Hành vi đánh người gây thương tích xử phạt như thế nào?

Hành vi đánh người gây thương tích xử phạt như thế nào?

1. Căn cứ pháp lý

– Nghị định 167/2013/NĐ-CP;

– Bộ luật Hình sự 2015;

– Bộ luật Dân sự 2015;

– Các văn bản pháp luật khác có liên quan.

2. Các biện pháp xử phạt khi có hành vi đánh người gây thương tích

Tùy thuộc và tính chất, mức độ vi phạm mà người có hành vi đánh người gây thương tích có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

Xử phạt vi phạm hành chính:

Trường hợp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì về hành vi đánh người gây thương tích sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.

Điểm e Khoản 3 ĐIều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm về trật tự công cộng như sau:

“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;

…”

Truy cứu trách nhiệm hình sự:

Hành vi đánh người gây thương tích có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 134 BLHS 2015 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác như sau:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm…”

3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Ngoài các biện pháp xử phạt trên, người gây thương tích còn có nghĩa vụ bồi thường cho người bị thiệt hại theo Điều 590 Bộ luật dân sự 2015. Bao gồm:

– Tiền bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

+ Thiệt hại khác do luật quy định.

– Tiền bồi thường tổn thất về tinh thần:

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Hành vi đánh người gây thương tích xử phạt như thế nào? Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với Luật sư chuyên môn chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất – Hotline: 0912 772 008