Hàng tồn kho là gì? Phân loại hàng tồn kho – Solution IAS

Hàng tồn kho thường hay bị nhẫm lẫn về khái niệm là do bán ế nên bị tồn đọng, nhưng thực chất đây cũng là một hình thức trong kinh doanh và sản xuất. Trước tiên để hiểu được mục đích của chúng, hãy cùng tìm hiểu xem tồn kho có bao nhiêu loại nhé. 

1. Hàng tồn kho là gì?

Hầu hết khi nói đến hàng tồn kho mọi người đều nghĩ rằng đây là những mặt hàng còn tồn đọng không thể bán ra thị trường có thể do bị hàng bị lỗi thời, hay sai sót khi sản xuất,… hay nói cách khác đó là những mặt hàng bị ế và phải thanh lý.

Tuy nhiên, khái niệm hàng tồn kho hoàn toàn khác so với những nhận định lúc đầu của bạn. Hàng tồn kho là những mặt hàng sản phẩm sẽ được doanh nghiệp giữ lại để bán ra sau cùng. Đây là những mặt hàng được doanh nghiệp dự trữ để bán và kèm theo những thành phần khác tạo ra sản phẩm.

Hàng tồn kho được xem là sự liên kết giữa việc sản xuất và bán sản phẩm được xem là một phần tải sản ngắn hạn, chiếm tỷ trọng lớn trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Nếu biết cách quản lý hàng tồn kho hiệu quả thì doanh nghiệp có thể giảm bớt được nhiều khoản chi phí và tăng thêm lợi nhuận sản xuất, kinh doanh.

Hàng tồn kho là gì?

2. Phân loại hàng tồn kho

Nguyên liệu thô (Raw Material)

Đây là những nguyên vật liệu thô hoặc hàng hóa do nhà sản xuất mua để sản xuất ra thành phẩm cuối cùng. Các hoạt động sản xuất sẽ được quyết định dựa trên sự có sẵn của những nguyên liệu này.

Chất lượng và năng suất hàng hóa sẽ phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu thô đầu vào. Doanh nghiệp cần dự trữ đủ để nguyên liệu không bị gián đoạn khi sản xuất.

Hàng tồn kho là gì? Phân loại hàng tồn kho

Bán thành phẩm – Work-in-process (WIP)

Đây cũng là một phần của nguyên liệu thô có thể hoặc không thể bán được, nên chúng được gọi là bán thành phẩm. Loại hàng tông kho này hầu như không thể tránh khỏi, tồn tại ở bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp nên giữ mặt hàng WIP ở mức thấp nhất có thể, vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền của doanh nghiệp.

Mặt khác, việc dự trữ WIP là cần thiết, vì nó góp phần đẩy nhanh quá trình sản xuất, lập kế hoạch sản xuất phù hợp,…

Bán thành phẩm - Work-in-process (WIP)

Hàng thành phẩm (Finished Goods)

Hàng thành phẩm là thành phẩm cuối cùng làm từ nguyên liệu thô và có thể bán trên thị trường. Có hai loại hàng thành phẩm của ngành công nghiệp sản xuất:

  • Sản phẩm được sản xuất theo số lượng lớn.
  • Sản phẩm sản xuất theo yêu cầu với thông số kỹ thuật cụ thể.

Đối với các sản phẩm sản xuất theo số lượng lớn, các doanh nghiệp nên giữ một số lượng hàng thành phẩm nhất định để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nhanh chóng. Tránh được các hạn chế như thiên tai, đình công, thiếu nguyên vật liệu sản xuất,…

Hàng thành phẩm (Finished Goods)

Vật liệu đóng gói (Packing Material)

Vật liệu đóng gói là hàng tồn kho với mục đích để đóng gói hàng hóa, được sử dụng đóng gói hai loại:

  • Đóng gói sơ cấp: là việc đóng gói mà thiếu bước này, hàng hóa không sử dụng được.
  • Đóng gói thứ cấp: là việc đóng gói để thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa

Vật liệu đóng gói (Packing Material)

Hàng tồn kho MRO

MRO là viết tắt của bảo trì (maintenance), sửa chữa (repair), và điều hành nguồn cung cấp (operating supplies).

Mặt hàng này được xem như hàng hóa hỗ trợ được dùng cho việc bảo trì và sữa chữa các hàng hóa như vòng bi, dầu bôi trơn, bu lông, đai ốc,… để đảm bảo cho quá trình vận hành không xảy ra sự cố.

Hàng tồn kho MRO

Goods in Transit

Good in Transit bao gồm bất kỳ loại hàng hóa cơ bản nào. Loại hàng hóa này là hình thức vận chuyển các nguyên liệu thô, WIP, hàng hóa thành phẩm,… từ nơi này sang nơi khác.

Việc vận chuyển này nhằm mục đích như bán hàng, mua hàng, sản xuất,… Tùy thuộc vào quãng đường vận chuyển mà hàng tồn kho có thể từ vài ngày, vài tuần đến vài tháng.

Hàng tồn kho là gì? Phân loại hàng tồn kho

Buffer Stock

Buffer Stock hay còn gọi là Safety Stock được hiểu là hàng tồn kho đệm. Đây là loại hàng hóa không nằm trong kế hoạch tiêu thụ ban đầu, nhưng được dự trữ sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

Loại hàng hóa này hay được xuất hiện khi mà nhu cầu thị trường vượt tiêu thụ sản phẩm so với mức dự báo ban đầu hoặc nếu sản lượng sản xuất thấp hơn kế hoạch dự kiến.

Mỗi doanh nghiệp sẽ có những chính sách tồn kho riêng, nhưng Buffer Stock được coi là phao cứu sinh vì ở trong trường hợp nào. Giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.

Hàng tồn kho là gì? Phân loại hàng tồn kho

Anticipatory Stock

Anticipatory Stock thường là nguyên liệu thô hoặc thành phẩm được dựa trên những số liệu trong quá khứ để dự đoán được xu hướng tương lai của thị trường và đưa ra quyết định nhất định dựa trên đó.

Một số doanh nghiệp đầu tư vào việc tồn kho những hàng hóa này với mong đợi sự tăng giá, tăng vọt trong nhu cầu, v.v.

Decoupling Stock

Decoupling Stock là hàng tồn kho cho tất cả các máy/quy trình để giữ cho nhà máy hoạt động liên tục như mong đợi.

Trong một dây chuyên sản xut, những nguy cơ khiến máy móc dừng hoạt động sẽ làm tiêu tốn các chi phí của doanh nghiệp như bổ sung, sửa chữa, khấu hao thời gian nhãn rỗi, thiệt hại,…

Decoupling Stock

Cycle Stock

Cycle Stock là lượng hàng tồn kho được lên kế hoạch để sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Giai đoạn này thường được định nghĩa là thời gian giữa các đơn đặt hàng hoặc thời gian giữa các chu kỳ sản xuất .

>>> Xem thêm: Inventory turnover – Cách tính vòng quay hàng tồn kho