cây do nấm Fusarium gây nên, để phòng tránh thì trước khi trồng bạn tiến hành bón vôi, làm luống cao, trồng thưa, thu gòm tan dư cây trồng để tạo môi trường sạch sẽ nhất cho tía tô. Nếu tía tô bị một số loại sâu ăn lá gây hại thì có thể sử dụng thuốc Sherpe, Polytrin, Cyper, … để phun phòng trị nhưng phải tuân thủ an toàn. Và phải đảm bảo sử dụng ít nhất trước 2 tuần khi thu hoạch.

  • Phần 7: Phương pháp thu hoạch tía tô

– Nếu thu hoạch làm thuốc thì phơi khô cây tía tô, lấy quả, quả cất riêng, còn cây thì đem rửa sạch đất, phơi khô, bó lại từng bó để trong bao bì rồi bán làm thuốc cùng với hạt và lá. Thông thường mất khoảng 7 – 8 tháng sau khi gieo trồng mới cho thu hoạch được.

– Nếu thu hoạch làm giống thì lựa chọn hạt chắc, lá già và khô dần, bạn tiến hành cắt cả cành hoặc nhổ cả cây đem về phơi trong mát, tiến hành rũ lấy hạt, phơi lại vài nắng cho khô hẳn, để nguội rồi trộn ít tro cho vào bình đậy kín để làm hạt giống cho vụ sau. Cành và cây thì phơi khô làm thuốc. Thông thường mất khoảng 7 – 8 tháng sau khi gieo trồng mới cho thu hoạch được.

– Nếu thu hoạch làm rau gia vị thì thường sau khoảng 30 – 40 ngày sau khi trồng là có thể thu hoạch. Bạn tiến hành thu hoạch bằng cách dùng dao sắc cắt cây cánh mặt đất khoảng 10cm, chừ lại 2 – 3 tầng lá để cây có thể đâm chồi cho đợt thu hoạch sau. Mỗi đợt cắt bạn có thể thu được 50 – 60kg cho 100m2.

– Sau khoảng 15 – 20 ngày thì cây đã tái sinh và cho thu hoạch lứa tiếp theo. Mỗi đợt thu hoạch bạn tiến hành làm cỏ, vun gốc, tưới phân để trên để cây có thể cho lứa mới. Khi thấy năng suất đợt sau giảm hơn đợt trước từ 20% trở lên thì bạn nên phá bỏ để gieo đợt khác hoặc chuyển hướng cây trồng.