Hạt Giống Sâm Đất | Nảy Mầm Cực Đỉnh!

Sâm Đất – (Talinum Crassifolium Willd) được gọi là sâm đất, sâm thổ cao ly danh pháp khoa học Talinum Crassifolium Willd ở một số địa phương bà con còn gọi là sâm mồng tơi, sâm sam. Dân gian thường lấy củ sâm đất ngâm rượu uống; lá nấu canh ăn giúp thanh giải thử nhiệt cơ thể, làm mát gan. Lá cây sâm đất được dùng chế biến thành nhiều món ăn như: luộc, xào tỏi, nấu canh sườn,… với hương vị lạ, kích thích tiêu hóa. Canh rau sâm đất ăn có vị ngọt, hơi chua giống như rau mồng tơi, nhưng không có nhớt Là loại cây thảo mọc đứng cao tới 0,6m, hoàn toàn nhẵn, phân nhánh nhiều ở dưới. Lá mọc so le, thót lại ở gốc thành cuống rất ngắn, phiến lá dày, hơi mập, bóng cả hai mặt, mép lá hầu như lượn sóng. Hoa nhỏ, màu hồng, xếp thành chùm thưa ở ngọn thân và các nhánh, dài khoảng 30cm. Quả nhỏ, khi chín có màu đỏ nâu hay xám tro. Hạt rất nhỏ, dẹt, màu đen nhánh. Củ gần giống nhân sâm.Mùa ra hoa tháng 6 – 7, có quả tháng 9 – 10. Thổ nhân sâm có thể trồng bằng hạt, mẫu rễ hoặc cành nên tại nhiều địa phương bà con thường trồng để lấy lá nấu canh ăn. Bộ phận dùng làm thuốc là lá và rễ nhưng thường là lấy rễ củ. Sau khi trồng một năm đã có thể thu hoạch rễ củ, nhưng tốt nhất là sau 3 năm, có củ già. Ðào về, rửa sạch cắt bỏ rễ con. Lúc mới đào, rễ có màu hồng đẹp.Ðem phơi hay sấy khô và để lâu sẽ có màu đen xám.Khi dùng thái mỏng, tẩm nước gừng hoặc nước đường, đồ chín

Xem thêm