Hành vi giết người không thành có bị coi là tội phạm?

Giết người không thành có bị coi là tội phạm hay không là câu hỏi mà nhiều người quan tâm khi người thân hoặc chính bản thân mình là người có hành vi giết người không thành. Trên thực tế, người thực hiện hành vi này có bị coi là tội phạm hay không và trách nhiệm pháp lý như thể nào còn phụ thuộc vào việc hành vi này là phạm tội chưa đạt hay tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Bài viết dưới dây cung cấp thông tin cho quý bạn đọc.

tội giết người không thành

Hành vi giết người không thành vẫn có thể bị coi là tội phạm

>>>Xem thêm: Cố ý tông người khi xảy ra tai nạn giao thông có bị xem là giết người?

Thế nào là giết người không thành?

Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Tùy theo mức độ và tính chất của hành vi, người có hành vi giết người có thể bị phạt tù từ 7 đến 15 năm hoặc phạt tù từ 12 đến 20 năm, chung thân hoặc tử hình được quy định cụ thể tại Điều 123 Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015.

Hành vi giết người không thành là hành vi thực hiện bởi người có mục đích giết người, nhưng vì yếu tố chủ quan hoặc khách quan mà hành vi đó không thực hiện được. Theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện nay, tùy thuộc vào yếu tố chủ quan hoặc khách quan đó mà người có hành vi giết người không thành được xem là phạm tội chưa đạt hay tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.

Quy định của pháp luật

Phạm tội chưa đạt

Phạm tội chưa đạt được định nghĩa là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

Như vậy, nếu một người cố ý thực hiện tội phạm, ở đây là tội giết người nhưng không thực hiện được đến cùng vì nguyên nhân ngoài ý muốn thì bị xem là phạm tội chưa đạt về tội giết người.

Nguyên nhân ngoài ý muốn ở đây có thể hiểu là:

  • Nạn nhân hoặc người bị hại đã chống lại được hoặc đã tránh được;
  • Do người khác đã ngăn chặn được;
  • Có những trở ngại khác (như bắn súng nhưng đạn không nổ; thuốc độc không đủ liều lượng để giết người…)

(Điều 15 BLHS 2015)

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.

Như vậy nếu một người có mục đích thực hiện hành vi giết người nhưng vì lý do chủ quan của bản thân như cảm thấy hối hận hoặc thương cảm cho nạn nhân dẫn đến không muốn tiếp tục hành vi đó nữa, và những yếu tố bên ngoài như hung khí, hoàn cảnh,…vẫn đảm bảo cho người đó vẫn có thể tiếp tục thực hiện được hành vi giết người thì được xem là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.

(Điều 16 BLHS 2015)

giết người chưa đặt và cố ý gây thương tích

Hành vi giết người không thành được xem là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong một số trường hợp.

>>>Xem thêm: Tội Vô Ý Làm Chết Người Do Lỗi Người Bị Hại Phạt Bao Nhiêu Năm Tù

Xử lý hình sự đối với hành vi giết người không thành

Phạm tội chưa đạt

Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt. Căn cứ theo quy định này, người có hành vi giết người không thành là tội phạm và chịu trách nhiệm hình sự đối với tội chưa đạt đó.

Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.

Như vậy, nếu người có hành vi phạm tội chưa đạt thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm, nếu thuộc khoản 2 Điều này thì mức phạt không quá ba phần tư của 07 đến 15 năm tù.

(Quy định tại đoạn 2, Điều 15; khoản 3, Điều 57; khoản 1, Điều 123 BLHS 2015)

>>>Xem thêm: Tội Làm Chết Người Do Nhầm Đối Tượng Xử Lý Như Thế Nào?

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

  • Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm
  • Nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

Theo quy định này thì người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội chỉ được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm đó, mà ở đây là tội giết người. Trong trường hợp hành vi của họ đã có đủ yếu tố cấu thành một tội khác ví dụ như tội cố ý gây thương tích thì họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

(Đoạn 2, Điều 16 Bộ luật Hình sự 2015)

Phân biệt giữa giết người không thành và cố ý gây thương tích

Mục đích của hành vi phạm tội:

  • Tội giết người không thành: Người phạm tội thực hiện hành vi nhằm mục đích tước đoạt tính mạng của nạn nhân.
  • Tội cố ý gây thương tích: Người phạm tội thực hiện hành vi chỉ nhằm mục đích gây tổn hại đến thân thể nạn nhân.

Mức độ, cường độ tấn công

  • Tội giết người không thành: Mức độ tấn công nhanh và liên tục với cường độ tấn công mạnh có thể gây chết người vào giai đoạn người đó đã có hành vi tấn công đến nạn nhân
  • Tội cố ý gây thương tích: Mức độ tấn công yếu hơn và không liên tục dồn dập với cường độ tấn công nhẹ hơn.

Vị trí tác động trên cơ thể:

  • Tội giết người không thành: Thường là những vị trí trọng yếu trên cơ thế như vùng đầu, ngực, bụng,…
  • Tối cố ý gây thương tích: Thường là những vị trí không gây nguy hiểm chết người như vùng vai, tay, chân, v.v…

Yếu tố lỗi:

  • Tội giết người không thành: Người thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý gây chết người. Trong trường hợp thực hiện hành vi giết người nhưng không thành thì người này vẫn có mục đích gây ra hậu quả làm chết người và nhận thức rõ hành vi này là nguy hiểm cho xã hội, tuy nhiên vì yếu tố chủ quan hoặc khách quan mà việc gây ra hậu quả làm chết người không thể xảy ra, mà chỉ để lại hậu quả là gây thương tích cho nạn nhân.
  • Tội cố ý gây thương tích: Người thực hiện hành vi có lỗi cố ý đối với hậu quả gây thương tích cho nạn nhân.

hình phạt hành vi giết người không thành

Trách nhiệm pháp lý của người có hành vi giết người không thành và cố ý gây thương tích

>>>Xem thêm: Tại sao nên thuê Luật sư bào chữa trong vụ án cố ý gây thương tích?

Trên đây là bài viết của chúng tôi về câu hỏi hành vi giết người không thành có bị coi là tội phạm hay không? Nếu còn có thắc mắc về hành vi giết người không thành hoặc cần TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ, quý bạn đọc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn và được hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!

Scores: 4.74 (65 votes)

{{#error}}

{{error}}

{{/error}}
{{^error}}

Thank for your voting!

{{/error}}

Error! Please check your network and try again!